Các hình thức trả lương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty cổ phần mỹ á việt (Trang 28 - 48)

o Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trng công việc

2.2.4Các hình thức trả lương

Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo thời gian:

Hình thức này áp dụng cho các viên chức lãnh đạo, quản lý, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc theo

lương khoán. Vì tính chất công việc của những người này là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Vì thế không thể đo lường được một cách chính xác.

Hình thức này bao gồm: Tiền lương cơ bản (lương cấp bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp) và tiền lương kinh doanh.

 Tiền lương cơ bản (lương cấp bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp)

Công thức tính: xTi Nc Hpci Hcbi MLTTx TLcbi = ( + ) (3) Trong đó:

- TLcbi: Là tiền lương cơ bản của người thứ i.

- MLTT: Mức lương tối thiểu (do Nhà nước quy định)

- Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người thứ i.

- Hpci: Hệ số phụ cấp lương của người thứ I (nếu có)

- Ti: Số ngày làm việc thực tế của người thứ i trong tháng.

Bảng 4: Ví dụ tính tiền lương cơ bản của CBCNV trong Công ty cổ phần Mỹ Á Việt.

TT Chức danh MLTT Hcbi Hpci Hcbi+Hpci Nc Ti TLcbi

1 Chủ tịch HĐQT 1.300.000 7,30 0 7,30 22 22 9.490.000 2 Giám đốc 1.300.000 6,97 0 6,97 22 22 9.061.000 3 Kế toán trưởng 1.300.000 5,98 0,4 6,38 22 21 7.917.000 4 Trưởng phòng TCHC 1.300.000 4,51 0,4 4,91 22 21 6.092.863 5 Nhân viên TCHC 1.300.000 3,58 0 3,58 22 22 4.654.000 6 Nhân viên KTTC 1.300.000 3,58 0 3,58 22 20 4.230.909 7 Đội trưởng 1.300.000 3,89 0,2 4,09 22 22 5.317.000 8 Nhân viên kỹ thuật 1.300.000 3,89 0,3 4,19 22 21 5.199.409

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

 Tiền lương kinh doanh.

 Phương thức phân phối quỹ tiền lương kinh doanh.

Quỹ tiền lương kinh doanh là phần còn lại của tổng quỹ tiền lương dành cho bộ phận quản lý và các khoản thanh toán lương theo định mức tiền lương tính trên doanh thu trực tiếp của hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đã thanh toán đầy đủ lương cơ bản.

Nguyên tắc phân phối quỹ tiền lương kinh doanh: Phân phối theo lao động, gắn tiền lương với năng suất lao động, hiệu quả công việc của từng người, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Công thức tính: (4)

Trong đó:

- n: Là số người được tính tiền lương kinh doanh.

- TLkdi: Tiền lương kinh doanh của người thứ i

- Qkd: quỹ tiền lương kinh doanh

- Ni: Số ngày công làm việc thực tế của người thứ i (không kể công thêm giờ)

- Hni: Hệ số phân phối theo nhóm công việc của người thứ i

- Hcvi: Hệ số mức độ hoàn thành công việc của người thứ i trong tháng (A,B,C,D)

Theo công thức trên thì tình hình phân phối quỹ lương theo kinh doanh của phòng Tổ chứ kế hoạch và hành chính được phân phối như sau:

Bảng 5: Phân phối quỹ lương của phòng Tổ chức kế hoạch và hành chính

TT Họ tên Chức danh Ni Hni Hcvi NixHnixHcvi TLkdi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vixNixHnixHc xNixHnixHc i NixHnixHcv Qkd TLkdi n i ∑ = = 1

1 Phạm Cường Thái Trưởng phòng 22 1,8 1 39,6 3.259.969,5

2 Nguyễn Việt Hưng Phó phòng 22 1,6 1 33 2.716.642

3 Tô Thị Thơm Nhân viên 21 1,3 1 27,3 2.246.603,2

4 Phạm Thị Đỏ Nhân viên 22 1,4 0,85 26,18 2.155.202,1

5 Nguyễn Vũ Hưng Nhân viên 21 1,3 0,85 23,205 1.910.292,7

6 Nguyễn Tiến Bộ Nhân viên 20 1,2 0,85 20,4 1.679.378,2

7 Phạm Bá Hùng Nhân viên 21 1,2 0,85 21,42 1.763.347,1

8 Trần Văn Chiến Nhân viên 22 1 0,7 15,4 1.267.765,9

Tổng 206,505 17.000.000

Nguồn: Phòng Tổ chức kế hoạch và hành chính

 Hệ số phân phối theo nhóm công việc.

