- Dân số Việt Nam hiện nay gần 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, vừa bước vào kỷ nguyên “Lợi tức Dân số - demographic dividend” dự kiến kéo dài 30 năm với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động và 56% dân số có độ tuổi dưới 30. Trong 10 năm tới, số người trong độ tuổi lao động dự kiến sẽ tăng thêm ít nhất 1 triệu người mỗi năm.
- Tổng chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình chiếm hơn 63% GDP của Việt Nam và dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 173 tỷ USD trước năm 2020.
- Nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục nhận được sự tác động hỗn hợp tích cực của các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sự gia tăng thu nhập khả dụng và mức độ tăng trưởng tiêu dùng.
Ngành hàng tiêu dùng sẽ vẫn có một thị trường to lớn và đầy tiềm năng trong giai đoạn sắp tới. Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong ngành hàng tiêu dùng ở châu Á trong năm 2012 với tỷ lệ 23% so với Ấn Độ (18%) và Trung Quốc (13%).
- Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, tiết kiệm chi tiêu của người dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá ngành hàng tiêu dùng đang có sức hấp dẫn cao, và hiện là thời điểm thuận lợi để đổ vốn vào ngành hàng tiêu dùng.
Ngành nước giải khát:
- Thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam trong 5-7 năm qua luôn tăng trưởng trên 20% - là mức tăng trưởng cao của thế giới.
- Các doanh nghiệp trong ngành đang đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị phần (đáng kể nhất là kế hoạch mở rộng đầu tư của hai “ông lớn” là Coca-Cola và PepsiCo, hiện đang chiếm đến 60% thị phần trên thị trường nước giải khát), Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng đang xây dựng 2 nhà máy sản xuất nước giải khát,.. ngoài ra còn có sự chen chân của các doanh nghiệp bên ngoài vào lĩnh vực đầy tiềm năng này như VEDAN (nước uống Thiên Trà).
Ngành gia vị
- Có nhiều ưu thế phát triển với tốc độ lên tới từ 150-200%/năm.
- Tuy được sự góp mặt của hàng loạt doanh nghiệp tham gia vào phân khúc này như Ajinomoto, Unilever, Masan, Trường Thành, Cholimex, cả Big C, Co.op Mart,… các nhà sản xuất cho rằng hiện nay mức tiêu thụ gia vị của các gia đình tại Việt Nam vẫn còn đạt mức trung bình và còn nhiều dư địa để khai thác.
- Kể từ năm 2011 đến nay, ngành hàng tiêu dùng liên tiếp nằm trong top những ngành được quan tâm nhiều nhất trong những thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) tại thị trường Việt Nam.
- Kết quả khảo sát của Công ty Bain &Company và SVCA cho thấy hơn 80% các quỹ đầu tư vào thị trường Đông Nam Á đánh giá lĩnh vực hàng tiêu dùng là ngành đầu tư hấp dẫn. Trong đó, Việt Nam là thị trường được quan tâm nhất tại Đông Nam Á.
II. Công ty cổ phần tập đoàn Masan_MSN
- Mã chứng khoán: MSN
- Vốn điều lệ tính đến cuối năm 2012: 6780 tỷ đồng. - Vốn thị trường: 74,914
- KL cổ phiếu đang lưu hành: 687,280,123 cổ phiếu. - Giá sổ sách: 20,200 đồng
- Beta: 1.35
1. Vị thế công ty:
Công ty cổ phần tập đoàn Masan là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam và có thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lý các doanh nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Việt Nam.
Masan Group hiện đang nắm giữ 77% Masan Consumer, 31% Techcombank (Quyền sở
hữu thực sự của Masan Group bao gồm cả các công cụ có thể chuyển đổi) và 80% Masan Resources; lần lượt là những nền tảng vận hành hàng đầu có quy mô lớn trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính và tài nguyên.
Masan Consumer: Công ty thực phẩm và đồ uống lớn thứ 2 xét trên doanh
số. Công ty nắm giữ thị phần 78% nước tương, 76% nước mắm, 40% café hòa tan. Trên thị trường mì gói (mảng chiếm 36% doanh thu của MSN trong 6 tháng đầu 2012) mức tăng trưởng MSN vô cùng ấn tượng từ 0 % lên đến 15% trong năm 2011 và 26/12 là 25% (trong đó thị phần mì cao cấp chiếm tới 45% năm 2011)
Techcombank: ngân hàng lớn thứ 3 khối tư nhân xét theo tổng tài sản và
huy động tiền gửi, hiện đang phục vụ 2.3 triệu khách hàng bán lẻ và khoảng 66.000 khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng có mạng lưới phân phối rộng khắp, mô hình quản lý rủi ro thận trọng, các sản phẩm dịch vụ sáng tạo và tập trung vào các giải pháp công nghệ.Ngân hàng được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2011” bởi tạp chí Finance Asia.
