hủt FDI vào KCN Việt Nam
_ Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế.
− Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp.
− Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển khu công nghiệp. Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành đã tạo điều kiện cho các Ban quản lý khu công nghiệp phát huy tốt cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật.
2. Nguyên nhân của những hạn chế
_ Quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của vùng lãnh thổ
_ Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, việc phát hiện và điều chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chưa kịp thời;
_ Do quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, nhưng thực tế đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở các cấp trình độ và quy mô.
_ Trong quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch cũng như trong công tác quản lý chưa có sự phân loại các khu công nghiệp;
V. Kết luận
Trải qua 2 thập niên phát triển, các KCN nước ta đang ngày càng chứng tỏ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế, công nghiệp; ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; là động lực quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ
trọng công nghiệp - dịch vụ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 3: Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI vào KCN Việt Nam
I.Cơ hội, thách thức của KCN Việt Nam
Những thách thức trong thu hút FDI vào KCN Việt Nam là:
1 Cơ sở hạ tầng
Sự phát triển cơ sở hạ tầng hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt nhất để đủ sức hấp dẫn thêm nhiều vốn đầu tư mới cũng như bảo đảm cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động phát huy hiệu quả cao nhất.
2. Vấn đề nguồn nhân lực.
Theo một báo cáo gần đây, khi được hỏi có tới 32% nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thiếu công nhân kỹ thuật cao là nguyên nhân quan trọng nhất khiến doanh nghiệp không khai thác được toàn bộ công suất.
3. Vấn đề thể chế
Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể và được ghi nhận, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan ngại về thời gian để giải quyết cũng như số lượng các thủ tục hành chính quá nhiều khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.