Nhóm công việc được áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên mà công việc họ đảm nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên quỹ tiền lương kinh doanh của Công ty. Việc xếp nhóm công việc theo hệ số quy định do Chủ tịch hội đồng quản trị và Ban giám đốc cùng các trưởng phòng ban sắp xếp theo nhiệm vụ được giao không lệ thuộc người đó có hệ số lương bậc cao hay thấp. Việc xếp hệ số của các nhóm không cố định có thể thay đổi được tuỳ thuộc vào sự cố gắng phấn đấu của từng CBCNV.

Nhóm công việc được xếp thành 8 nhóm với các hệ số như sau:

Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo

- Giám đốc Công ty: : 3,0 - Kế toán trưởng Công ty : 2,5

- Trưởng phòng :1,6 – 1,7 – 1,8 - Trợ lý giám đốc : 1,5 – 1,6

- Phó trưỏng phòng : 1,4 – 1,5

Nhóm 3: Nhóm cán bộ quản lý đội trực tiếp sản xuất như: đội công trình, ... - Đội trưởng : 1,6

- Đội phó : 1,3

- Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ : 0,7 – 1,2

Nhóm 4: Chuyên viên, kỹ sư: Căn cứ vào mức độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng đảm đương các nhiệm vụ độc lập và mức độ phức tạp của công việc chia thành 7 mức với hệ số lần lượt từ 0,8 – 1,4.

Nhóm 5: Kỹ thuật viên (có bằng cao đẳng: hệ 3 năm và trung cấp): Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và năng lực cán bộ chia thành 4 mức với hệ số lần lượt từ 0,7 – 1,0.

Nhóm 6: Lái xe con: chia thành 5 mức với hệ số từ 0,6 – 1,0.

Nhóm 7: Công nhân kỹ thuật, thủ kho, tiếp liệu: chia thành 4 mức với hệ số từ 0,5 – 0,8.

Nhóm 8: Nhóm công việc của nhân viên văn thư, bảo vệ, phục vụ...

Văn thư, đánh máy... chia thành 4 mức với hệ số từ 0,5 – 0,8

Bảo vệ, phục vụ nhà ăn, lao động phổ thông được chia thành 3 mức với hệ số từ 0,5 – 0,7.

Các hệ số quy định theo nhóm trên cũng được áp dụng trong việc phân phối khen thưởng.

Ngoài các nhóm trên trong một số trường hợp người lao động sẽ được trả lương tháng theo thoả thuận và không phụ thuộc vào tổng quỹ lương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xem xét điều chỉnh các mức thuộc nhóm do người phân phối và trả lương quyết định.

Xác định hệ số hoàn thành công việc.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng CBCNV đã được xác định và mức độ thực hiện công việc của CBCNV để xác định hệ số hoàn thành công việc đạt được trong tháng của mỗi người. Bao gồm 4 loại:

- Loại A : Hệ số = 1,0

- Loại B : Hệ số = 0,85

- Loại C : Hệ số = 0,7

- Loại D : Hệ số = 0,5 Các tiêu chuẩn được quy định như sau:

LOẠI A

Về thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác.

Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban Công ty.

- Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần của phòng, ban do mình phụ trách.

- Phân công cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đã được giao. - Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của CBCNV để nắm vững mức độ thực hiện công việc, kế hoạch công tác đã được giao và nắm được khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất với Ban giám đốc biện pháp giải quyết.

- Hoàn thành nhiệm vụ, công tác do bản thân trực tiếp đảm nhận.

- Lãnh đạo phòng, ban mình hoàn thành công việc được giao từ 85% trở lên.

