Ninh
3.2.1.1. Các cơ sở lựa chọn bài tập
Để lựa chọn bài tập trƣớc hết chúng tôi căn cứ vào đặc điểm sinh lý lứa tuổi của đối tƣợng nghiên cứu, cơ sở khoa học của việc huấn luyện, trình độ thể lực và khả năng tập luyện của ngƣời tập để đƣa ra hệ thống các bài tập phù hợp.
- Nguyên tắc 1: Các bài tập phải đảm bảo có tính hệ thống, tính khoa học.
- Nguyên tắc 2: Các bài tập phải nâng cao trình độ sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho các nữ cầu thủ đổi tuyển bóng đá nữ trƣờng THPT Hàn Thuyên - tỉnh Bắc Ninh.
- Nguyên tắc 3: Các bài tập phải có tính đa dạng tạo hứng thú tập luyện cho các VĐV.
- Nguyên tắc 4: Các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, mục đích, hình thức phải phù hợp với đối tƣợng ngƣời tập, phù hợp với điều kiện tập luyện (sân bãi, dụng cụ…).
31
- Nguyên tắc 5: Các bài tập phải tiếp cận với các xu hƣớng sử dụng các biện pháp huấn luyện khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện hiện đại.
3.2.1.2. Lựa chọn bài tập
Thông qua việc phân tích các tài liệu tham khảo chuyên môn chúng tôi xác định đƣợc 20 bài tập thƣờng đƣợc sử dụng để nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho các VĐV bóng đá nữ. Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập, đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV (n = 10) bằng phiếu phỏng vấn để tìm ra các bài tập phù hợp nhất. Những bài tập có trên 70% số ý kiến tán thành sẽ đƣợc chúng tôi lựa chọn.
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập sút bóng c u môn bằng mu chính diện cho đội tuyển bóng đá nữ trƣờng THPT Hàn Thuyên
- Bắc Ninh (n = 10) TT Các bài tập Kết quả phóng vấn Đồng ý % Không đồng ý % 1 Mô phỏng động tác 4 40 6 60 2 Đá bóng vào tƣờng 10 100 0 0
3 Hai ngƣời sút bóng qua lại 8 80 2 20
4 Sút bóng cầu môn khi bóng cố định 7 70 3 30
5 Đẩy bóng sút cầu môn 8 80 2 20
6 Hai ngƣời phối hợp bật tƣờng qua lại
sút bóng vào cầu môn 9 90 1 10
7 Sút bóng xa khi bóng đƣợc nẩy từ mặt
sân lên 7 70 3 30
8 Sút bóng cầu môn có hàng rào 9 90 1 10
32
10 Sút bóng xa khi bóng cố định 5 50 5 50
11 Sút bóng xa khi bóng sống 6 60 4 50
12 Sút bóng 10 quả liên tục vào cầu môn 7 70 3 30
13 Bài tập phát triển sức mạnh cổ chân,
bật bục cao 30 - 35cm 9 90 1 10
14 Bài tập 1 chống 1 sút cầu môn 3 30 7 70
15 Bài tập sút bóng động có đà vào cầu
môn 4 40 6 60
16 Bài tập vuốt bóng trên không vào cầu
môn 4 40 6 60
17 Chạy tốc độ vào phán đoán bóng sút 1
chạm vào cầu môn 2 20 8 80
18 Bài tập phát triển thể lực bổ trợ 8 80 2 20
19 Bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi
(ngồi dựa tƣờng) 9 90 1 10
20 Hoàn thiện kỹ thuật động tác qua thi
đấu 8 80 2 20
Qua bảng 3.3 cho thấy: Trong tổng số 20 bài tập đề tài đƣa ra phỏng vấn, có 12 bài tập đƣợc các giáo viên, HLV bóng đá tán thành cao (từ 70% số ngƣời tán thành sử dụng) và đƣợc chúng tôi lựa chọn để tiến hành quá trình thực nghiệm.
1. Đá bóng vào tƣờng
2. Hai ngƣời sút bóng qua lại
3. Sút bóng cầu môn khi bóng cố định
4. Đẩy bóng sút cầu môn
5. Hai ngƣời phối hợp bật tƣờng qua lại sút bóng cầu môn 6. Sút bóng xa khi bóng đƣợc nẩy từ mặt sân lên
33
7. Sút bóng cầu môn có hàng rào
8. Dẫn bóng luồn cọc sút vào cầu môn
9. Sút bóng 10 quả liên tục vào cầu môn
10.Bài tập phát triển sức mạnh cổ chân, bật bục cao 30 - 35cm 11.Bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi (ngồi dựa tƣờng)
12.Hoàn thiện kỹ thuật động tác qua thi đấu
Các bài tập còn lại có ý kiến tán thành dƣới 70% số ngƣời tán thành nên theo nguyên tắc đặt ra đề tài không lựa chọn.
* Nội dung các bài tập
Bài tập 1: Đá bóng vào tường
- Mục đích: Giúp cho VĐV hoàn thiện kỹ thuật, phản ứng nhanh hơn
so với lúc ban đầu.
