Phát hiện phổ sử dụng bộ lọc hòa hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh (Trang 38 - 39)

Bộ lọc hòa hợp là một bộ lọc tối ưu tuyến tính trong việc phát hiện tín hiệu kết hợp để tối đa hóa SNR khi có tạp âm ngẫu nhiên cộng (additive stochastic noise). Như minh họa trong Hình 1.6, bộ lọc hòa hợp tính độ tương quan của một tín hiệu PU ban đầu biết trước s(t) với tín hiệu thu được x(t) trong đó T là độ dài ký tự của các tín hiệu PU. Khi đó, đầu ra của bộ lọc hòa hợp được lấy

Bộ lọc hòa hợp Bộ so sánh ngưỡng Tín hiệu thu

x(t) = s(t) + n(t)

y(t) Y

Lấy mẫu tại t = Ts

Hình 1.6: Sơ đồ khối bộ phát hiện sử dụng bộ lọc hòa hợp [32]

mẫu tại thời điểm đã được đồng bộ hóa. Nếu giá trị lấy mẫu Y lớn hơn ngưỡng

λ thì phổ được xác định là đang bị chiếm bởi PU. Phương pháp phát hiện này được gọi là phát hiện tối ưu trong môi trường tạp âm Gauss dừng. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian cảm nhận nhanh, chỉ cần O(1/SN R) mẫu để đạt được một xác suất phát hiện cho trước [13]. Tuy nhiên, bộ lọc hòa hợp không chỉ cần các thông tin về đặc tính của tín hiệu PU mà còn cần phải có sự đồng bộ hóa giữa bộ phát PU và người dùng CR. Nếu các thông tin này không chính xác thì bộ lọc hòa hợp hoạt động kém hiệu quả. Hơn nữa các người dùng CR cần phải có nhiều bộ lọc hòa hợp khác nhau dành riêng cho mỗi loại tín hiệu PU, điều này làm tăng độ phức tạp và chi phí thực thi.

Như vây, trong ba kỹ thuật cảm nhận phổ vừa trình bày, chúng ta có thể thấy rằng kỹ thuật phát hiện năng lượng đơn giản trong tính toán và độ phức tạp thấp, có thể áp dụng trong cả băng rộng cũng như băng hẹp. Vì vậy, luận án đã lựa chọn sử dụng phương pháp cảm nhận phổ theo năng lượng trong các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)