2.6.1 Mô hı̀nh nghiên cứu nước ngoài
Lim và Mohamed (1999) đã đưa ra một khung khái niệm thể hiện mối quan hệ
giữa các tiêu chí của một dự án thành công với một bên là tập hợp các yếu tốtác động vào sự thành công của dựán được tóm tắt qua Hình 2.1.
Hình 2.1 Quan hệ giữa yếu tốtác động và tiêu chí thành công dự án
Nguồn: Lim and Monhamed (1999)
Trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án thı̀
nghiên cứu của Belassi và Tukel (1996) tương đối toàn diê ̣n. Belassi và Tukel (1996)
đã tổng lược gần như toàn bộ các nghiên cứu quan trọng có liên quan trước đó. Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, Belassi và Tukel (1996) đã phân loa ̣i những yếu tố thành công thành 04 nhóm chı́nh: nhóm yếu tố liên quan đến dự án, nhóm yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự án và thành viên tham gia quản lý dự án, nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức và nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài. Viê ̣c xác đi ̣nh các yếu tố chı́nh sẽ giúp cho viê ̣c đánh giá dự án tốt hơn. Các yếu tố quan trọng liên kết với nhau và gọi là hê ̣ thống phản hồi sẽ cho kết quả thành công hay thất ba ̣i của dự án. Các tiêu chí của Dự án thành công Các yếu tốtác động: - Các điều lệảnh hưởng - Các bằng chứng thực nghiệm - Sựảnh hưởng và đóng góp Dự án thành công
20
Nhóm yếu tố liên quan đến dự án: theo Belassi và Tukel (1996) đây là nhóm
yếu tốcần thiết trong thực hiê ̣n dự án nhưng từ lâu đã không được nghiên cứu nghiên
cứu trong tài liê ̣u như là nhân tố thành công quan trọng. Nhóm yếu tốliên quan đến dự án bao gồm: tiến độ dự án, tính cấp thiết của dự án, kı́ch thước dự án, giá trị của mô ̣t
dự án, sựđộc đáo của dự án (so với tiêu chuẩn hoa ̣t động), mâ ̣t độ một ma ̣ng lưới dự án và vòng đời của dự án.
Nhóm yếu tố liên quan đến nhà QLDA và các thành viên tham gia: theo
Belassi và Tukel (1996) nhómyếu tố liên quan đếnnhà QLDA và các thành viên tham gia gồm các yếu tố liên quan đến các kỹnăng, đă ̣c điểm của nhà quản lý và các thành viên tham gia như khả năng phân quyền, khả năng thương thảo, khả năng phối hợp, khả năng ra quyết đi ̣nh,khả năng nhâ ̣n thức về vai trò và trách nhiê ̣m của nhà quản lý.
Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức: theo Belassi và Tukel (1996) nhómyếu tố liên quan đến tổ chức bao gồm sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, sự hỗ trợ của cơ cấu tổ chức, sự hỗ trợ của người quản lý chức năng và sự hỗ trợcủa người đứng đầu dự án.
Trong đó, sự hỗ trợ của người quản lý cao nhất là yếu tố quan trọng nhất đến thành công của dự án vì họ truyền nhiệt huyết và các thông tin chính xác đến các quản lý cấp
dưới, giải quyết các khó khăn giúp dự án thành công.
Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài: theo Belassi và Tukel (1996) nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài là các yếu tốbên ngoài nhưng
có sựtác động đến thành công hay thất ba ̣i của dự án. Các yếu tốbên ngoài gồmyếu tố
kinh tế, chính trị, xã hội, các yếu tố liên quan đến những tiến bộ trong công nghê ̣ hoă ̣c ảnh hưởng đến hiê ̣u suất của dự án.
Theo nghiên cứu của Pinto và Prescott (1998), các yếu tố ảnh hường đến thành công của dự án có thể thay đổi theo từng vòng đời của dựán. Mối quan hê ̣ giữa các yếu tố thành công của dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án sau đó đượcWesterveld (2002) tổng hợp từ các nghiên cứu trước sau đó đã phát triển mô hı̀nh dự án thành công (Project Excellent Model) trên cơ sở mô hı̀nh của Quỹ quản lý chất lượng Châu Âu EFQM (The European Foundation of Quality Management Model). Westerveld (2002) cho rằng không có một tiêu chuẩn thốngnhất để xác đi ̣nh
21
mô ̣t dự án thành công và các tiêu chı́ quyết đi ̣nh sự thành công của dự án đó, điều này còn tùy thuộc vào đă ̣c trưng của từng dự án.