Masan Resources: công ty tài nguyên lớn nhất khối tư nhân. Dự án mỏ đa
kim Núi Pháo ở miền Bắc mang đẳng cấp thế giới, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn trong tương lai.
Dự án Núi Pháo: Tỉnh Thái Nguyên,tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 500 triệu
USD. Dự kiến đi vào hoạt động vào quý 1/2013, sản xuất kinh doanh hết công suất vào quý 4/2013. Mỏ Núi Pháo đang đi đúng tiến độ để bắt đầu sản xuất vào tháng 3/2013.
2. Chỉ số tài chính:
2012 2011 2010 2009
TÀI SẢN (triệu VND) 38699256 33572619 21129538 7017094
Tăng trưởng tài sản (%) 15% 59% 201% 345%
Tài sản ngắn hạn 9221223 12541434 4626838 2441831 Tài sản dài hạn 29478033 21031185 16502700 4575263 NỢ PHẢI TRẢ (triệu VND) 18994871 12017587 8981050 1947555 Tăng trưởng (%) 58% 34% 361% 177% NỢ NGẮN HẠN 4748364 3625783 3224917 1210937 NỢ DÀI HẠN 14246507 8391804 5756133 736618 VỐN CHỦ SỞ HỮU (triệu VND) 13883837 15875652 10623685 4762088
DOANH THU THUẦN (triệu VND) 10389414 7056849 5586287 3957814
Tăng trưởng doanh thu thuần 47% 26% 41% 106%
LỢI NHUẬN THUẦN (triệu VND) 1962592 2496008 2629217 679518
Tăng trưởng lợi nhuận (%) -21% -5% 287% 70%
EPS cơ bản (VND/CP) 2,179 3,829 4,726 1,426 BVPS cơ bản (VND/CP) 20,201 30,810 20,618 9,996 P/E cơ bản (VND/CP) 46.81 23.63 15.87 23.98 ROE 8.47 14.89 29.68 23.55 ROA 3.49 7.21 16.22 15.57 ROS 18.89 35.37 47.07 17.17
Kết quả kinh doanh khả quan:
- Năm 2012, là một năm đầy thách thức đối với Việt Nam, nền kinh tế trong nước đối mặt với tình hình khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và trên bờ vực phá sản, tuy vậy công ty vẫn giữ vững được vị thế và có mức tăng trưởng tốt cụ thể, doanh thu đạt 10,575 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2011, đây là điều
đáng khích lệ trong bối cảnh rối ren của nền kinh tế, trong năm các chi phí tăng mạnh như chi phí bán hàng 1,325 tỷ đồng, tăng 31%, chi phí quản lý doanh nghiệp 727 tỷ đồng, tăng 79%, thêm vào đó là phần lợi nhuận lỗ từ công ty liên kết liên doanh 337 tỷ đồng nên ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế đạt 1,962 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2011, và hoàn thành 84% so với kế hoạch đề ra.
- Doanh thu CT Hàng tiêu dùng Masan 2012 tăng trưởng mạnh, đạt lợi nhuận sau thuế 703 tỷ đồng (tính cả Vinacafe).
- Lợi nhuận hợp nhất giảm 25% do chi phí tăng: (i) CT Tài nguyên Masan thuê Ban lãnh đạo mới để chuẩn bị cho dự án Núi Pháo, (ii) Ngân hàng liên kết là Techcombank thua lỗ 6 tỷ đồng và (iii) lợi nhuận tài chính giảm 58% (ngoại hối và thu nhập từ lãi).
3. Rủi ro
Rủi ro kinh doanh:
- Những công ty con và công ty liên kết của Masan group hoạt động trong các ngành phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và vị trí dẫn đầu thị trường của Masan có thể lung lay nếu các đối thủ cạnh tranh đạt được những bước tiến quan trọng để giành lấy thị phần.
