Ngoài những yêu cầu chung trên việc thiết kế bài giảng cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau để nâng cao hiệu quả xử dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học.
Sự phù hợp ở đây là phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với không gian, địa điểm học tập. Khi tiến hành xây dựng bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng cần phải xác định được đối tượng người học, nội dung bài học cần truyền đạt từ đó viết mục tiêu bài học. Cần xác định được kiến thức, nội dung nào là trọng tâm, nội dung nào có tính trừu tượng khó hiểu và chỉ nên tập chung vào mô phỏng những nội dung đó. Mô phỏng phải dễ nhìn dễ thấy, dễ quan sát, đảm bảo cả lớp cùng quan sát được. Trong bài giảng sử dụng công nghệ mô phỏng cần chú ý tới khả năng giám sát và điều khiển được trực tiếp trên hình mô phỏng. Nhờ đó bài giảng trở nên sinh động hấp dẫn người học, kích thích tính tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu vấn đề học tập, nâng cao hiệu quả học tập.
2.1.2.2. Đảm bảo tính sư phạm khi thiết kế mô phỏng
Nguyên tắc này hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ mô phỏng. Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo sẽ dẫn tới lạm dụng công nghệ mô phỏng, giờ học sẽ biến thành buổi hội thảo, buổi xem phim đơn điệu hoặc buổi hướng dẫn sử dụng phương tiện kỹ thuật. Điều này rất nguy hiểm, nó làm phản tác dụng của công nghệ mô phỏng trong dạy học, làm người học trở nên thụ động, không phát huy được tư duy kỹ thuật, tính tích cực của người học.
Tính sư phạm ở đây được thể hiện qua việc lựa chọn nội dung trọng tâm khi thiết kế mô phỏng, trình chiếu các mô phỏng một cách hợp lý theo trình tự logic của quá trình nhận thức:
- Sử dụng các mô phỏng phải đúng lúc:
+ Phù hợp với tiến trình, nội dung bài giảng
+ Tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh khi sử dụng mô phỏng + Không nên nặng về phô trương, trình diễn kỹ thuật, phần mềm - Sử dụng mô phỏng phải đúng nơi:
+ Phải có kế hoạch trong việc dạy học sử dụng công nghệ mô phỏng,
+ Cần phải có sự chuẩn bị các thiết bị liên quan hỗ trợ như phòng học, máy vi tính, máy chiếu … để giờ dạy học đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng mô phỏng phải đủ độ:
+ Sử dụng mô phỏng phải phù hợp với trình độ và khả năng nhận
thức, tiếp thu của học sinh.
+ Tuân thủ các quy luật của quá trình nhận thức trực quan.
+ Có thể huấn luyện trước các kỹ năng cần thiết để học sinh có thể tham gia trực tiếp vào quá trình mô phỏng, can thiệp được vào các hiệu ứng nhằm tạo điều kiện cho học sinh có những nhận thức sâu về vấn đề họ đang tìm hiểu.
+ Cần bố trí các thiết bị quan sát, mô phỏng phải phù hợp với chiều
cao, tầm nhìn của đối tượng học sinh, sao cho ở các góc độ khác nhau trong lớp đều quan sát được. Các thiết bị sử dụng cũng cần được bố trí hợp lý để thuận tay trong quá trình thao tác sử dụng cũng như để gọi học sinh tham gia vào bài học.
2.1.2.3. Đảm bảo tính sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học tương tác
Nội dung bài học mô phỏng phải có kiến thức mở để cho học sinh có thể thay đổi các thông số, trạng thái của mạch. Điều đó nhằm phát triển khả năng tư duy logic và tư duy kỹ thuật sáng tạo của học sinh. Tạo điều kiện cho người học có thể tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc khi họ có thể. Người học có thể phát triển tư duy kỹ thuật, sự sáng tạo của mình theo nhiều hướng khác nhau thông qua việc điều chỉnh, thay đổi các thông số trên mô hình mô phỏng và quan sát, giám sát hiện tượng, quá trình…. Từ đó họ có thể tự rút ra kết luận của vấn đề học tập, đây là yếu tố quan trọng nhất thể hiện tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học.
2.1.2.4. Đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng
+ Hạn chế các tiếp xúc không cần thiết đến các nguồn điện áp cao, các động tác thừa tác động đến thiết bị trong quá trình mô phỏng, đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh và thiết bị sử dụng.
+ Hệ thống dây dẫn, kết nối đến các thiết bị phải gọn gàng, không nên
để dây dẫn chạy ngang qua những vị trí đi lại nhiều.
+ Tuyệt đối tuân thủ theo các quy định về an toàn khi sử dụng của
từng loại thiết bi: ví dụ như: tắt máy tính, projector …. - An toàn về thị giác:
Cần chú ý đến các quy định về ánh sáng trong học tập, tránh không cho học sinh tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc quá lâu với các nguồn sáng có cường độ ánh sáng lớn và cũng không nên cho học sinh quan sát trong môi trường không đủ ánh sáng hoặc các hình, hiệu ứng mô phỏng mờ nhạt.
- An toàn về thính giác:
Nếu trong mô phỏng có sử dụng hiệu ứng âm thanh để hỗ trợ thì nên chọn những hiệu ứng hợp lý. Nếu trong phòng học có sử dụng hệ thống âm thanh thì cần phải điều chỉnh âm lượng vừa phải tránh gây chói tai, gây ức chế cho học sinh, tránh tiếng dội không cần thiết làm giảm hiệu quả.
2.2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MỘT SỐ MÔN CHUYÊN MÔN NGHỀ CỦA NGHỀĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆP CÓ ỨNG DỤNG CÔNG