Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng đến tỷ lệ heo mắc bệnh tiêu phân trắng

Một phần của tài liệu xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn tân hiệp ii, huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng đến tỷ lệ heo mắc bệnh tiêu phân trắng

trắng

Chúng tôi thực hiện thí nghiệm phòng với 3 nghiệm thức, nghiệm thức I sử dụng Vime-Subtyl liên tục từ 1-28 ngày tuổi, nghiệm thức II sử dụng Baytryl 0,5% cho uống vào ngày 1,2 ngày tuổi và nghiệm thức đối chứng không sử dụng thuốc. Các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên trên cùng một bầy, cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và tương đương nhau về trọng lượng. Kết quả heo con bị bệnh ở các nghiệm thức được chúng tôi ghi nhận, tổng hợp và trình bày qua bảng và biểu đồ sau đây.

Bảng 4.1: Tỷ lệ heo tiêu phân trắng ở các nghiệm thức phòng

Ghi chú: Các chữ cái trên cùng một cột có số mũ khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0.05) ĐC: Đối chứng, NT: Nghiệmthức.

Nghiệm thức Số heo thí nghiệm

(con) Số ca bệnh Tỷ lệ bệnh (%)

I 37 14 37,84a

II 38 20 52,63ab

27 37,84 52,63 63,16 0 10 20 30 40 50 60 70 NT I NT II NT ĐC Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.1: tỷ lệ bệnh tiêu phân trắng ở các nghiệm thức phòng bệnh

Từ những kết quả ở bảng và biểu đồ trên cho chúng tôi nhận thấy:

Nghiệm thức I có tỷ lệ bệnh tiêu phân trắng là 37,84%, thấp hơn so với tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức II 52,63%. Tuy nhiên sự sai khác về tỷ lệ bệnh của 2 nghiệm thức này là không có ý nghĩa thống kê.

Nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ bệnh cao nhất 63,15%. Nhưng chỉ có sự sai khác về tỷ lệ bệnh của nghiệm thức này so với tỷ lệ bệnh của nghiệm thức I 37,84% là có ý nghĩa thống kê.

Sở dĩ heo con ở nghiệm thức I có tỷ lệ bệnh thấp nhất là do chúng đã được cung cấp trực tiếp và thường xuyên vào đường tiêu hóa một lượng lớn vi khuẩn Bacillus Subtilis có trong chế phẩm Vime-Subtyl. Trong đường tiêu hóa, các vi khuẩn này lên men đường lactose sản sinh ra nhiều acid hữu cơ như: acid lactic, acid acetic… tạo ra môi trường toan tính ở ruột. Đây chính là môi trường bất lợi cho vi khuẩn có hại như: E.coli và một số vi khuẩn khác. Mặt khác bổ sung thường xuyên các vi khuẩn Bacillus Subtilis vào hệ tiêu hóa của heo con đã giúp cho các vi khuẩn này chiếm ưu thế về cạnh tranh giành vị trí bám vào niêm mạc ruột nên các vi khuẩn có hại không còn chỗ bám và dễ dàng bị tống ra khỏi đường tiêu hóa nên không thể gây bệnh được. Ngoài ra, các vi khuẩn Bacillus Subtilis còn có khả năng sản sinh ra nhiều kháng sinh, vitamin nhất là vitamin nhóm B, và các loại men như: Proteaza, Amylaza… giúp cho heo con tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn nên sức đề kháng tăng và ít bệnh hơn.

28

Nghiệm thức II có tỷ lệ bệnh là 52,63%, thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng 63,15% nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê. Bởi vì ở nghiệm thức này chúng tôi chỉ cho heo con uống Enrofloxacin ở hai ngày đầu tiên nên mặc dù đây là kháng sinh có tác dụng mạnh với các vi khuẩn có hại nhưng do thời gian tác dụng không thể kéo dài nên khi hết tác dụng thì các vi khuẩn có hại lại dễ dàng xâm nhập vào đường ruột và gây bệnh trở lại.

Còn nghiệm thức đối chứng do chúng ta không cung cấp cho heo con các chế phẩm có tác dụng kiềm chế, cạnh tranh chỗ bám với vi khuẩn có hại như Vime- Subtyl hay tiêu diệt các vi khuẩn có hại (Baytril) nên các vi khuẩn có hại như E.Coli

tự do phát triển và tác động gây bệnh vì thế mà tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức này cao hơn 2 nghiêm thức khác.

Một phần của tài liệu xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn tân hiệp ii, huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)