- Triển vọng kinh doanh của Masan group gắn liền trực tiếp với triển vọng kinh tế của việt Nam. Những triển vọng hay khó khăn của nền kinh tế không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến mảng kinh doanh ngân hàng có mức độ nhạy cảm với thị trường cao mà còn có những ảnh hưởng gián tiếp tới thói quen tiêu dùng của của người dân, ảnh hưởng tới sức mua hàng tiêu dùng.
- Kết quả tài chính của Masan resources sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả hàng hóa. Khi dự án Núi Pháo đi vào vận hành, công ty sẽ bán các sản phẩm tinh quặng hoặc sản phẩm có giá trị gia tăng chế biến từ vonfram, florit, bismut và đồng. Giá bán sản phẩm của công ty sẽ phụ thuộc vào tình hình cung cầu của thị trường quốc tế và mặt bằng giá của những sản phẩm này.
Rủi ro lãi suất: Các công ty của Masan đều có nhiều khoản vay dài
hạn và hầu hết là lãi suất thả nổi. Do đó kết quả kinh doanh của những công ty này có nhiều rủi ro lãi suất.
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Tập đoàn và Công ty có rủi ro tỷ giá hối đoái
đối với các giao dịch bán hàng, mua hàng và các khoản vay có gốc bằng đơn vị tiền tệ không phải là đơn vị tiền tệ kế toán của các công ty thành viên trong Tập đoàn. Loại tiền tệ sử dụng trong các giao dịch này chủ yếu có gốc bằng Đô la Mỹ (USD), Đô la Úc (AUD), Euro (EUR) và Thai Baht (THB).
4. Chiến lược của MASSAN
Chiến lược ngành:Masan Consumer thực hiện chiến lược "chọn sân chơi". Các tiêu chí lựa chọn ngành bao gồm:
- Những thị trường có khả năng xây dựng một thương hiệu cao cấp và tạo ra lợi nhuận cao (tỷ suất lợi nhuận gộp ít nhất là 30%)
- Thị trường cạnh tranh, đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc thị trường manh mún và có lộ trình hợp nhất rõ ràng.
- Các thị trường có thể gia tăng giá trị thông qua nội địa hóa sản phẩm, tập trung vào khẩu vị địa phương và sức khỏe.
Chiến lược thực thi: Tập trung tiếp thị sản phẩm mạnh, tuyển dụng nhân sự cấp cao quốc tế.
Chiến lược tài chính:
- Đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp trên 30%; - Triển khai chi phí vốn thấp, ROE trên 25%.
- Duy trì cấu trúc tài sản thận trọng với đòn cân nợ thấp, tỷ lệ Nợ/EBITDA dưới 3.
- Sử dụng mô hình "thu tiền khi giao hàng”.
Chiến lược tăng trưởng: Tấn công ngành mới bằng mua bán-sáp nhập.
5. Các hoạt động
Mở rộng thị phần và xâm nhập các ngành hàng tiêu dùng:
- Q4/2011: Masan Consumer mua lại số cổ phần chi phối của công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa - thương hiệu cà phê hòa tan bán chạy nhất Việt Nam (chiếm 40% thị phần), Masan hiện đang nắm giữ 53,2%.
- Tháng 1/2013, Masan Consumer mua lại 24,9% cổ phần của Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, sau đó mua thêm 3,13 triệu cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu lên 61,51%. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC dự kiến sẽ chào bán tất cả số cổ phần còn lại tại vĩnh Hảo (20.16%) và Masan Consumer đã lên kế hoạch mua lại để sở hữu 100% cổ phần Vinh Hảo.
- Masan Consumer bắt đầu tham gia vào phân khúc thị trường cung cấp chất đạm có tiềm năng tăng trưởng cao, mở đầu là thương vụ mua 40% cổ phần Proconco với giá 96 triệu USD vào tháng 10/2012.
- Masan tiếp tục mở rộng kinh doanh trong ngành hàng nước uống với việc thương thuyết mua lại công ty bia & nước giải khát Phú Yên (PYBECO) có công suất sản xuất 50 triệu lít/ năm. Giá trị giao dịch ước tính khoảng 12 triệu đô la, bao gồm các khoản nợ.
Chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư
- Năm 2011: KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng J.P. Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108 triệu đô la Mỹ.
- Năm 2012: Ngân hàng Standard Chartered cho Masan Resources vay 80 triệu đô la Mỹ, đồng thời cũng là sự chứng nhận quốc tế đối với tiến độ triển khai của dự án Núi Pháo.
