Ca nông dân ủ

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển nông nghiệp các tỉnh đông bắc campuchia trong khu vực tam giác phát triển campuchia lào việt nam (CLV) đến năm 2020 (Trang 67 - 69)

Cũng như những người sản xuất khác, nông dân cần vốn và phần lớn trong số họ đều không có đủ số vốn mà mình cần bằng các khoản tiền tiết kiệm. Nhưng nông dân nghèo nhất thậm chí còn không có khoản tiền tiết kiệm nào. Khi cần vốn để mở rộng sản xuất, người nông dân thường đi vay ngân hàng hoặc tổ chức tài chính vi mô. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách liên quan đến tín dụng nông nghiệp để can thiệp vào hệ thống ngân hàng đó. Các hộ nông dân sẽ được vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, mua giống, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô cho vay với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh trọng điểm hoặc các lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích.

Bên cạnh vấn đề vay vốn này, các hộ nông dân cần phải sử dụng khoản tiền vay đó đúng mục đích và có hiệu quả; nếu không thì sẽ bị rời vào tình trạng vỡ nợ vì không tiền trả cho ngân hàng.

3.3.3. Đưa nhanh ti n b khoa h c - công ngh v o s n xu t nông nghi pế ộ ọ ệ à ả ấ ệ

Khoa học công nghệ sẽ giúp tăng cường công tác thâm canh trong sản xuất nông nghiệp vùng Đông Bắc Campuchia.

Nhìn chung, tình hình ứng dụng các tiến bộ khao học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp những năm qua tại vùng Đông Bắc còn ở mức thấp, đa phần các hộ nông dân vẫn sử dụng công cụ nông nghiệp cổ điển nên những năm đến để nâng cao được chất lượng của vốn đầu tư và lao động, làm cho năng suất lao động nông nghiệp cao hơn thì giải pháp đưa nhanh tiến bộ khao học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết.

Do đặc điểm của thời tiết, khí hậu, cấu tạo đất đai mà quá trình đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào vùng Đông Bắc cần thực hiện theo các hướng cơ bản sau:

- Lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao nhưng phải đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Khi nghiên cứu áp dụng giống các loại cây trồng, lúa lai, rau quả, lợn nạc, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản có giá trị cao phải nghiên cứu kỹ thị hiếu của thị trường về các nông sản này.

- Đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp phải dựa vào tiến bộ sinh học và sinh thái làm trung tâm. Các phương pháp canh tác, nuôi trồng thủy sản sinh thái, chăn nuôi kết hợp với xử lý hầm biogas là những ứng dụng tiến bộ khoa học vừng có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. - Thực hiện cơ giới hóa các khâu sử dụng nhiều lao động trong canh tác. Trong canh

tác, khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch là các khâu tốn nhiều lao động nhất; khi thực hiện cơ giới hóa đồng thời kết hợp với tích tụ ruộng đất và giảm lao động trong các khâu này.

3.3.4. Hi n i hóa các k t c u h t ng nông nghi p tr ng y uệ đạ ế ấ ạ ầ ệ ọ ế

Kết cấu hạ tầng nông thôn nói chung và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng là điều kiện bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống tại nông thôn. Vì vậy, để đảm bảo một kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp đồng bộ và hiện đại phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Bắc Campuchia đến năm 2020, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Tập trung ưu tiên cho các chương trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu và điều tiết lũ giảm nhẹ các tác hại của thiên tai. Xây dựng các hồ, đập thủy lợi, chương trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và nâng cấp, sửa chữa, kiên cố, mở rộng hệ thống kênh các công trình thủy lợi đã có để nâng cao hiệu quả tưới cho lúa, màu, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho dân cư, công nghiệp, dịch vụ.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại là hệ thống các loại hình và cấp độ chợ như chợ bán buôn, chợ đầu mối, và chợ giao dịch. Hệ thống mạng lưới chợ sẽ thúc đẩy việc trao đổi mua bán nông sản và thông qua hoạt động của mạng lưới chợ mà giá cả được điều tiết phù hợp với thị trường, thông tin minh bạch và nhà sản xuất có điều kiện cải thiện chất lượng và gia tăng giá trị nông sản.

3.3.5. Nâng cao n ng l c qu n lý v t ch c th c hi n các chính sách c aă ự ả à ổ ứ ự ệ ủ

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển nông nghiệp các tỉnh đông bắc campuchia trong khu vực tam giác phát triển campuchia lào việt nam (CLV) đến năm 2020 (Trang 67 - 69)