Kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cầu i thăng long (Trang 75)

V. Hạch toán chi phí sản xuất chung

1.Kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Theo phương thức thanh toán giữa Công ty và chủ đầu tư thường là nghiệm thu, thanh toán sản phẩm xây lắp khi đã đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý, cuối mỗi quý, cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công công trình và đại diện bên chủ đầu tư sẽ tiến hành xác định phần việc đã hoàn thành và dở dang cuối kỳ. Căn cứ vào biên bản kiểm kê giá trị sản lượng dở dang và bảng kê dự toán các công trình do phòng kế hoạch chuyển sang, kế toán tính ra chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của từng công trình theo công thức sau:

Chi phí thực tế khối Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở + lượng xây lắp trong

Chi phí thực tế Giá trị dự toán dang đầu kỳ kỳ

khối lượng khối lượng xây

= Giá trị dự toán khối x xây lắp dở Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn

dang cuối kỳ + lượng xây lắp dở dang

thành bàn giao trong cuối kỳ

lắp dở dang cuối kỳ

kỳ

Ví dụ: Chi phí thực tế khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ của công trình cầu Nậm Pô trong quý IV được xác định như sau:

Chi phí thực tế 2 268 374 135 + 435 018 812 khối lượng 139 299 401 = x xây lắp dở 2 614 254 738 + dang cuối kỳ 139 299 401 = 135 314 680 đ Biểu số 37

Sở GTVT Lai Châu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban QLDA Độc lập – Tự do- Hạnh Phúc

Ngày 24tháng 12năm 2003

Biên bản nghiệm thu Khối lượng xây lắp hoàn thành

Công trình: Cầu Nậm Pô

Thuộc dự án: Đường Siphaphìn- Mường Nhé

Địa điểm xây dựng: Huyện Mường Lay – Tỉnh Lai Châu

Tên công tác xây lắp được nghiệm thu: Trụ T1, Dầm BTCT DƯL L= 24m Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: 8h sáng ngày 24 tháng 10 năm 2003 Kết thúc: 4h chiều ngày 24 tháng 10 năm 2003 Các bên tham gia nghiệm thu:

1.Đại diện cơ quan giám sát thi công:

Ông: Nghiệm Quang Thực Chức vụ: Quyền Trưởng Ban QLDA Ông: Nguyễn Minh Châu Chức vụ: Kỹ sư giám sát

2.Đại diện nhà thầu xây lắp: Công ty cầu I Thăng Long

Ông: Trịnh Thanh Tản Chức vụ: Phó giám đốc

Ông: Nguyễn Văn Nhân Chức vụ: Trưởng ban chỉ huy công trường

Thống nhất nghiệm thu khối lượng như sau: Công việc Đơn

vị Khối lượng thực hiện Khối lượng mời thầu Khối lượng bổ xung Cọc khoan nhồi m 33,8 28 5,8 Thép C1 + C2 + Thép khác Tấn 4,06 4,06 Bê tông bệ trụ M300 m3 58,5 58,5 Bê tông xà mũ m3 13,77 13,77

ý kiến Ban nghiệm thu: Chấp nhận nghiệm thu thanh toán trụ T1 với các khối lượng đã hoàn thành như trên

Đại diện Ban QLDA Đại diện nhà thầu

2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Cuối quý, kế toán tổng hợp tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình, hoặc các giai đoạn kỹ thuật bàn giao. Các chi phí sản xuất được kết chuyển vào tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

Biểu số 38

Công ty cầu I Thăng Long

Sổ chi tiết TK 154

Công trình: Cầu Nậm Pô Năm 2003 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ

Số dư đầu quý IV/2003

2 268 374

135

Kết chuyển chi phí nguyên vật

liệu 621 311 951 588

Kết chuyển chi phí nhân công 622 42 347 000 Kết chuyển chi phí máy 623 57 267 845

chung 627 43 452 379

Kết chuyển giá vốn

2588 078 267

Phát sinh quý IV/2003

Số dư cuối quý IV/2003 135 314 680

Người lập Kế toán trưởng

Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình, kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí sản xuất

Biểu số 39 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Quý IV/2003 S T T Công trình Ghi Nợ TK 154, Ghi Có các TK Cộng 621 622 623 627 1. CầuThan h Bình 495 258 536 258 356 500 367 846 365 90 135 724 1 211 597 125 2. Cầu Nậm Pô 311 951 588 42 347 000 57 267 845 43 452 379 455 018 812 3. Cầu A1 136 936 230 32 578 000 56 268 421 12 426 820 238 209 471 .... Cộng 17 485 904 566 3 648 460 00 0 4 256 845 634 2 234 874 400 27 626 084 600

