Ứng dụng phương pháp mô phỏng vào trong giảng dạy kỹ thuật

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô phỏng để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học kỹ thuật điện tại trường cao đẳng nghề cơ giới ninh bình (Trang 43)

7/ Cấu trúc luận văn

1.3.2/Ứng dụng phương pháp mô phỏng vào trong giảng dạy kỹ thuật

thuật nhằm đổi mới phương pháp dạy học.

1.3.2.1/ Phương pháp dạy học

PPDH là một trong những yếu tốt quan trọng nhất của quá trình dạy học.

Các đặc trương của PPDH

- PPDH phản ánh hình thức vận động của nội dung môn học

- PPDH phản ánh các tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của GV. - PPDH phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của người học nhằm đạt mục đích học tập.

- PPDH phản ánh cách thức hoạt động tương tác, sự trao đổi thông tin giữa người dạy và người học.

Như Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “PPDH là cách thức làm việc phối hợp thống nhất giữa thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội dung tri thức để trên cơ sở đó, thông qua đó mà chỉ đạo sự học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học.”[11]

Trong mối quan hệ giữa: mục đích – nội dung – phương pháp có tính quy luật sẽ chi phối sự tiến triển của sự dạy học. Vào mỗi thời điểm lịch sử

khác nhau, mục đích và nội dung dạy học luôn được thay đổi, và nó sẽ kéo theo sựđổi mới về PPDH. Với thời kỳ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay, cùng với sựđổi mới về mục đích dạy học thì PPDH cũng phải thay đổi theo với xu hướng làm tăng khả năng hoạt động nhận thức của người học. PPDH cần phải làm cho người học động não và suy nghĩ có phương pháp, sự tích cực chủ động trong suy nghĩ, độc lập và sáng tạo để từđó nâng cao chất lượng hoạt động trí tuệ.

Để đáp ứng yêu cầu đối với SV cao đẳng nghề, nhất là đối với SV cao

đẳng nghề ngành kỹ thuật, đồng thời phát triển năng lực cá nhân và hướng họ

thích ứng với sự phát triển của xã hội. Đó là đòi hỏi người GV phải tìm ra những PPDH tích cực nhất.

Đổi mới PPDH nghĩa là tìm ra các phương pháp mới, đồng thời thừa kế

giả muốn đề cập đến hai trong các phương pháp chính: ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ thông tin vào PPDH môn kỹ

thuật điện

1.3.2.2/ Ứng dụng phương pháp mô phỏng – phương pháp nghiên cứu khoa học vào dạy học môn kỹ thuật điện

“Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH là xu thế thời đại của việc sáng tạo ra PPDH mới, nhằm đưa nhà trường xích lại gần với khoa học – kỹ thuật – sản xuất”. [11, tr. 47]

PPDH không chỉ đòi hỏi việc truyền đạt được những kiến thức (những thành tựu khoa học và những kết quả mà con người tích lũy được) cho người học mà còn phải dạy cho họ những cách thức suy nghĩ, con đường nhận thức mà các thế hệ trước đã thực hiện đểđạt được kết quảđó.

Đối với nghiên cứu khoa học, PPMP có chức năng nhận thức khoa học, nếu xét quá trình học tập của SV là một quá trình hoạt động nhận thức thì PPMP cũng là một phương pháp nhận thức. Đối tượng nghiên cứu và nội dung phản ánh của hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động học tập về cơ

bản giống nhau, vì vậy một số thao tác thủ thuật, con đường nhận thức của các nhà khoa học có thểđược người GV sử dụng vào trong dạy học để hướng dẫn SV làm theo. Nhưng cần phải chú ý rằng phương pháp khoa học không

đồng nhất với PPDH, PPDH có những tính độc lập riêng của nó. Sự khác biệt giữa hai phương pháp là do trình độ của hai chủ thể sử dụng chúng, với các nhà khoa học: chủ động, tự lực sáng tạo ra chân lý mới cho loài người; còn SV thì chủ động sáng tạo trong khuôn khổ của sự chỉ đạo sư phạm của người GV. Hai tiến trình này tiến hành khác nhau về cảđiều kiện và thời gian.