- Yêu cầu: Tập trung, chú ý, nghiêm túc.
- Nội dung tập luyện: Giáo viên, HLV mô phỏng động tác, VĐV đứng cách tƣờng 3m và thực hiện kỹ thuật mỗi chân 10 quả đá vào tƣờng.
Bài tập 2: Hai người sút bóng qua lại
- Mục đích: Giúp cho VĐV chủ động hơn với bóng, đƣờng bóng đi đúng hƣớng VĐV đối diện.
- Yêu cầu: Tập trung, chú ý tới đƣờng bóng đi.
- Nội dung tập luyện: Giáo viên, HLV làm mẫu động tác, 2 VĐV đứng cách 5m và thực hiện kỹ thuật và thực hiện mỗi chân 10 quả.
Bài tập 3: Sút bóng cầu môn khi bóng chết
- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật sút bóng cầu nôn bằng mu chính diện trong tình huống bóng cố định.
- Yêu cầu: Sút bóng cố định, mạnh, chính xác đúng kỹ thuật, yêu cầu sút vào 2 bên sát cột cầu môn.
34
- Số lần lặp lại: Mỗi VĐV thực hiện 5 lần sau đó đổi chân sút.
- Quãng nghỉ: Thực hiện hết một lƣợt sau đó lại quay trở về ngƣời đầu tiên.
- Nội dung bài tập: Đặt bóng gần vạch 10m cách cầu môn chạy đà vào sút bóng bằng mu chính diện.
Bài tập 4: Đẩy bóng sút cầu môn
- Mục đích: Giúp VĐV làm quen với sút bóng động, nâng cao khả năng chọn đúng thời điểm để sút bóng.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, sút bóng nhanh, mạnh, chính xác. - Số lần lặp lại: Mỗi VĐV thực hiện 10 lần cả hai chân.
- Quãng nghỉ: Thực hiện theo nƣớc chảy.
- Nội dung bài tập: VĐV đứng cách cầu môn khoảng 15m, đẩy bóng một chạm sau đó chạy vào sút cầu môn bằng mu chính diện bàn chân.
Bài tập 5: Hai người phối hợp bật tường qua lại sút bóng vào cầu môn
- Mục đích: Giúp VĐV làm quen với sút bóng bị động, nâng cao khả năng chọn đúng thời điểm để sút bóng.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, sút bóng nhanh, mạnh, chính xác. - Số lần lặp lại: Mỗi VĐV thực hiện 10 lần cả hai chân.
- Quãng nghỉ: Thực hiện theo nƣớc chảy.
- Nội dung bài tập: VĐV đứng cách cầu môn khoảng 15m, VĐV kia đứng chếch cách 3m và chuyền bóng cho VĐV đó chạy vào sút cầu môn bằng mu chính diện bàn chân.
Bài tập 6: Sút bóng xa khi bóng được nẩy từ mặt sân lên
- Mục đích: Giúp VĐV điều chỉnh đƣợc hƣớng bóng bay.
- Yêu cầu: Cổ chân phải cứng, sử dụng chủ yếu lực của cơ đùi và cẳng chân.
35
- Quãng nghỉ: Thực hiện theo nƣớc chảy
- Nội dung bài tập: VĐV đứng tại chỗ thả bóng rơi xuống đất bóng nẩy lên và rơi xuống ngang đầu gối thì VĐV thực hiện sút bóng xa.
Bài tập 7: Sút bóng cầu môn có hàng rào
- Mục đích: Giúp VĐV điều chỉnh đƣợc đƣờng bóng đi
- Yêu cầu: Biết quan sát và tính toán đƣờng bóng đi đƣờng bóng ổn định
- Số lần lặp lại: Mỗi VĐV đƣợc thực hiện 2 lần bởi 2 chân. - Quãng nghỉ: Thực hiện theo nƣớc chảy
- Nội dung bài tập: VĐV đứng cách cầu môn 15m VĐV hàng rào đứng cách VĐV thực hiện 2m. VĐV thực hiện sút bóng bằng mu chính diện vào cầu môn có hàng rào.
Bài tập 8: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn
- Mục đích: Phát triển khả năng vận động, tố chất khéo léo, nâng cao khả năng kiểm soát bóng và sút bóng bằng mu chính diện của VĐV.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, dẫn bóng nhanh và không làm đổ cọc, sút bóng mạnh và chính xác.
- Số lần lặp lại: Mỗi ngƣời thực hiện 10 lần, 5 quả chân trái, 5 quả chân phải.
- Quãng nghỉ: Thực hiện lần lƣợt theo nƣớc chảy.
- Nội dung bài tập: VĐV dẫn bóng lần lƣợt qua 3 cọc, mỗi cọc cách nhau 1,5m sau đó đẩy bóng đến sát vạch 16m50 rồi sút bóng bằng mu chính diện vào cầu môn.
Bài tập 9: Sút 10 quả bóng cố định liên tục vào cầu môn
- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật sút bóng cầu môn bằng mu chính diện trong tình huống bóng cố định. Nâng cao thể lực sức bền và ý chí cho VĐV.
