3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Ứng dụng SVAR bốn biến để phân tích định lượng
Trong phần tổng quan các nghiên cứu trước đây đã trình bày một số bằng chứng vững chắc về truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất. Tuy nhiên, tác động của lãi suất chính sách vào sản lượng và lạm phát và chu kỳ của độ trễ vẫn là câu hỏi mở. Vì vậy, để giải quyết được câu hỏi, bài nghiên cứu này đã ứng dụng mô hình SVAR đối với bốn biến y1, y2, y3, y4 tương ứng với bốn biến tổng quát là sản lượng, lạm phát, lãi suất chính sách và cung tiền. Khi sử dụng mô hình SVAR để nghiên cứu thực nghiệm, thứ tự các biến là quan trọng nên dựa vào bài nghiên cứu của Deepak Mohanty (2012), thứ tự các biến như sau: sản lượng, lạm phát, lãi suất chính sách và cung tiền.
Cấu trúc biến này giả định rằng những cú sốc sản lượng thực tế là ngoại sinhvà đồng thời cũng không bị ảnh hưởng bởi các biến khác trong mô hình. Lạm phát được giả định bị ảnh hưởng bởi những cú sốc sản lượng thực tế nhưng không phải bởinhững cú sốc khác. Lãi suất chính sách được giả định bị ảnh hưởng đồng thời bởi cả cú sốc đầu ra và cú sốc giá. Cuối cùng,cung tiền (hoặc tín dụng) được giả địnhbị ảnh hưởng đồng thờibởi những cú sốc sản lượng thực tế, những cú sốc giá và những cú sốc chính sách tiền tệ. Như vậy mối quan hệ giữa các sốc được áp đặt như sau:
Đối với dữ liệu ở Việt Nam, tôi sử dụng biến GDP như là một đại diện cho biến sản lượng, CPI đại diện cho biến lạm phát, biến lãi suất chính sách tôi sử dụng hai biến thể đó là lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, và cuối cùng sử dụng cung tiền rộng M2 để đại diện cho biến cung tiền. Dựa theo Mohanty (2012) và Balkovskaya (2012) các biến đều được sử dụng dưới dạng log, riêng đối với biến GDP theo quý được hiệu chỉnh loại bỏ tính mùa vụ bằng X12_ARMA.