ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN MỘT SỐ ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt rét tại một số xã vùng biên giới tại huyện hướng hóa quảng trị và savannakhet lào năm 2010 (Trang 28 - 31)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN MỘT SỐ ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

TRÊN MỘT SỐ ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

BS. Hoàng Văn Gang, Ths. Lê Việt

Tóm tắt: Điều tra 665 hộ gia đình và 96 đang phun thuốc bảo vệ thưc vật ở 7 xã của hai huyện Hải lăng và Triệu phong chúng tôi nhận thấy: 30% lượng thuốc được bán tự do trên thị trường, 16% hộ gia đình đang cất thuốc trong nhà, 9,4% các đối tượng phun thuốc khống đúng kỷ thuật, 21% có ăn uống hoặc hút thuốc trong khi phun, 52,8% khi có dấu hiệu nhiễm độc không xử lý gì. 42,3% mẫu rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tuy nhiên ở trong giới hạn cho phép.

Từ khoá: Thuốc bảo vệ thực vật; hộ gia đình; dấu hiệu nhiễm độc.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc bảo vệ thực vật là một loại vật tư nông nghiệp đặc thù, rất cần thiết để bảo vệ năng suất, chất lượng cây trồng. Ngoài công dụng phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có khả năng gây ngộ độc cho người , động vật, cây trồng, sinh vật có ích, gây ô nhiễm môi trường.

Ở Quảng Trị theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật hàng năm trên địa bàn tỉnh tiếp nhận từ 12 tấn đến 13 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn bao gồm việc phân phối bảo quản hướng dẩn sử dụng, cũng như đánh giá tình trạng hiễu biết của người sử dụng và mức độ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau màu từ trước đến nay chưa có một đánh giá nào. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu:”Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số địa bàn tỉnh Quảng Trị”.

Mục tiêu nghiên cứu:

1-Đánh giá tình hình phân phối, bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn

2-Đánh giá tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên một số rau quả.

II.ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nông dân tại hộ gia đình và những nông dân đang tiến hành phun thuốc BVTV. trên đồng ruộng.

Các sản phẩm rau màu được bản trên thị trường.

3.2.Cở mẫu

Cở mẫu được tính theo công thức

22 2 2 1 ) 1 ( d p p Z N = − −α

Trong đó: n: là cỡ mẫu, d: khoảng sai lệch cho phép, p: xác suất ước tính

N= 665 hộ gia đình

3.3. Địa bàn nghiên cứu: Thuộc 7 xã của hai huyệnđồng bằng Triệu Phong và Hải Lăng. ở Hải Lăng có đồng bằng Triệu Phong và Hải Lăng. ở Hải Lăng có 4 xã Hải Quế 98 hộ, Hải Thành 102 hộ, Hải Trường 26

107 hộ, Hải Thiện 97 hộ. Triệu Phong có 3 xã: Triệu Trung 61 hộ, Triệu Tài 101 hộ, Triệu Trạch 99 hộ. Tất cả những xã này là những xã đồng bằng, dân cư đông, diện tích trồng cây nông nghiệp cao nhất. Tất cả các hộ gia đình liệt kê theo danh sách, sau đó chọn ngẩu nhiên 665 hộ gia đình để điều tra. Mỗi hộ phỏng vấn 1 đối tượng thường phun thuốc.

3.4. Phương pháp nghiên cứu:

Phỏng vấn những người nông dân tại hộ gia đình theo bộ câu hỏi để thu thập các thông tin cơ bản về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật.

Quan sát và phỏng vấn những người nông dân đang phun thuốc bảo vệ thưc vật trên đồng ruộng. Xét nghiệm xác định dư lượng hoạt chất thuốc bvtc. trên hoa màu. Định tính theo phương pháp phát hiện nhanh thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ (Thường qui kỹ thuật kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 1052/2002/QĐ-BYT ngày 29/03/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế). Bán định lượng dư lượng hoá chất nhóm phospho hữu cơ bằng Test Kit của Thái lan - Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bộ thử nghiệm phát hiện nhanh do Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm- Bộ Y Tế cung cấp

3.5.Thời gian nghiên cứu:

Tiến hành nghiên cứu từ tháng 3/2005 đến 11/2005

III.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Kết quả điều tra tại hộ gia đình Phân bố theo huyện

- Trong số 665 đối tượng điều tra:

+ Hải Lăng 404 đối tượng chiếm tỷ lệ 60,8% + Triệu phong 261đối tượng chiếm tỷ lệ 39,2% - Nam giới 552 đối tượng chiếm 83%. Nữ giới 113 đối tượng chiếm 17%.

