Mua và pha chế thuốc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội giai đoạn 2000 2004 (Trang 39 - 42)

- 1.2 Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện

3.2.1Mua và pha chế thuốc

Mua thuốc

* Hình thức đấu thầu: việc tổ chức đấu thầu của bệnh viện được tiến hành hàng quý. - Ba quý đầu của năm 2001: bệnh viện thực hiện mua thuốc theo quyết định 30 NVD/ SYTHN đã chọn phương án tổ chức đấu thầu chọn giá rẻ nhất (với các thuốc có chất lượng ngang nhau và đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu)

- Qúy 4 năm 2001 đến hết năm 2003: bệnh viện tiến hành mua thuốc theo quyết định số 375/KH-TCKT của Sở y tế Hà Nội, cũng tổ chức đấu thầu chọn giá rẻ nhất.

- Từ đầu năm 2004 đến nay: bệnh viện tiến hành mua thuốc theo quyết định số 769/QĐ/2003/KH-TCKT ngày 26/11/2003 của Giám đốc Sở y tế Hà Nội. Gía trị tiền thuốc mua hàng quý của bệnh viện tính thành tiền từ 2,4 đến 2,5 tỷ (trên tổng số khoảng 4 tỷ tiền mua thuốc, hoá chất, vật dụng y tế của bệnh viện). Gía trị mỗi gói thầu (một chủng loại thuốc và lần mua thuốc theo 1 quý 1 lần) của bệnh viện chỉ từ 100 đến 200 triệu nên phương thức đấu thầu chủ yếu của bệnh viện là chào hàng cạnh tranh (thực hiện theo điểm 1, mục III thông tư 121/2000/TT-BTC ngày 19/12/2000 của Bộ tài chính).

* Qui trình đấu thầu mua thuốc

Việc tiến hành đấu thầu mua thuốc hàng quý của bệnh viện do tổ chuyên gia đấu thầu bệnh viện thực hiện. Trong tổ chuyên gia đấu thầu thì giám đốc bệnh viện làm tổ trưởng, phó giám đốc bệnh viện làm phó, trưởng khoa dược làm thư ký và chủ nhiệm một số khoa phòng khác làm uỷ viên.

Khoa dược có nhiệm vụ lập danh mục thuốc, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao hàng quý sau đó gửi lên tổ chuyên gia đấu thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu căn cứ vào đây

để lập danh mục thuốc, hoá chất, dược dụng đấu thầu có đầy đủ tên gốc, danh pháp quốc tế, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, nước sản xuất, hãng sản xuất.

Đấu thầu mua thuốc của bệnh viện được thực hiện theo qui trình sau:

Hình 3.6: Sơ đồ qui trình đấu thầu mua thuốc của bệnh viện

- Thuốc của bệnh viện được mua từ nhiều nguồn: của công ty dược phẩm nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nước ngoài, công ty tư nhân,..Thuốc có giá thành thấp nhất (và phải đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu) sẽ được bệnh viện mua. Với các thuốc có cùng giá thành, chất lượng ngang nhau thì bệnh viện vẫn ưu tiên thuốc của các công ty dược phẩm nhà nước.

- Thanh toán tiền thuốc bằng hình thức chuyển khoản.

- Thuốc được mua của các công ty trúng thầu trước khi nhập vào kho sẽ được kiểm nhập:

+ Hội đồng kiểm nhập của bệnh viện bao gồm: giám đốc bệnh viện, trưởng khoa dược, trưởng phòng tài vụ, thống kê dược, kế toán dược, thủ kho dược, dược sĩ kiểm soát chất lượng.

+ Nội dung kiểm nhập: tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thực tế: hãng sản xuất, quy cách đóng gói, hàm lượng, số lượng nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát.

- Quản lý chất lượng thuốc mua vào: được thực hiện ngay từ khâu lựa chọn thuốc. Bệnh viện luôn chú trọng chọn mua thuốc của công ty, xí nghiệp dược phẩm có uy tín nên bệnh viện gần như không có thuốc nằm trong công văn mà BYT đình chỉ lưu hành hàng năm.

Bảng 3.5: Số lượng thuốc bị BYT đình chỉ lưu hành và sô lượng thuốc bệnh viện nằm trong danh mục đó. Năm Số công văn gửi xuống bệnh viện Số thuốc (thu hồi)

Phân loại (đông dược, tân dược)

Sô lượng thuốc bệnh viện nằm trong danh mục thuốc bị thu hồi

2000 30 45 4 đông dược

41 tân dược 0

2001 46 51 16 đông dược

35 tân dược 1 (Antidol 400mg)

2002 29 80 5 đông dược

75 tân dược 0

2003 25 32 4 đông dược

28 tân dược 1 (Nistatin 250 mg)

2004 36 87 7 đông dược

80 tân dược 0

Như vậy từ năm 2000 đến năm 2004 bệnh viện chỉ có 2 thuốc là Antidol 400 mg và Nistatin 250 mg nằm trong công văn thuốc bị đình chỉ lưu hành của BYT. Sau khi có công văn gửi xuống thì bệnh viện đã thu hồi tất cả số lượng thuốc đó để xử lý.

Côns tác sản xuất pha chế kiểm soát. kiểm nshiêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

Khoa dược của bệnh viện chỉ có 1 cán bộ làm công tác pha chế chiếm 7,7% nhân lực toàn khoa. Do đặc thù và yêu cầu nên hiện nay bệnh viện chỉ pha chế số thuốc dùng ngoài như: cồn Iod 5%, cồn 70°, acid axetic 3%,.. theo đơn của bác sĩ, phục vụ bệnh nhân nội trú.

- Trong sản xuất pha chế thực hiện đúng các qui trình pha chế. Thuốc dùng ngoài luôn được tiến hành kiểm nghiệm theo đúng qui định của từng loại thuốc.

+ Trung tâm kiểm nghiệm lấy mẫu kiểm tra mỗi quý 1 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội giai đoạn 2000 2004 (Trang 39 - 42)