- Tháng 2 và tháng 3 năm 2012: huy động được khoảng 185 triệu đô la Mỹ, phần lớn từ các nhà đầu tư hiện hữu, Richard Chandler Corporation và Mount Kellett bằng cách phát hành các công cụ tài chính chuyển đổi.
- Tháng 1/2013, KKR (một công ty quản lý đầu tư hàng đầu trên thế giới với số tài sản thuộc quyền quản lý hơn 66 tỷ USD) tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer bằng mua lại cổ phiếu phát hành mới và đang lưu hành của Masan Consumer.
- Vào ngày 25/1/2013, BI Private Equity New Markets II K/S, một công ty đầu tư được quản lý bởi BankInvest, đã mua cổ phiếu ưu đãi bắt buộc chuyển đổi của Công ty Cổ phần Tài Nguyên Ma San, một công ty con của Công ty, với tổng số tiền là 521 tỷ VND.
- Cuối tháng 3/2013, trong hội thảo đầu tư lần đầu tiên tổ chức ngoài nước Mỹ của Pacific Group (TPG), có tài sản quản lý vài khoảng 54,5 tỷ USD, Masan trở thành một trong 10 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh xuất sắc nhất trong danh mục đầu tư của TPG Growths, và được giới thiệu tại hội nghị để giúp thu hút thêm vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi.
Chính sách quản lý hiệu quả:
- Nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trên thế giới để điều hành quản trị, lẫn khâu sản xuất.
- Đối với chuyên môn chiến lược và điều hành, Masan đã tuyển mộ các nhân sự từ những công ty đa quốc gia có lịch sử thành công ở thị trường mới nổi như Việt Nam. Chính kinh nghiệm quản lý của họ sẽ giúp Masan nhanh chóng gia nhập thị trường và ở vị trí dẫn đầu.
- Dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc Madhur Maini, Tập đoàn Masan đã có bước chuyển mình lớn lao trong bối cảnh môi trường đầy thử thách: 1) thu hút hơn 1 tỷ USD vốn ngoại vào Việt Nam để tài trợ cho việc phát triển kinh doanh; 2) thể hiện tính chuyên nghiệp trong điều hành thông qua việc triển khai dự án khai thác vonfram Núi Pháo, trước đó bị trì hoãn trong một thời gian dài; và 3) chuyển đổi một công ty thực phẩm thành một công ty hàng tiêu dùng hoạt động trong nhiều lĩnh vực
- Chiến lược này tiếp tục được Masan phát huy khi tiến cử ông Steve Golsby (người có rất nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng, Từ năm 2008 đến nay, ông là Giám đốc điều hành của Mead Johnson Nutrition) trở thành thành viên của Hội đồng Quản trị Masan Consumer sau Đại hội cổ đông ngày 22/4/2013. 6. Triển vọng công ty 2013
- Kỳ vọng lợi nhuận 2013 tăng đến 65% nhờ mỏ Núi Pháo
- Mỏ Núi Pháo sẽ đi vào hoạt động trong Quý 1/2013 đúng theo kế hoạch, đã ký kết một số hợp đồng với các khách hàng các sản phẩm chính bismut (20.000 tấn/năm), huỳnh thạch (fluorspar, 200.000 tấn/năm) và vonfram APT (Ammonium
dùng Masan, chúng tôi cho rằng trong vòng một năm, Tập đoàn Masan sẽ tạo ra dòng tiền tiền mặt cho các cổ đông.
- Bệ phóng cho tăng trưởng bền vững: Với tổ chức như hiện tại có khả năng mang lại rất nhiều tiềm năng cho việc tạo ra giá trị trong tương lai.
- Tất cả các cấp lãnh đạo của Tập đoàn Masan là các chuyên gia đến từ nhiều nước khác nhau. Công ty hàng tiêu dùng này được điều hành bởi các nhà quản trị người Việt Nam cũng như nước ngoài, từng giữ những vị trí cao cấp tại các công ty như P&G, Unilever và Kraft.
- Gần đây Techcombank đã cải tổ đội ngũ lãnh đạo cao cấp, bắt đầu bằng việc tuyển dụng Simon Morris cho vị trí Tổng giám đốc. Trước đây, ông Simon Morris từng làm Tổng giám đốc Standard Chartered cấp quốc gia tại nhiều nước