2.6.2 Mô hı̀nh nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Cao Hào Thi (2006) nhằm xác định các thành phần của năng
lực nguồn nhân lực và của thành quả dựán, đồng thời xác định mức độảnh hưởng của
năng lực nguồn nhân lực lên thành quả dự án. Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các dựán cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Mẫu dữ liệu được thu thập từ 239 nhà quản lý và nhân viên dựán có liên quan đến các dựán cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trong mô hình nghiên cứu, các chỉ báo của thành quả dự án bao gồm chi phí, thời gian, thành quả kỹ
thuật và sự thỏa mãn của khách hàng đã được sử dụng ở các nghiên cứu trước đây. Các
thành phần chính của năng lực nguồn nhân lực chủ yếu được dựa trên các chỉ báo đã được xây dựng bởi Belassi & Tukel (1996). Các thành phần này là năng lực của nhà quản lý và của nhân viên dự án. Các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đã được phân tích bằng kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc kết hợp cùng phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định năng lực nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực lên thành quả dự án.
22
công trı̀nh, từ các cấp ngân sách trên đi ̣a bàn tı̉nh Khánh Hòa để xác đi ̣nh các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư XDCB thuộc ngân sách tı̉nh Khánh Hòa, từ kết quả khảo sát, kỹ thuâ ̣t phân tı́ch nhân tố đã rút gọn tâ ̣p hợp 30 yếu tố thành 8 nhóm yếu tố đa ̣i diê ̣n gồm: nhóm yếu tố môi trường bên ngoài, nhóm yếu tố về hê ̣ thống thông tin quản lý, nhóm yếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về nguồn vốn, nhóm yếu tố về phân cấp thẩm quyền cho chủđầu tư, nhóm yếu tố vềnăng lực các bên tham gia dự án, nhóm yếu tố về năng lực chủ đầu tư. Qua kiểm đi ̣nh mô hı̀nh hồi quy đa biến khẳng đi ̣nh 7/8 nhóm yếu tố trên (trừ nguồn vốn) có quan hê ̣ nghi ̣ch biến vớibiến đô ̣ng tiến đô ̣ hoàn thành dự án. Độ ma ̣nh tác động của 7 nhóm yếu tố trên đến biến đô ̣ng tiến đô ̣ hoàn thành dự án sẽ chi ̣u ảnh hưởng bởi yếu tố đă ̣c trưng dự án là cấp ngân sách với mức ý nghı̃a thống kê 5% và 10%. Ha ̣n chế của nghiên cứu này là mô
hı̀nh nghiên cứu chı̉ giải thı́ch được 26,7% cho tổng thể, nguyên nhân có thể do cỡ mẫu nhỏ so với quy mô nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu chưa xét đến các yếu tố khác kỳ vọng có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án như tổng mức đầu tư, vấn đề bồi thường giải tỏa, mối quan hê ̣ giữa cơ quan chức năng nhà nước và chủ đầu tư cũng như bên thực hiê ̣n dự án, trı̀nh độ khoa học công nghê ̣...