36
- Số lần lặp lại: Mỗi VĐV thực hiện 2 lƣợt (mỗi lƣợt 5 quả chân trái, 5 quả chân phải).
- Quãng nghỉ: Từng VĐV thực hiện một lƣợt sau đó chuyển về ngƣời đầu tiên.
- Nội dung bài tập: Đặt 10 quả bóng trên vạch 16m50 và một cột mốc cách vạch 16m50 từ 2m đến 3m. VĐV xuất phát từ cột mốc chạy đến bóng sút.
Bài tập 10: Bài tập phát triển sức mạnh cổ chân, bật bục cao 30 - 35cm
- Mục đích: Nâng cao sức mạnh cho động tác sút bóng cầu môn. - Yêu cầu: Thực hiện nhanh và mạnh.
- Số lần lặp lại: Mỗi VĐV thực hiện 3 tổ (tổ 1: 20 lần; tổ 2: 30 lần; tổ 3: 40 lần).
- Quãng nghỉ: Mỗi tổ nghỉ 3 phút.
- Nội dung bài tập: Đứng tại chỗ trƣớc bục, khi nghe tín hiệu còi của giáo viên, huấn luyện viên, ngƣời tập hóp bụng thực hiện bật liên tục trên từng chân, khi bật yêu cầu ngƣời thẳng, tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trên.
Bài tập 11: Bài tập phát triển sức mạnh cơ đùi (ngồi dựa tường)
- Mục đích: Tăng lực cho động tác sút bóng bằng mu chính diện, đặc
biệt là sức mạnh cơ đùi.
- Yêu cầu: thực hiện nghiêm túc đúng động tác.
- Số lần lặp lại: Mỗi VĐV thực hiện 3 tổ (tổ 1: ngồi 30 giây ; tổ 2: ngồi 1 phút; tổ 3: ngồi 1,5 phút).
- Quãng nghỉ: Mỗi tổ cách nhau 2 phút.
- Nội dung bài tập: VĐV ngồi sau cho lƣng, đầu sát vào tƣờng, chân vuông góc với mặt đất.
37
- Mục đích: Nâng cao ứng dụng hiệu quả cho các bài tập và thi đấu, nhằm hình thành kỹ năng kỹ xảo động tác, nâng cao kinh nghiệm thi đấu.
- Yêu cầu: Thi đấu nhiệt tình, tích cực, tự giác, đúng Luật, và tránh chấn thƣơng.
- Thời gian: Thi đấu 2 hiệp mỗi hiệp 25 phút. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp là 5 phút. Có thể thi đấu sân nhỏ ( ½ sân ) khoảng 20 phút sau buổi tập.
- Nội dung bài tập: Chia 2 đội mỗi đội 11 ngƣời thi đấu 90 phút. Trong trận đấu HLV có thể dừng trận đấu lại để áp dụng các bài tập tình huống, sửa những lỗi sai cho VĐV ngay trong trận đấu.
Sau khi lựa chọn đƣợc các bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn
bằng mu chính diện bàn chân cho VĐV, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giáo viên về số buổi tập thích hợp để tập luyện trong một tuần và thời gian tập trong một buổi.
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên sử dụng số buổi tập trong tu n đƣ c các chuyên gia, HLV, giáo viên lựa chọn (n = 10)
Số buổi tập trong tu n Kết quả phỏng vấn Đồng ý % hông đồng ý % 1 buổi 2 20 8 80 2 buổi 2 20 8 80 3 buổi 8 80 2 20 4 buổi 1 10 9 90 5 buổi 0 0 10 100
Từ kết quả tại bảng 3.4 cho thấy: Với 80% tổng số ngƣời tán thành phƣơng án sử dụng 3 buổi tập trong một tuần đối với kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện. Đây là phƣơng án có sự tán thành cao hơn so với các phƣơng án khác và đƣợc chúng tôi lựa chọn để xây dựng tiến trình thực nghiệm.
38
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên thời gian cho mỗi buổi tập của các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên cho đội tuyển bóng đá nữ trƣờng trung học phổ thông Hàn Thuyên - Bắc Ninh lựa chọn (n = 10)
Thời gian (phút) Kết quả phỏng vấn Đồng ý % hông đồng ý % 10 – 15 0 0 10 100 15 – 20 1 5 9 90 20 – 25 2 10 8 80 55 – 60 8 80 2 20 30 – 35 1 5 9 90
Qua bảng 3.5 cho ta thấy với tỷ lệ 80% tổng số ngƣời tán thành sử dụng thời gian từ 55 - 60 phút trong một buổi tập 90 phút đối với huấn luyện kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện cho đội tuyển bóng đá nữ trƣờng THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh. Phƣơng án này đã đƣợc đa số tán thành và đƣợc chúng tôi lựa chọn để đƣa vào thực tiễn xây dựng chƣơng trình thực nghiệm cho đối tƣợng nghiên cứu.