Mài vô tâm ăn dao ngang

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu để xác định chế độ cắt khi ứng dụng hệ số tính gia công của vật liệu và ứng dụng để giảng dạy thực hành nghề cắt gọt kim loại (Trang 94 - 97)

Bước 1: Chọn phương pháp gia công mài, với phương pháp xác định chế độ

cắt bằng tra bảng.

Bước 2: Nhập mã vật liệu cần xác định chế độ cắt (tương tự như phần 2.2.4.1)

Bước 3: Chọn phương pháp: Mài vô tâm ăn dao ngang

Bước 4: Yêu cầu người sử dụng chương trình vào các thông số cần thiết đã chỉ ra ở phần đầu vào của chương trình (nhập các yêu cầu tính). Cụ thể như sau:

+ Vật liệu gia công; Cấp độ nhám bề mặt của chi tiết

+ Tốc độ quay của đá Vđá (m/s); Đường kính đá mài Dđá (mm) + Đường kính chi tiết mài Dct (mm); Chiều dài chi tiết mài Lct (mm) + Phương pháp đo kích thước; Lượng dư gia công 2Z

Bước 5: Từ các thông số đầu vào, máy sẽ tự thực hiện tra và tính toán các thông số liên quan ở các bảng (2.50); (2.51); (2.28); (2.52); (2.53)như sau:

LuËn v¨n th¹c sÜ Ngµnh: S− ph¹m kü thuËt

+ Lượng chạy dao ngang bảng Snbảng (mm/phút)

+ Hệ số thay đổi về vật liệu K1; hệ số phụ thuộc kích thước đá và tốc độ

quay của đá K2; hệ số phụ thuộc phương pháp mài và kiểm tra kích thước K3.

Bước 6: Từ các thông số tra và tính toán được, máy tự động tính toán ra lượng chạy dao ngang Sn của vật liệu bất kỳvà thời gian gia công cơ bản T, khi mài vô tâm ăn dao ngang như sau:

- Lượng chạy dao ngang thực: Snthực = Snbảng .K1.K2.K3 (mm/p) (2-33)

- Thời gian mài cơ bản: (phút)

S Z T n = (2-34) Bước 7: In ra kết quả: Loại đá mài Số vòng quay chi tiết nct(v/p) Lượng chạy dao đứng Sn (mm/p)

Thời gian mài cơ bản T(phút)

Sau khi tính được chế độ cắt cho một vật liệu nào đó với các thông số liên quan chọn trước máy sẽ có lựa chọn tính tiếp hay không, nếu cần thực hiện tiếp cho một vật liệu khác thì lại vào mã vật liệu thực hiện từ bước 1 đến 7, nếu không sẽ

LuËn v¨n th¹c sÜ Ngµnh: S− ph¹m kü thuËt

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU XÁC ĐỊNH CHẾĐỘ CẮT VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC VĨNH PHÚC

3.1. Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu xác định chếđộ cắt đối với học sinh – sinh viên trong các trường đào tạo nghề:

Trong quá trình gia công kim loại bằng các loại máy cắt gọt kim loại việc xác định chế độ cắt là yêu cầu bắt buộc để có được sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật. Hiện nay có 2 phương pháp chính để xác định chếđộ cắt cho các loại máy cắt gọt kim loại là tra bảng và tính theo công thức.

Hiện trạng học sinh sinh viên trong các trường đào tạo nghề thường gặp nhiều khó khăn khi thực hiện tra bảng và tính toán vì khả năng tư duy không đồng

đều. Ngoài ra, việc tra bảng hay tính toán thường mất nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn. Vì vậy việc đưa kết quả nghiên cứu của đề tài cho đối tượng này là rất cần thiết và hợp lý. Giúp họ dễ dàng xác định được các thông số cắt gọt nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập và sản xuất.

Đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực ngoài việc có kiến thức chuyên môn vững vàng thì việc đạt được tay nghề cao là mục tiêu lớn nhất và quan trọng hơn cả,

điều này được thể hiện rất rõ trong chương trình khung của Bộ Lao động thương binh & xã hội đã ban hành: Số giờ thực hành chiếm 2/3 tổng số giờ giảng. Vì vậy để đạt được mục tiêu đó cần tạo quỹ thời gian thực hành nhiều hơn nhưng bên cạnh đó vẫn cần trang bị cho học sinh – sinh viên những kiến thức chuyên môn cần thiết.

Để làm được việc này, đưa kết quả nghiên cứu của đề tài giúp học viên nắm được bản chất của vấn đề xác định chếđộ cắt bằng phương pháp tra bảng, tính theo công thức và xác định được nhanh chóng và chính xác kết quả chếđộ cắt của vật liệu cần gia công.

Theo chương trình khung của Bộ Lao động thương binh & xã hội vềđạo tạo nghề Cắt gọt kim loại, mặc dù có nội dung về xác định chế độ cắt cho các phương pháp gia công cắt gọt, nhưng số giờ phân bổ không nhiều nên không thể giúp người

LuËn v¨n th¹c sÜ Ngµnh: S− ph¹m kü thuËt

học đạt được kỹ năng tính toán thành thạo. Hơn nữa việc tính toán cũng rất phức tạp, vì vậy để giúp cho việc xác định chếđộ cắt nhanh, chính xác ngoài việc hướng dẫn người học biết cách tra bảng, tính toán theo công thức theo các số liệu sẵn có, thì việc đưa cơ sở dữ liệu vào nội dung môn học là rất cần thiết mà không mất quá nhiều thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Cách sử dụng Cơ sở dữ liệu:

Để giúp học sinh có kiến thức cơ bản nhất về cơ sở dữ liệu quản lý các thông số chế độ cắt và sử dụng được cơ sở dữ liệu để tìm được kết quả chế độ cắt chính xác, trong bài giảng sẽ giới thiệu cho người học một số nội dung cần thiết như sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu để xác định chế độ cắt khi ứng dụng hệ số tính gia công của vật liệu và ứng dụng để giảng dạy thực hành nghề cắt gọt kim loại (Trang 94 - 97)