Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô phỏng để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học kỹ thuật điện tại trường cao đẳng nghề cơ giới ninh bình (Trang 90 - 99)

7/ Cấu trúc luận văn

3.4.2/Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

a/ Phân tích định tính

- Qua quan sát sự hứng thú của SV khi dạy học bằng PPMP ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, sự tập trung nghe giảng và trả lời các câu hỏi đàm thoại của GV: Bài giảng Từ thông – Cảm ứng điện từở lớp thực nghiệm giờ học rất sôi nổi có nhiều SV xung phong trả lời câu hỏi GV đặt ra trong

phần đàm thoại, qua việc quan sát MH, SV đều trả lời đúng các câu hỏi của GV. Trong khi đó ở lớp đối chứng có rất ít.

- Sự phát triển tư duy kỹ thuật của SV ở các lớp thực nghiệm, được

đánh giá cao hơn ở lớp đối chứng, các câu trả lời mang tính logic và suy luận nhanh.

- Qua việc dự giờ, tổng hợp các ý kiến nhận xét của các GV giảng dạy cũng như GV dự giờ, các ý kiến trao đổi với SV có thểđánh giá như sau: + Ứng dụng PPMP vào trong dạy môn kỹ thuật điện đã gây được hứng thú học tập của SV ở trên lớp. SV chăm chú nghe giảng và quan sát MH, các câu hỏi đều được trả lời nhanh và có tính logic. Hứng thú học tập của SV được khơi dậy và duy trì trong tiết học.

+ Những vấn đề chính được lặp lại nhiều lần trên MH do đó SV nắm được bản chất nội dung kiến thức.

b/ Đánh giá định lượng.

Kết quả các bài kiểm tra được xử lý theo các bước: - Lập bảng phân phối - Bảng tần suất - Đồ thị so sánh Bảng 3-1: Phân phối kết quả kiểm tra Điểm 4 5 6 7 8 9 10 TN 6 14 10 34 11 ĐC 2 10 8 28 12 10 4

Bảng 3-2: Tỉ lệ f(%) – Số % SV đạt điểm xi Điểm 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 0 9.33 18.67 12 44 16 ĐC 1.33 14.67 9.33 34.67 17.33 16 6.67 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3-1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ f(%) – Số SV đạt điểm xi

KẾT LUẬN

Môn Kỹ thuật điện có một vài trò quan trọng trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm việc của chuyên ngành điện. Việc nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Nhiệm vụ đặt ra cho những người làm công tác giáo dục, nhất là đối với những GV trực tiếp đứng lớp là phải luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp các phương pháp giảng dạy với nhau để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trước thực trạng dạy và học môn kỹ thuật điện tại Trường CĐN Cơ

giới Ninh bình hiện nay, các GV bộ môn luôn tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp các phương pháp giảng dạy với nhau nhằm tìm ra PPDH hiệu quả nhất để truyền thụ kiến thức cho SV, hoạt động trong giờ học phải là hoạt động tương tác, trao đổi, thảo luận trong quá trình tiếp cận và lĩnh hội kiến thức, bài giảng phải sinh động và hấp dẫn kích thích sự hứng thú học tập của SV.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học là xu thế tất yếu trong việc đổi mới PPDH, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Luận văn này nghiên cứu việc ứng dụng PPMP trong dạy học môn kỹ thuật điện cho hệ

cao đẳng nghề ngành Điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình, cụ thể là ứng dụng PPMP trên máy tính vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể là tìm hiểu lý thuyết mô phỏng, khả năng áp dụng của PPMP trong dạy học kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng PPMP vào dạy học môn kỹ thuật điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình

- Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin để xây dựng MH và bài giảng cho môn học.

- Xây dựng quy trình ứng dụng PPMP vào dạy học môn Kỹ thuật điện - Tiến hành thực nghiệm tại 02 lớp học hệ cao đẳng tại trường CĐN Cơ

giới Ninh bình và lấy ý kiến đóng góp của GV trong trường để đánh giá giải thuyết khoa học của đề tài. Kết quả thực nghiệm đã bước đầu chứng tỏ việc

ứng dụng PPMP vào dạy môn Kỹ thuật điện tại Trường CĐN Cơ giới Ninh bình là có tính khả thi.

Qua việc thực hiện đề tài này, tôi đã học được nhiều điều bổ ích và tích lũy được các kinh nghiệm triển khai một đề tài khoa học. Tuy luận văn còn nhiều khiếm khuyết nhưng tôi hy vọng sẽ phát triển đề tài với chất lượng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần tài liệu tiếng việt

1. Lê Thanh Nhu(2007), Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học, Khoa SPKT, Trường ĐHBK Hà nội.

2. Lê Thanh Nhu (2001), Vận dụng PPMP vào dạy môn kỹ thuật công nghiệp ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học. 3. Nguyễn Thị Lan (1996), Tâm lý học sư phạm trong dạy học kỹ thuật

nghề nghiệp, Đại học SPKT TPHCM.

4. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục

5. Kim Hải, Ánh Tuyết, Quang Huy, Khai thác và ứng dụng actionscript trong Flash MX2004 làm MH dạy học trên máy tính, Nxb Giao thông vận tải.

6. Nguyễn Xuân Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi (1999), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PPDH kỹ thuật công nghiệp, Nxb Giáo dục.

7. Lê Khánh Bằng (1989), Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học ởĐại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. TRường

Đại học Sư phạm I Hà Nội.

8. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục

9. Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học đại cương, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I.

10. Lương Duyên Bình, Vũ Quang (2007), Vật lí lớp 11, Nxb Giáo dục

11. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết (2007), Vật lí lớp 12, Nxb Giáo dục.

Phần tài liệu tiếng nước ngoài

13. Hano Hortscho, Merklatter, Didaktik der beruflichen Aus-und Weiterbildung, WS 2000

14. Geoffrey Gordon (1989), System simulation, Prentice Hall of India, New Delhi.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các bài kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy theo PPMP

Bài 1: Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây:

Bài 2:Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều B. Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên

a) (C) chuyển động tịnh tiến

b) (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng chứa mạch.

c) (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với B

d) (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này không song song với đường sức từ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: “Ứng dụng phương pháp mô phỏng để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Kỹ thuật điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình”

Tác giả luận văn: NGUYỄN TRUNG CƯƠNG Khóa: 2008 - 2010 Người hướng dẫn: PGS. TS TRẦN VIỆT DŨNG

Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài

- Trước xu thế mới của thời đại cũng như yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho sau khi sau khi tốt nghiệp người học có thể bắt tay ngay vào lao động sản xuất, hay thích ứng nhanh với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Trong một thập kỷ qua sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và công nghệ dạy học nói riêng đã và đang được ứng dụng một cách mạnh mẽ và hiệu quả vào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ở trường CĐN Cơ giới Ninh bình, các phòng, khoa đều được trang bị máy tính, máy chiếu, nên tiềm năng sử dụng máy tính làm phương tiện giảng dạy là rất lớn. . Nhưng việc sử dụng máy tính làm phương tiện dạy học chưa có hệ thống và triệt để.

b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Kiểm tra hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học ở trường CĐN Cơ giới Ninh bình

- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại vào dạy học môn học Kỹ thuật điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình

- Phạm vi nghiên cứu: Lý thuyết mô phỏng trong dạy học kỹ thuật,vận dụng vào việc xây dựng và ứng dụng một số bài mô phỏng trên máy tính cho môn học Kỹ thuật điện

c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học kỹ thuật. Lý thuyết về mô hình và PPMP.

- Phân tích cơ sở lý luận của việc ứng dụng phương pháp mô phỏng vào trong giảng dạy môn kỹ thuật điện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân tích khái quát thực trạng dạy – học môn Kỹ thuật điện ở trường CĐN Cơ giới Ninh bình. Thực trạng vềđội ngũ giáo viên và đặc điểm tâm lý của sinh viên tại

trường, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình ứng dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn kỹ thuật điện

- Xây dựng bài giảng cho môn Kỹ thuật điện theo phương pháp mô phỏng. - Thực nghiệm sư phạm đểđánh giá tính khả thi của việc ứng dụng phương pháp mô phỏng vào trong giảng dạy môn Kỹ thuật điện.

d) Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận

+ Các văn kiện của Đảng và nhà nước, của Bộ lao động thương binh và xã hội, của nhà trường liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Chương trình đào tạo ngành Điện xí nghiệp và các tài liệu về môn học Kỹ thuật điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình

+ Các tài liệu về giáo dục nghề nghiệp, lý luận về công nghệ dạy học có liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu thực nghiệm:

+ Quan sát, điều tra và xây dựng chương trình thử nghiệm, các ví dụ minh họa, lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

e) Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, cụ thể là tìm hiểu lý thuyết mô phỏng, khả năng áp dụng của PPMP trong dạy học kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng PPMP vào dạy học môn kỹ thuật điện tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình

- Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin để xây dựng MH và bài giảng cho môn học.

- Xây dựng quy trình ứng dụng PPMP vào dạy học môn Kỹ thuật điện

- Tiến hành thực nghiệm tại 02 lớp học hệ cao đẳng tại trường CĐN Cơ giới Ninh bình và lấy ý kiến đóng góp của GV trong trường để đánh giá giải thuyết khoa học của đề tài. Kết quả thực nghiệm đã bước đầu chứng tỏ việc ứng dụng PPMP vào dạy môn Kỹ thuật điện tại Trường CĐN Cơ giới Ninh bình là có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô phỏng để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học kỹ thuật điện tại trường cao đẳng nghề cơ giới ninh bình (Trang 90 - 99)