Mô hình pha đinh che khuất tương quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh (Trang 59 - 60)

Như chúng ta đã biết, các đặc tính thống kê của pha đinh che khuất gây ra do che khuất của các vật cản trên đường truyền lan rất khó để mô hình hóa một cách chính xác. Trong [51], một mô hình tương quan cho pha đinh che khuất trong kênh vô tuyến được đề xuất và phù hợp với dữ liệu đo được với khoảng cách tương quan lên đến 500m tại tần số 900 MHz trong các macro cell vùng ngoại ô, và xấp xỉ 15m tại tần số 1.700 MHz trong các micro-cell đô thị. Độ tương quan chuẩn hóa giữa hai điểm có khoảng cách d được cho bởi:

R(d) = e−βd (2.1)

trong đó, d là khoảng cách giữa hai vị trí, β là hằng số phụ thuộc môi trường tính theo các phép đo củaεD, tương quan giữa hai điểm cách nhau một khoảng cách làD, tức là,εD = exp(−βD). Từ phép đo trong [51], tương quan tại khoảng

cách D= 100m trong môi trường ngoại ô được ước tính là εD = 0,82. Từ đây, ta

có thể tính được hằng số β = 0,002 trong môi trường ngoại ô. Tương tự, hằng số β = 0,12 được tính từ các phép đo tương quan trong môi trường đô thị.

Theo [51], tương quan chuẩn hóa giữa hai điểm riêng biệt cách nhau một khoảng kvT được cho bởi:

R(k) =a|k| (2.2)

a=εvT /DD (2.3) với v là vận tốc di chuyển, T là thời gian lấy mẫu. Ở đây ta có các giá trị v và

T tương ứng là 50km/h và 0,5s theo các phép đo trong [51]. Điều này cho ta

a = 0,986313 trong vùng ngoại ô và a = 0,433403 trong môi trường đô thị. Mối

quan hệ giữa a trong (2.3) và β trong (2.1) sẽ là:

Cũng theo [51], trong một tiến trình tự hồi quy (auto-regressive), hệ số a của tiến trình AR bậc 1 chính là độ tự tương quan chuẩn hóa của một mẫu, R(1), với tín hiệu đầu ra của nó. Điều này có nghĩa là chúng ta có một phương pháp để tạo các biến log-normal bằng cách cho các biến AWGN đi qua bộ lọc số bậc 1 có điểm cực R(1) = a. Đây là phương pháp mà luận án sử dụng để tạo ra các tín hiệu tương quan bị ảnh hưởng bởi pha đinh che khuất gây ra bởi cùng một vật cản hay một nhóm các vật cản. Lưu ý rằng, mô hình pha đinh che khuất

Y = exp(X) với X ∼N(µ, σ2) chỉ tạo ra các biến lognormal độc lập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)