Khi ứng dụng PPMP với tư cách là phương pháp khoa học vào PPDH, phương pháp khoa học đã được biến đổi đi cho phù hợp với đặc điểm của chủ

thể là SV, với những điều kiện của quá trình dạy học.

Bản thân công nghệ dạy học hiện đại là sự áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm mục đích đề ra và ý tưởng này đã được tác giả Lê Khánh Bằng [2] mô tả như sơđồ 1-11

Về mặt PPDH, dùng PPMP để triển khai các PPDH tích cực nhằm tạo thành một phân hệ PPDH chuyên biệt hóa [11, tr.67] trong đó PPMP trên

Thành tựu của khoa học kỹ thuật: tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, kinh tế học Thành tựu của khoa học liên quan: sinh học, công nghệ thông tin,… Tổ chức quá trình dạy học Đầu ra (mục tiêu) Đầu vào (sinh viên) Phương tiện kỹ th ật Nội dung Phương pháp Tiêu chuẩn Đạt mục đích giáo dục với chi phí tối ưu Hình 1-10: Sơđồ bản chất công nghệ dạy học hiện đại

máy tính đóng vai trò nòng cốt, liên kết các phương pháp nhằm phát huy tốt nhất ưu điểm của các phương pháp này, thực hiện hiệu quả mục đích dạy học.

1.3.3/ Phương pháp mô phỏng với việc thực hiện các nhiệm vụ

dạy học

1.3.3.1/ Phương pháp mô phỏng với nhiệm vụ phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Phương pháp mô phỏng kích thích hứng thú nhận thức của người học

Hứng thú nhận thức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập là động lực quan trọng trong việc học tập. Hoạt động học tập có hứng thú sẽ

trở nên tích cực và sáng tạo, giúp cho người học vượt qua mọi trở ngại để cố

gắng học tập.

Hứng thú nhận thức là thái độ lựa chọn của cá nhân về đối tượng do ý nghĩa trong đời sống và sự hấp dẫn cảm xúc của nó [6]. Đó là thái độ nhận thức bền vững của chủ thểđối với đối tượng nhận thức.

Các giai đoạn phát triển của hứng thú nhận thức

- Giai đoạn tiền hứng thú: giai đoạn này còn mang tính chất cảm ính

đó là sự tò mò và có cảm tình với đối tượng nhận thức - Giai đoạn thứ hai gồm hai mức độ:

+ Hứng thú nhận thức mang tính tình huống, nó được tạo ra do những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trực tiếp tác động gây nên.

+ Hứng thú nhận thức mang tính cảm xúc, hứng thú nhận thức đã đi vào bên trong chủ thể nhưng chưa ổn định, nó phụ thuộc vào kết quả nhận thức.

- Giai đoạn ba: Ở giai đoạn này hứng thú nhận thức mang tính bền vững, rõ rệt. Nó thể hiện niềm vui, sự thỏa mãn yêu cầu và ý chí vượt khó của chủ thểđểđạt tới mục đích hoạt động.

Một trong những giải pháp để kích thích hứng thú người học là người dạy phải biết sử dụng PPDH hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học. Khi ứng dụng PPMP trong dạy học, cần làm cho nội dung dạy học trở nên mới, hấp dẫn và làm cho người học ý thức được ý nghĩa và giá trị của nội dung bài học. Với sự kết hợp một cách khoa học và logic giữa hình ảnh, màu sắc, âm thanh minh họa những khái niệm kỹ thuật trừu tượng kết hợp với lời giảng của người dạy gây sự hấp dẫn cho người học. Mặt khác, trong quá trình giảng bài người GV phải biết kết hợp khéo léo các PPDH tích cực khác

để tạo ra những tình huống có vấn đề, lôi cuốn sự chú ý của người học, tạo ra cho người học có nhu cầu được khám phá và giải quyết vấn đề để tìm hiểu những mối liên hệ bên trong và đặc tính của đối tượng thông qua việc quan sát MH. Từ sự hứng thú với môn học dẫn người học đến yếu thích.

