Tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

tháng đầu năm 2012

Bắt đầu từ tháng 2, dòng vốn FDI ào ạt đổ vào Việt Nam với hàng loạt dự án được ký kết, triển khai trên khắp cả nước. Báo cáo của Cục Đầu tư

nước ngoài cho thấy tình hình thu hút FDI trong tháng 2 và các tháng tiếp theo sẽ có những thay đổi rất tích cực.

Ngay trong ngày đầu tháng 2, TP. Hải Phòng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Nhà máy sản xuất lốp xe của Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản) với vốn đăng ký 575 triệu USD tại KCN Đình Vũ. Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 102 ha, nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ. Nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới Bridgestone mở màn đầu tư FDI vào Việt Nam đầu năm 2012 bằng việc ký kết xây nhà máy tại Hải Phòng Theo đại diện của Bridgestone Việt Nam, thời điểm nhà máy bắt đầu vận hành dự kiến vào đầu năm 2014 với công suất 24.700 lốp xe/ngày và toàn bộ sản phẩm sẽ được xuất khẩu. Đây là nhà máy thứ 50 của Bridgestone trên toàn thế giới, nhưng lại là nhà máy đầu tiên của tập đoàn này tại Việt Nam. Với dự án đầu tư mới này, Bridgestone Việt Nam có thể đem lại gần 2.000 việc làm khi nhà máy bắt đầu đi hoạt động.

Trong năm 2012, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng dự kiến sẽ cấp chứng nhận đầu tư cho khoảng trên 1 tỷ USD vốn FDI và Hải Phòng sẽ chỉ lựa chọn những dự án tốt, lớn, tiết kiệm diện tích và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Nhiều khả năng dự án nhà máy sản xuất máy photocopy của Xerox với vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD sẽ được cấp chứng nhận đầu tư ngay trong quý I/2012

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang chuẩn bị tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2012 và đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể với các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào 18 dự án trọng điểm thuộc 5 lĩnh vực chủ yếu gồm du lịch và dịch vụ giải trí; cảng biển, cửa khẩu và hệ thống logistic; thương mại đầu mối; cơ sở hạ tầng; đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực dịch vụ chất lượng cao. Trong đó các dự án lớn như sân bay quốc tế Vân Đồn, khu casino Vân Đồn…

Tỉnh Nghệ An ghi điểm đầu năm trong danh sách thu hút đầu tư FDI bằng thỏa thuận đầu tư đối với Công ty TNHH Royal Food (Thái Lan) với 3 dự án tại Khu Kinh tế Đông Nam có tổng vốn 840 tỷ đồng.

Tại khu vực phía Nam, khởi đầu năm mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án với tổng số vốn trên 29 nghìn tỉ đồng. Định hướng chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới là tập trung vào hai lĩnh vực phát triển dịch vụ hậu cần (logistic) và ngành công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho cả vùng hoặc cả nước và xuất khẩu.

Tại Phú Yên, dự báo năm 2012 khả năng thu hút vốn FDI sẽ tốt hơn năm trước. Tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh việc triển khai các dự án lớn đã được cấp chứng nhận đầu tư như dự án Lọc dầu Vũng Rô hay New City. Cả hai dự án trị giá hàng tỷ USD này đều được lên kế hoạch khởi công vào khoảng giữa năm nay.

Tại Bình Định, nhiêùkỳ vọng được đặt vào dự án Nhà máy Lọc dầu tại khu phi thuế quan của Khu kinh tế Nhơn Hội. Theo đó, dự án tỷ USD này nếu hoàn thành đầy đủ các thủ tục đăng ký đầu tư trong năm nay sẽ là một thành công lớn.

Nhìn chung,theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong sáu tháng đầu năm, cả nước có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới với tổng vốn đạt trên 4,762 tỷ USD.

Đồng thời, đã có 123 dự án tăng vốn với tổng lượng vốn tăng thêm là 1,621 tỷ USD. Tính chung cả đăng ký mới và tăng vốn, Việt Nam đã thu hút được 6,384 tỷ USD, bằng 72,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số này, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đứng đầu, chiếm khoảng 63% lượng vốn đăng ký, tiếp theo là bất động sản với số vốn đăng ký chiếm gần 25% và nhóm các dự án bán buôn, bán lẻ, sửa chữa chiếm khoảng 10%. Trong khi đó, vốn FDI giải ngân tháng 6 ước đạt 890 triệu USD, mức thấp nhất trong 4 tháng qua. Lũy kế 6 tháng, giải ngân vốn FDI đạt 5,4 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2011.

Về đối tác đầu tư, Nhật Bản chiếm vị trí số 1 với gần 4,1 tỷ USD (65%), trong khi về phía địa phương tiếp nhận đầu tư, Bình Dương đang dẫn đầu với 1,7 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 1,78 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 28% tổng vốn đầu tư của cả nước; trong đó, 1,43 tỷ USD vốn đăng ký mới và 0,35 tỷ USD vốn tăng thêm. Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 942,4 triệu USD, chiếm 14,8%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 934,8 triệu USD, chiếm 14,6%.

Chính sách thu hút đầu tư năm 2012 của Việt Nam được định hướng là coi trọng chất lượng dự án hơn số vốn và số dự án đăng ký thuần túy. Từ định hướng đó, các tỉnh, thành cần tạo ra môi trường đầu tư rõ ràng, minh bạch, thủ tục hành chính thông thoáng, có đầu tư trọng tâm, trọng điểm.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w