Các thành phần của E-Learning

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 30 - 33)

E-Learning gồm 2 thành phần chính đó là “Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng – Content Authoring System (CAS)” và “Hệ thống quản lý học trực tuyến – Learning Management System (LMS) ”. Sản phẩm trung gian để kết nối hai hệ thống này chính là các khóa học trực tuyến (Courses). Trong khi CAS cung cấp các phần mềm hỗ trợ giáo viên tạo lập nội dung của khóa học thì LMS lại là nơi quản lý và phân phát nội dung khóa học tới học sinh- sinh viên.

2.2.2. Hệ thống xây dựng các bài giảng (CAS)

Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng là những sản phẩm dùng để hỗ trợ giáo viên xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến (học liệu điện tử). Giáo viên có thể xây dựng bài giảng điện tử từ các phần mềm tạo web nhƣ: FrontPages, Dreamweaver; các phần mềm mô phòng nhƣ: Flash, Simulation tools; các phần mềm soạn thảo nhƣ: word, excel, PowerPoint, Pdf; các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm: Hot Potatoes, CourseBuilder. Đặc biệt là những phần mềm chuyên dụng để xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến gọi là Content Management System (Reusable Learning Objects). Các phần mềm này giáo viên có thể tạo ra cấu trúc bài giảng, soạn thảo nội dung bài giảng, xây dựng bộ câu hỏi đánh giá và nhúng multimedia vào một cách dễ dàng mà không cần nhiều đến kỹ năng về công nghệ thông tin. Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng đƣợc mô tả nhƣ hình 2.3 dƣới đây.

Hình 2.3: Kiến trúc hệ thống xây dựng bài giảng (CMS)

(nguồn TS. Lê Huy Hoàng-Ths. Nguyễn Duy Hải, Trƣờng ĐHSP Hà Nội)

2.2.3. Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS)

Phần mềm LMS (Learning Management System) cho phép tạo một cổng dịch vụ đào tạo trực tuyến (Elearning Portal) phục vụ ngƣời học ở mọi nơi, mọi lúc miễn là họ có Internet. LMS cho phép thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Quản lý các khóa học trực tuyến (Courses Online) và quản lý ngƣời học đó là nhiệm vụ chính của LMS.

- Quản lý quá trình học tập của ngƣời học và quản lý nội dung dạy học của các khóa học.

- Quản lý ngƣời học, đảm bảo việc đăng ký ngƣời học, kết nạp ngƣời học, theo dõi quá trình tích lũy kiến thức của ngƣời học.

- Báo cáo kết quả học tập với của ngƣời học và tích hợp với hệ thống quản lý

đào tạo của Nhà trƣờng.

- Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ trong quá trình

trao đổi giữa giáo viên với học viên; giữa học viên với học viên. Các dịch vụ bao gồm:

+ Thảo luận của khóa học + Trao đổi thông điệp điện tử + Mail điện tử

+ Thông báo + Lịch học

Hình 2.4: Kiến trúc Hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS)

(nguồn TS. Lê Huy Hoàng,Ths. Nguyễn Duy Hải, Trƣờng ĐHSP Hà Nội)

2.2.4. Hệ thống quản lý nội dung học trực tuyến (LCMS)

Là một môi trƣờng đa ngƣời dùng cho phép giáo viên và cơ sở đào tạo kết hợp để tạo ra, lƣu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung bài giảng điện tử từ một kho dữ liệu trung tâm. Để cung cấp khả năng tƣơng thích giữa các hệ thống, LCMS đƣợc thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung.

Hệ thống bao gồm cả CMS và LMS tích hợp với nhau cung cấp cho ngƣời sử dụng một hệ thống vừa có thể tạo lập và quản lý nội dung bài giảng vừa có thể quản lý ngƣời học và phân pháp nội dung học, hệ thống đó gọi là “ Hệ thống quản lý nội dung học trực tuyến- Learing Content Management System (LCMS)”, đƣợc mô tả nhƣ hình 2.5 dƣới đây.

Hình 2.5: Hệ thống quản lý nội dung học trực tuyến (LCMS)

(nguồn TS. Lê Huy Hoàng,Ths. Nguyễn Duy Hải, Trƣờng ĐHSP Hà Nội)

2.3. Các công cụ soạn bài giảng theo chuẩn SCORM

Hiện nay, có rất nhiều công cụ soạn bài giảng hỗ trợ giáo viên tạo bài giảng ở các mức độ khác nhau, có hoặc không có hỗ trợ multimedia và tuân thủ các chuẩn về E-Learrning. Dƣới đây là một số sản phẩm miễn phí thông dụng trong E- Learning.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 30 - 33)