Campuchia – Lào – V it Nam ệ

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển nông nghiệp các tỉnh đông bắc campuchia trong khu vực tam giác phát triển campuchia lào việt nam (CLV) đến năm 2020 (Trang 66 - 67)

Dựa trên những nguyên nhân đã tìm ra trong đánh giá thực trạng, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phát triển nông nghiệp các tỉnh Đông Bắc Campuchia thuộc TGPT CLV và nhằm đạt được những định hướng, mục tiêu đặt ra.

3.3.1. Nâng cao ch t l ng ngu n nhân l c nông nghi pấ ượ ồ ự ệ

Nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn là toàn bộ những người đang tham gia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc đang làm việc ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn không chỉ bao gồm những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp mà còn bao gồm cả những người phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp (đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành các cấp, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ nông nghiệp, đội ngũ cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp v.v.)(21).

Để chuyển nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp, thúc đẩy áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thì giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp (lao động nông nghiệp), kỹ năng lao động nông nghiệp là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp vùng Đông Bắc vào những năm đến. Vì vậy, cần phải thực hiện những công việc cụ thể như sau:

- Nhà nước tổ chức và vận hành hệ thống các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành nông nghiệp, cách thức sản xuất mới (bao gồm các viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật…)

21() Giáo trình Phân tích Chính sách Nông nghiệp, Nông thôn. PGS.TS. Phạm Văn Khôi và công sự, NXB ĐHKTQD, năm 2007, tr.177.

- Nhà nước tổ chức và vận hành hệ thống khuyến nông, lâm, ngư cấp vùng và quốc gia nhằm chuyển giao kiến thức và khao học công nghệ nông nghiệp tới người nông dân.

- Tăng cường cơ chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nông nghiệp bao gồm quản lý Nhà nước các cơ sở đào tạo, tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, công tác khuyến nông – lâm – ngư, hỗ trợ và quản lý tài chính, xã hội hóa công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nông nghiệp. - Nâng cao kiến thức cho nông dân về ngành hàng, thị trường nông sản, và cả các

phương pháp bảo quản, chế biến nông sản trước khi đưa ra thị trường.

- Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học cho nông dân để họ trở thành chủ thể sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đủ sức tiếp nhận sự tác động từ bên ngoài thông qua chính sách đầu tư của Nhà nước về giống mới, phương pháp canh tác mới, các tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

- Hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế, các nước láng giềng (Việt Nam và Lào), các nước trong khu vực và các nước đối tác khác trên thế giới trong việc đào tạo và bồi dưỡng lao động nông nghiệp.

3.3.2. T ng c ng vi c ti p c n tín d ng, vay v n cho s n xu t nông nghi pă ườ ệ ế ậ ụ ố ả ấ ệ

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển nông nghiệp các tỉnh đông bắc campuchia trong khu vực tam giác phát triển campuchia lào việt nam (CLV) đến năm 2020 (Trang 66 - 67)