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp (KLXL) hoàn thành được nghiệm thu, thanh toán trong từng kỳ tính giá thành (theo quý) Từ công thức tính giá thành sản phẩm:

Giá thành = Chi phí thực + Chi phí KLXL - Chi phí thực thực tế KLXL tế KLXL dở thực tế phát tế KLXL dở

hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ bàn giao

Ta tính được giá thành thực tê khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao (Trụ T1 và Dầm BTCT DƯL L=24m) của Công trình cầu Nậm Pô như sau:

2 268 374 135 + 1 268 374 135 - 135 314 680 = 2 588 078 267 (đồng)

Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí, kế toán lập chứng từ ghi sổ kết chuyển các khoản mục chi phí vào Tài khoản 154 để tính giá thành cho từng công trình , hạng mục công trình.

Đồng thời, từ các số liệu trên sổ chi tiết chi phí sản xuất, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình,, hạng mục công trình vào cuối quý (biểu số )

Biểu số 40

Công ty cầu I Thăng Long Chứng từ ghi sổ

Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Số 4135

Nợ

Kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ 154 621 17 485 904 566 622 3 648 460 000 623 4 256 845 634 627 2 234 874 400 Cộng 27 626 084 600

Người lập Kế toán trưởng

Từ chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ Cái Tài khoản 154

Biểu số 41

Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Công ty cầu I Thăng Long

Sổ Cái

Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK Đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày Nợ

Số dư đầu kỳ 36 478 136 254 4135 31/12 Kết chuyển chi phí 621 17 485 904 566 Kết chuyển chi phí 622 3 648 460 000 Kết chuyển chi phí 623 4 256 845 634 Kết chuyển chi phí 627 2 234 874 400 Kết chuyển giá vốn 632 44 607 953 586 Phát sinh quý IV 27 626 084 600 Số dư cuối kỳ 19 496 267 268 Năm 2003

Biểu số 42

Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Công ty cầu I Thăng Long

Bảng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp quý IV/2003

Đơn vị : Đồng ST T Công trình Chi phí trực tiếp Cộng chi phí trực tiếp CPSXKD dở dang Giá vốn Vật liệu Nhân công

Máy thi công

CPSX

chung Đầu kỳ Cuối kỳ

1. Cầu Thanh Bình 495 258 536 258 356 500 367 846 365 90 135 724 1 211 597 125 3 943 274 126 778 354 935 4 376 516 316 2. Cầu Nậm Pô 311 951 588 42 347 000 57 267 845 43 452 379 455 018 812 2 268 374 135 135 314 680 2 588 078 267 3. Cầu A1 136 936 230 32 578 000 56 268 421 12 426 820 238 209 471 1 176 295 486 216 385 429 1 198 119 528

... Cộng 17 485 904 3 648 460 00 0 4 256 845 2 234 874 36 478 136 19 496 267 44 607 953 586 566 634 400 27 626 084 600 254 268

Phần III

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cầu I Thăng Long

I. Đánh giá khái quát về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cầu I Thăng Long.

Hoà mình vào xu thế phát triển chung của đất nước, Công ty cầu I Thăng Long trong những năm qua đã không ngừng hoàn thiện, vươn lên khẳng định vị trí của mình trong ngành xây dựng nói chung và ngành cầu đường nói riêng.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc tìm ra cho mình một hướng đi riêng, phù hợp với tình hình đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp là chìa khoá để mở ra cho doanh nghiệp một cánh cửa của sự phát triển bền vững. Đối với Công ty cầu I Thăng Long, nhìn lại chặng đường vừa qua với những thành tựu không nhỏ mà Công ty đã đạt được cũng đã khẳng định phần nào sự đúng đắn trong cách thức quản lý cũng như mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, trong đó không thể không kể đến những đóng góp nhất định của công tác hạch toán kế toán mà quan trọng nhất đó là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặc dù còn nhiều hạn chế về hiểu biết thực tế cũng như việc áp dụng lý luận vào thực tiễn, em vẫn mạnh dạn đưa ra một số nhận xét và một số biện pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

1.ưu điểm

Có thể nói, bộ máy kế toán của Công ty đã tổ chức tương đối tốt phần hành về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác này,