Nguyễn Thi ̣ Minh Tâm và Cao Hào Thi (2009) qua phân tı́ch 216 dự án xây dựng của các công ty và doanh nghiê ̣p hoa ̣t động trong lı̃nh vực xây dựng trên đi ̣a bàn TP.Hồ Chı́ Minh. Nghiên cứu này đã xây dựng và kiểm chứng mô hı̀nh các yếu tố gây nên biến đô ̣ng chi phı́ trong dự án xây dựng với 6 yếu tốảnh hưởng đến biến động chi
23
phí dự án là năng lực bên thực hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách và tự nhiên. Mô hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 36,40% cho tổng thể về mối liên hệ của 6 yếu tố nói trên với biến động chi phí
đồng thời khẳng định mối quan hệ nghịch biến giữa 6 yếu tố nêu trên với biến động
chi phí. Nghĩa là khi môi trường kinh tế, chính sách, tự nhiên càng ổn định, năng lực của các bên liên quan bao gồm cả phía hoạch định lẫn thực hiện càng cao cũng như
kiểm soát gian lận thất thoát càng tốt thì biến động chi phí càng giảm. Ha ̣n chế của nghiên cứu này do mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuâ ̣n tiê ̣n, do đó dữ liê ̣u thu thâ ̣p được có thể bi ̣ ảnh hưởng một phần bởi ý kiến chủ quan của người trả lời nên chưa phản ánh đúng thực tra ̣ng của các yếu tố như chı́nh sách, kinh tế...trong điều kiê ̣n thực hiê ̣n dự án. Ngoài ra, mô hı̀nh chı̉ mới giải thı́ch được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 36,40% khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do kı́ch thước mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và pha ̣m vi ̣ nghiên cứu còn he ̣p do chı̉ lấy mẫu ở khu vực thành phố Hồ Chı́ Minh. Bên ca ̣nh đó, nghiên cứu chưa xét đến một số các yếu tố khác có ảnh hưởng đến biến động chi phı́ của dự án như vấn đề an toàn lao động, viê ̣c bồi thường tổn thất thiê ̣t ha ̣i trong triển khai thi công, hı̀nh thức hợp đồng, trı̀nh độ áp du ̣ng khoa ho ̣c công nghê ̣, hay các yếu tố liên quan đến vấn đề xã hội, văn hóa...
Vũ Anh Tuấn, Cao Hào Thi (2009) qua phân tı́ch 230 dự án điê ̣n ta ̣i Viê ̣t Nam. Các tiêu chı́ đo lường thành quả dự án điê ̣n được dựa vào các nghiên cứu trước đây
24
bao gồm chi phı́, thời gian, yêu cầu kỹ thuâ ̣t và yêu cầu các bên liên quan. Những yếu tố tác động đến thành quả dự án điê ̣n chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Belassi & Tukel
(1996), Cao Hào Thi (2006) bao gồm yếu tố về ổn đi ̣nh môi trường bên ngoài, năng lực nhà quản lý dự án, năng lực thành viên tham gia dự án, sự hỗ trợ của tổ chức dự án và đă ̣c trưng dự án. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa thêm các yếu tố vào khảo sát bao gồm yếu tố năng lực các bên tham gia dự án và sự hỗ trợ ngoài tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chı́ và các yếu tố tác động đến thành quả dự án điê ̣n đều có mối quan hê ̣ đồng biến và có ý nghı̃a thống kê, phù hợp với nghiên cứu của Belassi & Tukel (1996), Cao Hào Thi (2006). Kết quả của mô hı̀nh nghiên cứu cho thấy các
yếu tố tác động đã giải thı́ch được 56,1% sự biến động của biến phụ thuộc thành quả dự án điê ̣n. Ha ̣n chế của nghiên cứu này là chı̉ dừng la ̣i ở mức độ phân tı́ch hồi quy đa biến, chưa tiến hành nghiên cứu tác động giữa các nhóm biến độc lâ ̣p với nhau. Các biến đi ̣nh tı́nh trong nghiên cứu còn bi ̣ ha ̣nchế có lẽ do các đă ̣c trưng của dự án điê ̣n ta ̣i Viê ̣t Nam, trong nghiên cứu chı̉ có hai biến đi ̣nh tı́nh được đưa vào nghiên cứu là tổng mức đầu tư và quy mô dự án. Quá trı̀nh thu thâ ̣p mẫu không đều ở các loa ̣i dự án nguồn điê ̣n và lưới điê ̣n. Phần lớn các dự án khảo sát trong nghiên cứu này thuộc nhà nước quản lý nên không thể phân tı́ch sự khác nhau giữa các dự án thuộc nhà nước và ngoài nhà nước.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của Belassi và Tukel (1996), Vũ Anh Tuấn và Cao Hào Thi (2009), Châu Ngô Anh Nhân (2011), các nghiên cứu có liên quan và kinh nghiê ̣m công tác trong lı̃nh vực đầu tư XDCB ở quâ ̣n Thủ Đức, tác giả đề xuất 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án đầu tư XDCB trên đi ̣a bàn quâ ̣n Thủ Đức gồm: nhóm yếu tố năng lực các bên tham gia dự án, nhóm yếu tố môi trường bên ngoài, nhóm yếu tố nguồn vốn, nhóm yếu tố sự hài lòng của các bên liên quan, nhóm yếu tố sự hỗ trợ của các tổ chức bên trong và bên ngoài dự án và nhóm yếu tố khả năng của chủ đầu tư.
