Thông tin về khoá học

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 37 - 41)

Một khoá đào tạo trực tuyến thƣờng có những thành phần để giúp ngƣời dạy tổ chức, chuẩn bị và để giúp đỡ học sinh- sinh viên, đặc biệt khi họ còn bỡ ngỡ đối với việc học trực tuyến. Những thành phần này có thể bao gồm:

- Một bức thƣ đƣợc cá nhân hoá (personalized letter) để chào đón mỗi một học viên mới.

- Những thông tin chung về khoá học trực tuyến, các yêu cầu về công nghệ và các tài nguyên có thể để giúp đỡ học sinh- sinh viên về mặt kỹ thuật, giúp ngƣời học có đƣợc những phần mềm tốt và các dịch vụ của internet cần thiết cho khoá học.

trên Web và làm thế nào để thành công.

- Những thông tin về việc đăng nhập (log-in) và về mật khẩu của học viên cho một khoá học trên Web.

- Các nguyên tắc, các thủ tục và sự trợ giúp (help) để sử dụng các công cụ tƣơng tác (interactive tools);

- Danh sách các vần đề của một khoá học- tốt nhất là đặt ở các trang chủ (home pages) để những học viên truy cập vào có thể nhìn thấy những gì họ sẽ nhận đƣợc từ khoá học; sự miêu tả chung của khoá học (course overview); lịch làm việc của khoá học (course schedule); danh sách các tài liệu cần thiết (nếu có thể sử dụng đƣợc); yêu cầu về kiến thức lý thuyết và kĩ năng về máy tính; sự chỉ dẫn về các hoạt động (activities), nhiệm vụ (assignments) và thời hạn (deadlines); các thông tin liên hệ với khoa, thời gian làm việc...

- Các điều lệ (administrative regulations), bao gồm các chỉ dẫn (guidelines), sự riêng tƣ (privacy), các thƣ viện, lời khuyên...

2.4.2. Yêu cầu đối với giáo viên.

Để thành công trong một khoá học trực tuyến thì giáo viên phải phát triển những kỹ năng sƣ phạm mới và tiếp thu những kỹ năng mới về quản lý và kỹ thuật. Sau đây là một số những kỹ năng chủ yếu:

- Sự thành thạo về sƣ phạm

+ Phải nghĩ rằng môi trƣờng trực tuyến là một dạng khác so với môi trƣờng lớp học trong sự tƣơng tác với học viên.

+Tham khảo các khóa học trực tuyến khác từ các đồng nghiệp hoặc từ Internet.

+ Sẵn sàng đầu tƣ công sức và thời gian để trả lời các câu hỏi của học viên. + Sáng tạo trong việc lập kế hoạch làm thế nào để sử dụng công nghệ để dạy hiệu quả hơn.

- Kỹ năng quản lý

+ Xây dựng các nguyên tắc riêng và yêu cầu học viên thực hiện theo các nguyên tắc đó.

+ Thƣờng xuyên liên hệ để đƣợc hỗ trợ từ các chuyên gia về công nghệ thông tin và truyền thông

- Kỹ năng về kỹ thuật

+ Có những kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, biết sử dụng đƣợc moodle và một số phần mềm công cụ tạo bài giảng,bài kiểm tra.

+ Thƣờng xuyên tìm hiểu thêm các chƣơng trình ứng dụng mới cho việc dạy học trên Web

+ Thƣờng xuyên sử dụng e-mail. Nó sẽ là phƣơng tiện thông dụng nhất để liên lạc với học viên.

+ Hiểu đƣợc những chức năng cơ bản của Internet, băng thông và tốc độ truyền thông (bandwidth and conections speed issues). Biết sử dụng mạng LAN, kết nối internet bằng modem…

Hình 2.7: Các kỹ năng tổng hợp của ngƣời dạy khi thực hiện E-Learning (nguồn TS. Lê Huy Hoàng,Ths. Nguyễn Duy Hải, Trƣờng ĐHSP Hà Nội)

2.4.3. Những kỹ năng cần có của một học viên

- Làm việc theo nhóm:

+ Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tƣơng tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thƣờng đòi hỏi nhiều ngƣời làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng nhƣ trong cuộc sống.

+ Các kỹ năng làm việc nhóm đƣợc xây dựng trong quá trình học tập trên lớp học cũng nhƣ là làm các bài tiểu luận.

+ Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ:

 Xây dựng vai trò chính trong nhóm

 Kỹ năng quản lý hội họp

 Phát triển quá trình làm việc nhóm

 Sáng tạo và kích thích tiềm năng

- Giải quyết vấn đề: Là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đƣa ra giải pháp thực thi để cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn giải quyết vấn đề: trả lời những câu hỏi nhƣ: "Ta sẽ vƣợt trở ngại nhƣ thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm nhƣ thế nào để mục đích của mình trong những điều kiện này. Kỹ năng này thƣờng bao gồm một số nhân tố chính:

 Xác định vấn đề

 Phân loại vấn đề

 Mô hình hóa vấn đề

 Sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề

 Qui trình giải quyết vấn đề

- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của một học sinh- sinh viên. Học sinh- sinh viên thƣờng ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động sau:

 Kỹ năng thuyết trình trƣớc đám đông

 Kỹ năng truyền đạt thông tin

 Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin

- Tƣ duy phản biện: Là một quá trình tƣ duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Hiện nay vẫn còn tình trạng thụ động trong học tập nên học viên đang rất thiếu tƣ duy phản biện. Phƣơng pháp giảng dạy mới “lấy ngƣời học làm trung tâm”

(learner center) chỉ có thể áp dụng tốt khi học viên có ý thức chủ động trong học tập và có tƣ duy phản biện.

2.5. Các phƣơng pháp đánh giá trong E-Learning

Trong E-Learning, việc đánh giá ngƣời học thông qua các câu hỏi, các bài kiểm tra, bài thi. Giáo viên có thể tạo câu hỏi kiểm tra trên hệ thống LMS (ví dụ trên Moodle) cho từng module kiến thức một (thƣờng là sau mỗi bài học, hết chƣơng, môn học).

Giáo viên có thể sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá trên hệ thống LMS, với công cụ này mỗi học viên có thể kiểm tra lƣợng kiến thức của mình sau một modul môn học, sau khi làm bài kiểm tra này, học viên nắm đƣợc kiến thức của mình đến đâu để có thể kịp thời bổ sung, chỉnh lại những kiến thức còn hổng.

Với công cụ này, giáo viên có thể đƣa ra những bài kiểm tra cho học viên của mình kiểm tra kiến thức. Với đề nhƣ thế nào, thời gian bao nhiêu là do giáo viên tự điều chỉnh. Không bó hẹp thời gian kiểm tra, bao nhiêu bài kiểm tra.

Ngoài việc tạo những bài kiểm tra, những câu hỏi trên hệ thống LMS, giáo viên có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ khác (ví dụ nhƣ lectora, eXe,..) để tạo những bài kiểm tra kiến thức giao cho học sinh- sinh viên.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)