- Xây dựng kế hoạch công tác trong tuần, hàng tháng báo cáo trưởng phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Hoàn thành 90% công việc được giao trở lên.

- Trong quá trình thực hiện công việc nếu có khó khăn khách quan mà bản thân đã tích cực giải quyết nhưng không được phải báo cáo với trưởng phòng và đề xuất biện pháp giải quyết để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất.

Đối với công nhân viên phục vụ:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Chấp hành đúng mọi quy định của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ. - Về kỷ luật lao động.

+ Chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động. + Không đi muộn, về sớm.

LOẠI B

- Về thực hiện nhiệm vụ công tác.

Đối với cán bộ, quản lý, trưởng phòng, ban:

- Phòng hoàn thành từ 70% đến dưới 85% công việc được giao. - Bản thân hoàn thành công việc như với cán bộ là chuyên môn.

Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:

- Hoàn thành từ 80% đến dưới 90% công việc được giao.

- Đối với nhân viên phục vụ:

- Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 1 – 3 lần/tháng. - Về kỷ luật lao động.

- Đi muộn, về sớm từ 1 – 3 lần/tháng, mỗi lần không quá 15 phút giờ làm việc đã quy định trong Nội quy lao động; làm việc riêng trong giờ làm việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LOẠI C

Về thực hiện nhiệm vụ công tác.

Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban:

- Phòng hoàn thành từ 50% đến dưới 70% nhiệm vụ được giao. - Bản thân hoàn thành nhiệm vụ như cán bộ chuyên môn.

Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:

- Hoàn thành từ 60% đến dưới 70% nhiệm vụ được giao

Đối với nhân viên phục vụ:

- Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 4 – 6 lần/tháng. - Về kỷ luật lao động.

- Đi muộn về sớm từ 4 – 7 lần/tháng, mỗi lần không quá 15 phút so với giờ làm việcđã quy định trong Nội quy lao động; làm việc riêng trong giờ làm việc; bỏ vị trí làm việc đi uống rượu, bia trong giờ làm việc; chơi cờ bạc; chơi trò chơi trên máy vi tính trong giờ làm việc.

LOẠI D

Về thực hiện nhiệm vụ công tác.

Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban:

- Phòng hoàn thành từ 40% đến dưới 50% nhiệm vụ được giao. - Bản thân hoàn thành nhiệm vụ như với cán bộ chuyên môn.

Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ:

- Hoàn thành từ 50% đến dưới 60% nhiệm vụ được giao.

Đối với nhân viên phục vụ:

- Về kỷ luật lao động.

- Đi muộn về sớm trên 7 lần/tháng.

Một số quy định thanh toán quỹ tiền lương kinh doanh.

- Những ngày không làm việc (nghỉ phép, lễ, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, nghỉ bù...) và những ngày làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần sẽ thanh toán tiền lương theo quy định, chế độ chung không được tính để thanh toán tiền lương kinh doanh.

- Trong tháng có những ngày nghỉ đi học, nhưng vẫn đảm nhận công việc bình thường, thì những ngày đi học được hưởng loại C

- Những CBCNV được Giám đốc cử đi học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ tạo chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế... mà thời gian tập trung học tập dưới 3 tháng, thời gian đi học không tham gia công tác thì được hưởng loại C.

- CBCNV vi phạm nội quy, quy định của Công ty nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật lao động thì tuỳ theo mức độ (nặng, nhẹ) để hạ loại tháng đó.

- Mặc dù, cách trả lương cho cán bộ quản lý ở Công ty đã gắn tiền lương với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, với hiệu quả và kết quả công tác của tưng người. Nhưng như đã phân tích ở trên, trong nhiều phòng ban của Công ty việc bố trí phân công lao động, phân công công việc cho từng người chưa hợp lý và rõ ràng. Có những người phải đảm nhận ít công việc, thậm chí có nhiều công việc mang tính chất chung chung không có ai chịu trách nhiệm chính. Hoặc có nhiều việc đòi hỏi cán bộ phải có trình độ cao đảm nhiệm nhưng lại được giao cho người trình độ thấp. Vì thế, đây là nguyên nhân chính làm cho người lao động chưa phát huy hết khả năng của mình, làm việc với hiệu suất chưa cao, lãng phí thời gian làm việc.