Bảng1. Nguồn mua thuốc bảo vệ thực vật

TT Nguồn mua Tần suất Tỷ lệ %

1 Đại lý của trạm BVTV

huyện, xã 243 35,7 2 Trạm BVTV của huyện 147 21,6 3 Cửa hàng vật tư bán lẽ 259 38,1

TT Nguồn mua Tần suất Tỷ lệ %

trong xã

4 Ngoài chợ 27 3,9 5 Nguồn khác 3 0,5 Tổng số 679 100,0 Qua điều tra cho thấy có khoảng 30% đại lý phân phối thuốc bảo vệ thực vật là các đai lý tư nhân không được cấp giấy phép kinh doanh. Điều này chứng tỏ có khoảng 30% số thuốc mà các hộ gia đình mua sử dụng không rõ nguồn gốc về việc cung ứng thuốc..

Bảng2.Việc bảo quản thuốc trong các hộ gia đình

TT Cất giữ thuốc trong nhà Số lượng Tỷ lệ % 95% CI (%) 1 Có 86 12,9 10,6 - 15,7 2 Không bao giờ 562 84,5 81,6 - 87,0 3 Không biết 17 2,6 1,6 - 4,1

Tổng số 665 100,0

12,9% số gia đình để thuốc bảo vệ thực vật trong nhà vì nhiều lý do khác nhau.

Các loại thuốc BVTV hiện đang có tại các hộ gia đình: Basa, Volphatox, carban, ofatox, Sofit, Atara, carate, Ditrack, Mexin, Vibasa, thuốc rầy.

Bảng3.Lần phun cuối cùng đến khi thu hoạch Thời gian phun

lần cuối đến khi thu hoạch (ngày) Trung bình (ngày) Độ lệch

chuẩn chuẩnSai số 95% CI(%)

Lúa

(639 mẫu) 25 11,2 0,44 24 - 26 Rau màu

(214 mẫu) 14 6,9 0,47 13 - 15 Điều tra cho thấy thời gian phun trung bình lần cuối đến khi thu hoạch đối với lúa là 25 ngày, đối với rau màu là 14 ngày.

Bảng 4. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản không: T T Được hướng dẫn sử dụng bảo quản SL Tỷ lệ % 1 Có được hướng dẫn 461 70,5 2 Không được hưóng dẫn 194 29,5 Tổng 655 100,0

Có 29,5% số nông dân không được hướng dẩn cách sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.

3.2. Kết quả khảo sát người phun thuốc

Phỏng vấn và quan sát 96 đối tượng đang tiến hành phun trên đồng ruộng kết quả cho thấy:

Bảng 5.Tình trạng thuốc đang sử dụng

Thuốc đang dùng SL Tỷ lệ % 95% CI (%)

Hết hạn sử dụng 15 15,6 9,7 - 24,2 Còn hạn sử dụng 81 84,4 75,8 - 90,3

Total 96 100,0

Thuốc hiện đang dùng còn hạn sử dụng chiếm 84,4%. Thuốc hết hạn sử dụng chiếm 16%.

Bảng6. Phương tiện dùng để đựng thuốc

TT Phương tiện dùng để chứa đựng SL Tỷ lệ %

1 Chai đựng thực phẩm 0 0 2 Lon Coca-Cola, Lon đựng sữa 0 0 3 Chai lọ nhà sản suất 95 99 4 Dụng cụ khác 1 01 Tổng số 96 100 Phương tiện dùng để chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật: Có 99% người được phỏng vấn dùng chai lọ nhà sản xuất để đựng thuốc BVTV. 1% đựng thuốc trong dụng cụ không phải là phương tiện của nhà sản xuất.

Bảng 7.Cách thức pha thuốc:

TT Cách thức pha thuốc Tầnsuất Tỷ lệ%

1 Theo hướng dẫn của HTX 8 8,1 2 Theo hướng dẫn người cung cấp 5 5,0 3 Theo ý riêng của bản thân 7 7,1 4 Theo hướng dẫn ghi trên bao bì 77 77,8 5 Khác (HD của chương trình IPM) 2 2,0

Total 99 100,0 Cách thức pha thuốc: Theo hướng dẫn của hợp tác xã 8,1%, của người cung cấp 5%, theo ý riêng của bản thân 7,1%, theo hướng dẫn ghi trên bao bì 77,8%.

Bảng 8. Cách thức phun thuốc bảo vệ thực vật T T Cách thưc phun thuốc Tổng số Tỷ lệ % 95%CI (%)

1 Đi theo chiều gió 65 67,7 57,8 - 76,2 2 Đi ngược chiều gió 9 9,4 5,0 - 16,9 3 Khác 22 22,9 15,7 - 32,2

Tổng số 96 100, Khi phun đi ngược chiều gió chiếm 9,4%.

Bảng 9.Thời lượng phun thuốc

TT Thời lượng phun thuốc Số lượng Tỷ lệ % 95% CI (%) 1 Ít hơn 1 giờ 48 50,0 40,2- 59,8 2 Từ 1 giờ đến 2 giờ 26 27,0 19,2 - 36,7 3 Từ 2 giờ đến 3 giờ 11 11,5 6,5 - 19,4 4 Lớn hơn 3 giờ 11 11,5 6,5 –19,4 Tổng số 96 100,

Có trên 11% số người đi phun với thời lượng lớn hơn 3 giờ đồng hồ.

Bảng10. Sử dụng thực phẩm và hút thuốc trong khi phun thuốc

TT T Có ăn uống, hút thuốc trong lúc làm việc Số lượng Tỷ lệ % 95% CI (%) 1 Có 20 20,8 13,9 - 30,0 2 Không 76 79,2 69,9 - 86,1 Total 96 Bảo hộ lao động

Phần lớn số người đi phun có trang bị bảo hộ lao động nhưng không đầy đủ. Họ chỉ đeo áo mưa hoặc chỉ đeo khẩu trang, hoặc chỉ đeo găng tay.

Bảng11. Cách xử lý khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc TT Cách xử lý SL Tỷ lệ % 1 Không làm gì 218 52,8 2 Tự điều trị 128 31,0 3 Tới trạm y tế 60 14,5 4 Khám bác sĩ tư nhân 7 1,7 Tổng cộng 413 100,0

Có 52% các trường hợp khi có dấu hiệu ngộ đốc không xử lý gì, 31% tự xử lý, 16,2% đi đến các cơ sở y tế.

Bảng12. Cách xử lý bình phun

TT Cách xử lý bình phun S.L Tỷ lệ %

1 Súc rữa bình rồi đổ nước trong

bình xuống ruộng, vườn 43 44,8 2 Súc rữa bình rồi đổ nước trong

bình xuống ao,hồ 39 40,6 3 Đem về nhà rữa 2 2,1

4 Khác 3 3,1

5 Đổ xuống mương thuỷ lợi 9 9,4 Tổng số 96 100, Cách xử lý bình phun: Súc rữa bình rồi đổ nước trong bình xuống ruộng 44,8%. Súc rữa bình rồi đổ nước trong bình xuống ao hồ 40,6%. Đem về nhà rữa 2,1%. Đổ xuống mương thuỷ lợi 9,4%. Điều tra cho thấy: hầu hết số người xử lý bình phun không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưỡng môi trường và sức khoẻ.

3.3. Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV nhóm phospho hữu cơ:

Các loại thực phẩm được lấy xét nghiệm bao gồm: rau lang, xa lách, cải bẹ, bắp cải, hành lá,

29 Có 21% số người phun thuốc có ăn uống và hút thuốc trong lúc phun

suplơ, quả hồng, đậu cuve, ớt, cà rốt, mướp đắng, cà chua.

Tổng số mẫu phân tích: 384. Số mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV là 147 mẫu, chiếm 42,3%. Tuy nhiên dư lượng thuốc BVTV phát hiện trong giới hạn an toàn cho phép.

V.KẾT LUẬN

1.Điều tra 665 đối tượng hộ gia đình tại 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng cho thấy: Thuốc bảo vệ thực vật bán khá tự do trên thị trường. 30% số thuốc mà các hộ gia đình mua sử dụng không rõ nguồn gốc về việc cung ứng. 16% để thuốc tuỳ tiện bất cứ nơi nào trong nhà. Có 29,5% số nông dân không được hướng dẩn cách sử dụng bảo quản khi tiến hành phun thuốc.

2. Điều tra 96 đối tượng đang phun thuốc cho thấy: Có một tỷ lệ lớn (9,4%) các đối tượng phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật. Có 21% số người phun thuốc có ăn uống và hút thuốc trong lúc phun. Phần lớn số người đi phun có trang bị bảo hộ lao động nhưng không đầy đủ. Khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc phần lớn không được xữ lý(52,8) hoặc tự xữ lý không đúng cách (31%) . Hầu hết số người xử lý bình phun, chai lọ đựng hoá chất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.

3. Có 42,3% mẫu rau củ quả phân tích có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên dư lượng thuốc nằm trong giới hạn cho phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt rét tại một số xã vùng biên giới tại huyện hướng hóa quảng trị và savannakhet lào năm 2010 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w