Công ty đã sử dụng một hệ thống các chứng từ và sổ sách hợp lý và đầy đủ bao gồm các bảng kê, bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí và các sổ chi tiết, sổ Cái tài khoản. Các chứng từ gốc được sử dụng đảm bảo tính thống nhất cả về biểu mẫu và quy trình luân chuyển, làm căn cứ có giá trị pháp lý để ghi sổ kế toán. Việc lập các sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình đảm bảo cho việc theo dõi chi phí được xuyên suốt từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu, thanh toán, trên cơ sở đó có thể theo dõi một cách cụ thể các khoản mục chi phí của từng công trình để từ đó đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí cũng như dự toán chi phí và giá thành của từng công trình. Đồng thời, những thông tin chi tiết về chi phí cũng cho biết việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn đã hợp lý hay chưa để doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vào cuối quý đã đảm bảo việc cung cấp thông tin vừa chi tiết, vừa tổng hợp cho các nhà quản trị, đồng thời tạo điền kiện thuận lợi cho việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp, từ đó làm tăng tính chính xác và tin cậy cho các thông tin kế toán.

Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng tháng và thực hiện tính giá thành vào cuối quý, đây là khoảng thời gian hợp lý giúp cho quá trình theo dõi chi phí giá thành được cập nhật tạo điều kiện cho ban lãnh đạo có cơ sở để lập những kế hoạch cụ thể về vốn, về nhân lực, vật lực cũng như các quyết định kinh doanh tương đối kịp thời và chính xác.

Công ty đã tiến hành phân loại và tập hợp chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí, điều này đã có tác dụng tích cực trong việc thoả mãn yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức và theo dự toán chi phí, từ đó tăng cường được công tác kiểm tra và tiết kiệm chi phí. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cũng như đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và yêu cầu quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý và đơn giản, tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty còn bộc lộ một số những vấn đề tồn tại cần khắc phục sau đây:

Thứ nhất, về hệ thống tài khoản mà kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản

xuất.

Hiện nay, hầu hết các tài khoản của Công ty đều không được mở đến tài khoản cấp 2 để theo dõi ngoại trừ một số tài khoản theo dõi về nguyên vật liệu. Các tài khoản để theo dõi chi phí sản xuất mặc dù có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết về chi phí cho ban lãnh đạo nhưng cũng chỉ được mở tài khoản cấp 1. Trong khi đó, các yếu tố chi phí trong từng khoản mục lại được phân loại và theo dõi khá chi tiết trong quá trình hạch toán. Điều này gây ra sự không tương xứng giữa quá trình xử lý thông tin với việc cung cấp đầu ra của thông tin kế toán.

Thứ hai, về hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: Công ty

hiện nay chưa thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu sử dụng không hết vào cuối kỳ để làm căn cứ ghi giảm chi phí. Do vậy, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chưa được theo dõi, phản ánh đúng thực tế. Bên cạnh đó, về kế toán phân bổ chi phí vật liệu luân chuyển, công cụ dụng cụ vẫn còn mang nặng tính chủ quan, thiếu căn cứ thực tế. Những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài, được sử dụng lại nhiều lần nhưng Công ty chỉ áp dụng phương pháp phân bổ 50% ( phân bổ 50% giá trị vào kỳ sử dụng đầu tiên và 50% giá trị còn lại vào kỳ sử dụng sau). Cách làm này làm cho chi phí phát sinh trong các kỳ được phản ánh thiếu thực tế, vi phạm nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Thứ ba, về khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đã hạch toán vào khoản mục này cả lương của nhân viên quản lý đội và bộ phận bảo vệ. Thực tế đây là những bộ phận không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, do vậy việc hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp không những làm sai lệch về số liệu cung cấp cho ban lãnh đạo mà còn phản ánh sai bản chất của khoản mục chi phí này. Bên cạnh

đó, trong khoản mục này còn bao gồm cả tiền ăn ca của công nhân sản xuất. Điều này là sai chế độ quy định và cũng không đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí vì như thế việc kiểm tra đối chiếu với dự toán chi phí không còn phát huy tác dụng của nó do sự không thống nhất về nội dung hạch toán trong mỗi khoản mục.

Thứ tư, về khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, Công ty cũng không

hạch toán đầy đủ các yếu tố chi phí. Toàn bộ các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho sử dụng máy thi công như chi phí thuê máy, chi phí sửa chữa máy..., Công ty đều không hạch toán vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Điều này rõ ràng là một sự không hợp lý vì nó làm cho khoản mục chi phí máy thi công giảm xuống một cách

Một phần của tài liệu LUẬN văn hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cầu i thăng long (Trang 75)