 Phương thức trả lương.

• Đối với lao động trực tiếp sản xuất.

Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các công nhân xây dựng các công trình nhà ở ở các khâu như xây thô, trát, lát nền...

Tiền lương được tính trả theo công thức: TLi = ĐG x Qi (5)

Trong đó:

- TLi : Tiền lương của lao động thứ i. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm,đối với làm khoán là tiền lương khoán.

- Qi : Số lượng sản phẩm hoặc việc khoán hoàn thànhĐơn vị có thể là m2, m3 tuỳ theo đặc trưng của công việc.

Cách xác định đơn giá tiền lương sản phẩm, tiền lương khoán như sau: Người ta sẽ chọn ra một công nhân, giả sử chọn một công nhân bậc 6/7, cho công nhân đó xây một bức tường (làm việc với năng suất cao) rồi bấm giờ người đó sẽ xây được bao nhiêu m2, sau đó nhân với 8 tiếng (số giờ làm việc trong ngày) để biết người đó làm việc một ngày xây được bao nhiêu m2. Giả sử là n (m2). Khi đó đơn giá của một đơn vị sản phẩm sẽ được tính như sau:

ĐG = n n 000 . 602 . 1 (đồng/m2)

Trong đó 1.602.000đ là tiền lương cấp bậc của công nhân bậc 6/7 do Nhà nước quy định.

Theo công thức trên thì đối với mỗi một bậc thợ khác nhau lại có đơn giá khác nhau.

Nhược điểm của chế độ trả lương này là còn mang tính chất bình quân. Những người có hệ số lương như nhau, có số ngày làm việc trong tháng như nhau không phân biệt chức vụ sẽ được nhận cùng một mức lương. Chế độ tiền lương này không tính đến sự nỗ lực trong khi thực hiện công việc, không tính đến yếu tố chức vụ hay mức trách nhiệm của mỗi người. Chính vì thế nó không khuyến khích công nhân phát huy hết năng lực của mình, nâng cao trách nhiệm trong công việc.

* Đối với lao động phục vụ

Tiền lương của lao động phục vụ được tính phụ thuộc vào hiệu quả lao động của công nhân chính, theo quy chế trả lương của Công ty, tiền lương của khối phục vụ được tính bằng 60% - 70% tiền lương của công nhân chính.

Cách tính lương này còn bất hợp lý ở chỗ tiền lương của công nhân phục vụ hoàn toàn phụ thuộc vào tiền lương của công nhân chính mà không tính đến trình độ tay nghề của công nhân phục vụ. Nếu công nhân chính có lương cao thì công nhân phục vụ cũng có lương cao, và ngược lại công nhân chính có lương thấp thì công nhân phục vụ cũng có lương thấp. Điều này cũng buộc công nhân phục vụ phải thực hiện tốt công việc nhưng lại không tạo ra tâm lý thoải mái cho họ khi làm việc, nhiều khi tạo ra sự ức chế đối với họ. Làm giảm năng suất lao động bởi vì tình thần làm việc, môi trường làm việc đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình làm việc của người công nhân

* Đối với lao động làm theo lương khoán tập thể.

Việc trả lương cho lao động làm theo lương sản phẩm, lương khoán tập thể được thực hiện theo Nghị đinh số 26/CP của Chính phủ và hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc, công thức tính như sau:

(6)(i thuộc j) (i thuộc j) i i i m j j j j xh xt xn xh xt n Vsp TLi ∑ = = 1

Trong đó:

- TLi : Tiền lương của người thứ i nhận được.

- ni : Là thời gian thưc tế làm việc của người thứ i (tính bằng giờ hoặc ngày).

- Vsp : Quỹ tiền lương sản phẩm tập thể.

- m : Số lượng thành viên trong tập thể.

- ti : Là hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 205/204/NĐ-CP của người thứ i.

- hi : Là hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty cổ phần mỹ á việt (Trang 28 - 48)