Phân bố số lượng bệnh nhân theo mức độ trầm trọng: Số bệnh nhân bị tổn thương trầm trọng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt rét tại một số xã vùng biên giới tại huyện hướng hóa quảng trị và savannakhet lào năm 2010 (Trang 25 - 27)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

11. Phân bố số lượng bệnh nhân theo mức độ trầm trọng: Số bệnh nhân bị tổn thương trầm trọng:

trọng:Số bệnh nhân bị tổn thương trầm trọng: 324 trường hợp chiếm 3,9%; nặng chiếm 27,4%; trung bình 68,7%.

IV. BÀN LUẬN

Tổng số nạn nhân bị chấn thương vào điều trị trong tất cả các bệnh viện trong 1 năm là: 8221 bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu này lớn hơn nhiều lần so với số lượng bệnh nhân bị TNTT ghi nhận theo hệ thống báo cáo của ngành y tế là 3250 bệnh nhân.

Trong tổng số 8221 nạn nhân điều trị tại các bệnh viện thì bệnh viện đa khoa tỉnh có số bệnh nhân nhiều nhất, 3234 trường hợp chiếm 39,3%, tiếp đến bệnh viện Triệu Hải 1164 chiếm 14%, bệnh viện Hương hoá 950 trường hợp chiếm 11,5%, bệnh viện Gio Linh 818 trường hợp chiếm 10%, bệnh viện Vĩnh Linh 503 trường hợp chiếm 6,1%, bệnh viện Đông Hà 412 trường hợp chiếm 5,1%, bệnh viện Hải Lăng 394 trường hợp chiếm 4,7%, bệnh viện Triệu Phong 266 trường hợp chiếm 3,2%, bệnh viện Đakrong 259 trường hợp chiếm 3,1%, bệnh viện Cam Lộ 212 trường hợp chiếm 2,6%. Nhìn chung tất cả các bệnh viện trong một năm đều tiếp nhận một số lượng lớn bệnh nhân bị TNTT. Bệnh viện ở tuyến càng cao thì số lượng bệnh nhân càng nhiều.

Số bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện là 21 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,26% Theo số liệu quản lý của Sở Giao thông vận tãi và Công an tỉnh thì số tử vong do tai nạn giao thông trong toàn tỉnh trong một năm tại hiện trường là: 240 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích là 2,9%, chủ yếu xãy ra tại cộng đồng, gấp khoảng 10 lần tỷ lệ tỷ vong tại bệnh viện. Số tử vong này ngành y tế không quản lý được.

Nam giới 5890 trường hợp (chiếm 71,6%), nữ giới 2331 trường hợp (chiếm 28,4%). Kết quả điều tra này cũng phù hợp với nhiều kết quả điều tra khác. Trong TNTT thì nam giới bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới.

Số lượng người bị thương chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động từ 15 đến 54 tuổi có 5682 trường hợp chiếm 69,1%. Trẻ em dưới 15 tuổi bị tai nạn thương tích là 1589 chiếm 19,3%. Người lớn trên 55 tuổi có 950 trường hợp chiếm 11,6%.

Số lượng nông dân bị chấn thương là 3735 chiếm 45,4%, học sinh 1801chiếm 21,9%, công chức 515 trường hợp chiếm 6,2%. Nông dân chiếm tỷ lệ cao trong TNTT, điều này có thể giải thích là nông dân chiếm tỷ lệ hơn 70% dân số. Đáng chú ý là học sinh, sinh viên chiếm một tỷ lệ TNTT đáng kể: 21,9%. Thời gian trung bình từ khi bị tai nạn đến khi nhập viện là 1,7 giờ. Một số trường hợp chấn thương sau khi bị tai nạn để bệnh nhân tại nhà quá lâu, khi có những biến chứng như nhiễm trùng, sưng đau mới đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Hiện nay hệ thống cấp cứu chấn thương tại cộng đồng chưa được tổ chức tốt. Đặc biệt hệ thống vận chuyển chưa được tổ chức có hệ thống.

Có nhiều nguyên nhân gây ra TNTT. Tai nạn giao thông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: 5990 trường hợp chiếm 72,9%; bạo lực 748 trường hợp chiếm 9,1%; tai nạn lao động 593 trường hợp chiếm 7,2%; bỏng 288 trường hợp chiếm 3,5%; vật liệu nỗ 60 trường hợp chiếm 0,7%; tự tử 19 trường hợp chiếm 0,2%; chết đuối 7 trường hợp chiếm 0,1%; khác 6,2%. Các tác giả Nguyễn Thị Bích Lê, Hồ Thị Nhung điều tra các nguyên nhân do TNTT cũng cho thấy nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ hàng đầu 61,6% [3]

Trong nghiên cứu này cho thấy có đến 4.898 trong tổng số 8221 nạn nhân, chiếm tỷ lệ 59,5% trường hợp không can thiệp gì. Công tác cứu sinh ban đầu tại hiện trường còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết các trường hợp tử vong do TNTT xãy ra trước lúc nhập viện. Theo một số tác giả nếu tổ chức tốt hệ

thống cấp cứu TNTT trước khi nhập viện thì có thể cứu sống đến 60% nạn nhân tử vong.[9]

Thuốc giảm đau được dùng rất ít, chủ yếu là dichlofenac 490 trường hợp, chiếm 6% tổng số bệnh nhân; morphine 195 trường hợp, chiếm 2,4%; ketamine 5 trường hợp, chiếm 0.06%; không can thiệp về thuốc giảm đau chiếm 90,3%. Kết quả này tương đương kết quả điều tra cấp cứu nạn nhân bom mìn trước nhập viện tại tỉnh Quảng trị năm 2002 [3]. Giảm đau có hiệu quả rất có ý nghĩa trong việc cấp cứu ban đầu cho nạn nhân chấn thương, làm giảm stress và đình chỉ các phản ứng dây chuyền do chấn thương gây nên. Cơn đau cấp tính làm cho hô hấp kém hiệu quả và như vậy ảnh hưởng bất lợi sự cung cấp oxygen [7]. Cơn đau dai dẵng và sự lo lắng làm trầm trọng quá trình chấn thương, làm suy giảm miễn dịch. Stress sau chấn thương không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ làm suy tạng sau chấn thương và gây tử vong [6].

Phương tiện vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chủ yếu là xe máy, chiếm 75,6%; xe ô tô 18,6%; trong lúc xe cấp cứu chỉ chiếm 0,7%. Hầu hết các trường hợp bị tai nạn, chấn thương được chuyển tới bệnh viện bằng xe máy hoặc các phương tiện đang tham gia giao thông.

Tất cả bệnh nhân được phân loại tuỳ thuộc vào sự trầm trọng chấn thương với việc sử dụng chỉ số trầm trọng chấn thương (Injury Severity Score: ISS): Chấn thương trung bình =ISS<9. Chấn thương nặng =ISS 9-15. Chấn thương trầm trọng =ISS >15 [4]. Kết quả điều tra cho thấy số bệnh nhân bị tổn thương trầm trọng: 324 trường hợp chiếm 3,9%; nặng chiếm 27,4%; trung bình 68,7%.. Hầu hết số bệnh nhân trầm trọng được điều trị tại bệnh viện tỉnh. Trong số bệnh nhân nặng thì khả năng xử lý của bệnh viện tỉnh là 70%. Số bệnh nhân nặng còn lại được chuyển lên tuyến trên.

V. KẾT LUẬN

1. Bệnh nhân bị tai nạn thương tích vào điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh trong 1 năm là 8221, cao

hơn nhiều so với số bệnh nhân được ghi nhận theo hệ thống báo cáo của ngành y tế 3250 bệnh nhân. 2. Số tử vong chung trong một năm là 241, tỷ lệ 2,9%, cao hơn nhiều lần tỷ lệ tử vong được ghi nhận theo hệ thống báo cáo của ngành y tế (21 bệnh nhân tử vong, tỷ lệ 0,26%). Tử vong do TNTT chủ yếu xãy ra tại cộng đồng.

3. Công tác hỗ trợ cứu sinh ban đầu chưa được chú ý. Có đến 59% không được can thiệp ban đầu. Đa số BN bị chấn thương được vận chuyển bằng xe máy (75,6%.). Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi nhập viên trung bình 1,7 giờ, 95% CI(1,87-1,51). 90,3% không sử dụng thuốc giảm đau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt rét tại một số xã vùng biên giới tại huyện hướng hóa quảng trị và savannakhet lào năm 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w