25
Bảng 2.1: Các yếu tốảnh hưởng đến sự thành công của dự án STT Yếu tố Nghiên cứu liên quan
1
Năng lực các bên
tham gia dự án
Belassi và Tukel (1996)
Vũ Anh Tuấnvà Cao Hào Thi (2009)
Nguyễn Thi ̣ Minh Tâm và Cao Hào Thi (2009)
2 Môi trường bên ngoài Belassi và Tukel (1996)
Vũ Anh Tuấnvà Cao Hào Thi (2009)
3 Nguồn vốn
Belassi và Tukel (1996) Olusegun và cộng sự (1998) Châu Ngô Anh Nhân (2011)
4
Sự hài lòng của các bên liên quan
Chan (2001) Liu và Walker (1998)
5 Sự hỗ trợ của các tổ chức
bên trong và bên ngoài
Belassi và Tukel (1996)
Vũ Anh Tuấnvà Cao Hào Thi (2009)
6 Khảnăng của chủ đầu tư Belassi và Tukel (1996)
Vũ Anh Tuấnvà Cao Hào Thi (2009)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Kết luâ ̣n chương 2:
Trong chương này luâ ̣n văn đã đề câ ̣p đến tổng quan lý thuyết về đầu tư, đầu tư
công, đầu tư theo các dự án đầu tư công, chi đầu tư XDCB từ NSNN, nguồn vốn để
thực hiê ̣n chi đầu tư XDCB từ NSNN, trı̀nh bày rõ quy trı̀nh QLDA đầu tư XDCB sử du ̣ng nguồn vốn NSNN trên đi ̣a bàn quâ ̣n Thủ Đức. Ghi nhâ ̣n và đánh giá các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án bao gồm những tiêu chı́ về thành công của dự án và những yếu tố tác động đến dự án. Mô hı̀nh để thực hiê ̣n nghiên cứu luâ ̣n văn này dựa trên kết quả nghiên cứu của Belassi & Tukel (1996), Vũ Anh Tuấn & Cao Hào Thi (2009), Châu Ngô Anh Nhân (2011) và những quy đi ̣nh đă ̣c thù về đầu tư XDCB ở quâ ̣n Thủ Đức nói riêng và Viê ̣t Nam nói chung.
26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết. Chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu và thang đo cho nghiên cứu định lượng được xây dựng. Ngoài ra, cỡ
mẫu thích hợp cho nghiên cứu, kế hoạch phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong
chương này.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi với 10 chuyên gia là Thủ trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trı̀nh, thủ trưởng các đơn vi ̣ được giao làm chủ đầu tư; giám đốc/phó giám đốc các đơn vi ̣ là tư vấn thiết kế, tư vấn quan lý dự án, tư vấn giám sát thi công, những người có thâm niên trong lı̃nh vực XDCB có kinh nghiê ̣m về dự án xây dựng để khám phá, điều chı̉nh, bổ sung thang đo được xây dựng từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây cho phù hợp với nghiên cứu ta ̣i quâ ̣n Thủ Đức, sau đó tiến hành khảo sát thử 10 người đã từng
tham gia vào các dự án đầu tư XDCB đã hoàn thành từ nguồn NSNN trên đi ̣a bàn
quâ ̣n Thủ Đức để xác đi ̣nh mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi.
Thông tin để nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua phương pháp
phỏng vấn trực tiếp với công cụ là bảng khảo sát định lượng theo thang đo Likert 5
mức độ. Mẫu này được sử dụng để kiểm định độ tin cậy và giá trị các thang đo thông
qua phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mô hình lý thuyết và các giả thuyết bằng phân tích hồi qui tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS 16.0. Phân tích trung bình thông qua kiểm đi ̣nh t-test và phân tích phương sai ANOVA cũng được tiến hành nhằm tìm hiểu mức độ thành công của dự án giữa các nhóm dự án.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
27
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu