Số hạt chắc trên bông

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã đại hải, huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 41)

Số hạt chắc/bông dao động từ 36 đến 45 hạt (Bảng 3.5), không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Do trong quá trình lúa trổ gặp thời tiết bất lợi mƣa gió thƣờng xuyên nên ảnh hƣởng tới sự thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa nên dấn đến số hạt chắc trên bông thấp ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trƣờng Giang và ctv., (2010), cũng cho rằng mật độ sạ có ảnh hƣởng đến số hạt chắc trên bông và số hạt chắc trên bông đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ mật độ 100 kg giống/ha.

3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc

Qua kết quả trình Bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ hạt chắc của các nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tỷ lệ hạt chắc trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 74,56-77,39. Ở các nghiệm thức sử dụng cùng một giống lúa và điều kiện tác động là nhƣ nhau với các mật độ sạ khác nhau không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc trên bông. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông,

số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tuy nhiên, để năng suất đạt tối hảo chúng ta phải xem xét thêm các yếu tố cấu thành năng suất sao cho hòa hợp.

3.3.5 Trọng lƣợng 1000 hạt

Theo kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy, trọng lƣợng 1000 hạt không có sự khác biệt về thống kê giữa các mật độ sạ và dao động từ 26,78 đến 27,68 g. Trọng lƣợng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quy định, điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng một phần vào thời kỳ phân bào giảm nhiễm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Vì vậy, có thể kết luận rằng trọng lƣợng hạt là một đặc tính ổn định và ít bị tác động bởi mật độ sạ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã đại hải, huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 41)