Đánh giá mức độ hứng thú nhận thức của người học thông qua: - Sự tập trung chú ý cao của người học trong quá trình học. - Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

b/ Phương pháp dạy học phát triển tư duy kỹ thuật

Sản phẩm của giáo dục hiện nay phải là những người trí tuệ. Đó là khả năng thích nghi vơi sự biến đổi liên tục của cuộc sống, khả năng tự hoàn thị kiến thức sau khi ra trường, như vậy việc trang bị công cụ nhận thức (phương pháp tư duy) cho người học là điều cần thiết.

- Phương pháp tư duy là những con đường, cách thức mà chủ thể

dùng để phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ có tính quy luật của đối tượng nhận thức. Nhiệm vụ đặt ra cho người dạy học kỹ thuật là phải tìm ra các phương pháp nhằm phát triển tư duy kỹ thuật cho người học.

- Tư duy kỹ thuật: “Tư duy kỹ thuật là sự phản ánh các nguyên lý kỹ

nói hoặc dưới dạng sơ đồ, kết cấu MH hoặc kết cấu kỹ thuật)” [3, tr.39] nhằm giải quyết các nhiệm vụđặt ra trong thực tế.

Tư duy kỹ thuật được hình thành và phát triển qua việc giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật, nghĩa là ứng dụng các quy luật khoa học vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cho con người, tính khả thi và tính hiệu qủa

được coi trọng trong quá trình tư duy.

Cấu trúc cuả tư duy kỹ thuật: Trên cơ sở nghiên cứu về tâm lý học Kydriabsep (60) đưa ra cấu trúc của tư duy kỹ thuật gồm ba thành phần (sơđồ

1- 12):

Phương pháp tư duy kỹ thuật: là phương pháp suy nghĩ của các nhà kỹ

thuật để đi đến các phát minh sáng chế hoặc cải tiến kỹ thuật công nghệ, đáp

ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.

Phương pháp tư duy của các nhà kỹ thuật thường mang dấu ấn của hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhưng nó có thể được khái quát lại bằng phương pháp logic để chuyển giao lại cho các thế hệ sau. Đó chính là những lý thuyết về nghiên cứu kỹ thuật công nghệ.

Khái niệm (Lý thuyết) Hình ảnh (Trực quan) Thao tác (Thực hành) Hình 1- 11: Sơđồ cấu trúc tư duy kỹ thuật

Đặc điểm của tư duy kỹ thuật: ngoài những đặc điểm nói chung của tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

duy kỹ thuật như: tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề, tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, quá trình tư duy có liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ, mạng tính gián tiếp, tính trừu tượng và khả năng gắn liền với thao tác trí tuệ… tư duy kỹ thuật có những đặc điểm riêng:

+ Tư duy kỹ thuật có sự thống nhất biện chứng giữa lý thuyết và thực hành: tính chất này biểu hiện ở sự thống nhất chặt chẽ giữa thành phần lý thuyết và thành phần thực hành của hoạt động, trong sự tác động qua lại và kết hợp chặt chẽ giữa các hành động trí óc với hành động thực hành. Từ đề

xuất một giả thuyết, thông qua thực nghiệm thấy chưa hợp lý, đề ra giải thuyết mới hợp lý hơn rồi lại thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết trong thực tiễn. Như vậy lý thuyết dẫn đường thực hành, còn thực hành kiểm tra khẳng định lý thuyết. Việc kiểm tra có thể không chỉ xác nhận kết quả thu được là đúng hay sai, mà chủ yếu dẫn tới chỗ thúc đẩy tư

duy vận động. Ứng dụng PPMP vào quá trình dạy học, người dạy đưa ra các bài tập trên các phương tiện mô phỏng, từ các khái niệm lý thuyết đã thu nhận trên lớp người học có thể không những khẳng định lý thuyết đã học mà còn tiếp tục hành động trí tuệ tìm tòi giải quyết những vấn đề nhận thức khác. + Tư duy kỹ thuật có mối liên kết chặt chẽ giữa các thành phần khái niệm và hình ảnh của hoạt động. Hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa khi lĩnh hội các tri thức lý thuyết, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nắm vững và cụ thể hóa khai niệm. Trong quá trình dạy học các môn kỹ thuật bằng PPMP, MH mô phỏng chính là cầu nối giữa hình ảnh và khái niệm. Nói cách khác MH là ngôn ngữ kỹ thuật.

Trên các MH này, nội dung khách quan được mô tả bằng các dấu hiệu quy ước, mỗi dấu hiệu lại mang sẵn một ý nghĩa hoặc nội dung (cấu tạo, nguyên lý làm việc…). Muốn hiểu được MH đó, người học cần phải có kiến

thức nhất định về kỹ thuật…Đồng thời phải tưởng tượng được sự vận động của các hiện tượng các mối quan hệ nhất định giữa các kỹ hiệu.

+ Tư duy kỹ thuật có tính thực tiễn và linh hoạt cao trong quá trình tìm tòi lời giải cho các bài toán kỹ thuật hoặc một tình huống kỹ thuật cụ thể.

Từ nguyên hình (đối tượng kỹ thuật), tuỳ theo mục đích nghiên cứu các nhà khoa học sử dụng các thao tác tư duy kỹ thuật (phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa…) để chuyển hóa lý thuyết khoa học cơ bản thành các nguyên lý kỹ thuật, xây dựng MH kỹ thuật, sau khi MH đã đảm bảo các yêu cầu đề ra, tiến hành thực nghiệm kết hợp với hàng loạt thao tác trí tuệ: phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, tưởng tượng… thúc đẩy tư duy kỹ thuật phát triển nhằm phản ánh các nguyên lý kỹ thuật chung nhất, quá trình kỹ thuật và các thiết bị kỹ thuật. Sự nhận thức không ngừng lại ở sự phản ánh vào trong óc các khái niệm kỹ thuật mà còn tiếp tục so sánh đối chiếu kết quả với nguyên hình, suy luận logic để rút ra những kết luận mới. Như vậy ở mỗi bước trong quá trình mô phỏng đều đòi hỏi sự vận động trí tuệ cao.

Các biện pháp phát triển tư duy kỹ thuật cho người học

- Hình thành vững chắc cho người học các khái niệm kỹ thuật

- Sự dụng hợp khoa học các phương tiện trực quan, đặc biệt các phương tiện dạy học hiện đại

- Phát huy tích cực, chủđộng học tập của người học bằng cách áp dụng các PPDH tích cực và hiện đại: dạy học nêu vấn đề, dạy học angorit hóa, PPMP…

- Thường xuyên chú ý rèn luyện cho người học các thao tác tư duy kỹ

thuật: phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa… Khi dạy học các môn kỹ thuật bằng PPMP, người dạy cố gắng chỉ ra cho người học biết con đường tư duy của các nhà khoa học để MH hóa và thực nghiệm trên

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học để bồi dưỡng nhận thức cho người học.

- Cấu trúc bài dạy phù hợp với logic nội dung kỹ thuật và logic của quá trình nhận thức.

Tiêu chí đánh giá sự phát triển tư duy kỹ thuật của người học:

- Người học bước đầu biết vận dụng phương pháp tư duy kỹ thuật kết hợp những kiến thức cơ bản đã học đề xuất các dự kiến, giải thuyết ban đầu, dưới sự bổ trợ và gợi ý của người dạy xây dựng những MH mô phỏng đơn giản.

- Kết hợp có hiệu quả việc quan sát MH và thao tác trên MH với các thao tác tư duy: người học thể hiện có khả năng quan sát nhanh, phát hiện

được vấn đề. Khi chưa thỏa mãn với những điều đã học, người học thắc mắc, lật ngược vấn đề hoặc muốn tìm hiểu thêm cái mới do đó họđặt ra nhiều câu hỏi đối với người dạy và hăng hái trả lời các câu hỏi do người dạy đặt ra. Sử

dụng MH để tưởng tượng và phán đoán các vấn đề sẽ xảy ra với lập luận chặt chẽ, logic, biết ngay từ một đặc điểm chung của MH ra một hệ quả.

- Nắm vững kiến thức bài học: dựa vào kết quả trả lời của người học các câu hỏi gợi mà người dạy đặt ra trong giờ học, thông qua việc ghi các bài tập và kết quả các bài kiểm tra.

Trong hoạt động kỹ thuật, tư duy bao giờ cũng gắn liền với tưởng

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô phỏng để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học kỹ thuật điện tại trường cao đẳng nghề cơ giới ninh bình (Trang 43)