PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn tân hiệp ii, huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang (Trang 31 - 36)

3.1 Phương pháp thí nghiệm 3.1.1 thời gian thí nghiệm 3.1.1 thời gian thí nghiệm

Từ ngày 25/06/2013 đến 30/10/2013.

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành tại các hộ chăn nuôi heo ở thị trấn Tân Hiệp II, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Tình hình chăn nuôi heo ở các nông hộ

Giống heo

Các giống heo được nuôi tại đây chủ yếu là các giống lai Landrace, Yorkshire hoặc Landrace x Pietrain.

Thức ăn

Heo nái mang thai cho ăn cám, cơm cặn và một phần thức ăn hỗn hợp Hp 800, HI- GRO.

Heo nái nuôi con cho ăn cháo nấu từ gạo, cám và một phần thức ăn hỗn hợp Hp 800, HI- GRO.

Heo con cho ăn thức ăn hỗn hợp Hp 024, VT- H02, 9014, 3800. Nguồn nước: sử dụng nước sông và nước giếng không qua sử lý.

Chăm sóc

Heo nái mang thai ngày ăn hai lần: 6 giờ và 16 giờ (buổi trưa cho ăn thêm rau).

Heo nái nuôi con ngày ăn ba lần: 6 giờ, 12 giờ và 17 giờ.

Heo con theo mẹ cho ăn nhiều bữa trên ngày (khoảng 3 giờ/lần) Vệ sinh chuồng 2 lần/ngày.

Quy trình chăm sóc heo con theo mẹ ở các nông hộ

Chăm sóc heo con sơ sinh: lau khô, cột rốn, bấm răng, cắt đuôi.. 3 ngày tuổi: tiêm sắt (hemofer + B12)1ml/con.

22 Từ 10-15 ngày tuổi tập ăn cho heo con. 21 ngày tuổi tiêm sắt lần 3.

Heo con không tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh thường gặp ở heo con theo mẹ: bệnh tiêu chảy phân trắng, viêm khớp, viêm phổi, viêm da.

Các bệnh ở heo mẹ: viêm tử cung, viêm vú và không sữa.

3.1.3 Phương tiện thí nghiệm

Đối tượng: heo con theo mẹ từ 1- 28 ngày tuổi.

Dụng cụ: ống tiêm, kim tiêm, nhiệt kế, kéo, bóng đèn…

Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm: Multibio của công ty Virbac, Baytril 0,5% của công ty Bayer, Mecoli của công ty TNHH SX – TM thuốc thú y 1/5, Vime-Subtyl và Ampiseptryl của công ty Vemedim.

3.2 Phương pháp thí nghiệm Cách tiến hành Cách tiến hành

Xác định thời điểm heo nái sinh và đỡ đẻ.

Cân trọng lượng heo sơ sinh, chia đều cho ba nghiệm thức.

Theo dõi chặt chẽ việc vệ sinh, chăm sóc heo mẹ, heo con và ghi chép tỷ mỉ các biểu hiện của heo con như mệt, biếng ăn, tiêu chảy của các nghiệm thức.

Phương pháp xác định heo con bị tiêu chảy phân trắng

Phương pháp quan sát trực tiếp trạng thái phân (sệt, lỏng), màu sắc phân (vàng, trắng, trắng xám) lúc heo con đi tiêu (heo con thường đi tiêu sau khi bú, lúc vệ sinh chuồng và sau khi ăn).

Quan sát phân còn dính ở đuôi, mông.

Quan sát phân heo con đi tiêu sau khi bắt lên và để heo con giãy dụa. Quan sát màu sắc niêm mạc hậu môn: màu đỏ.

3.2.1 Bố trí thí nghiệm phòng bệnh

Thí nghiệm phòng bệnh được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 12 bầy heo con theo mẹ, với tổng số 113 con. Hai nghiệm thức thí nghiệm (I, II) và 1 nghiệm thức đối chứng (ĐC) đều cùng được thực hiện trên mỗi bầy heo và heo con ở các nghiệm

23

thức đều tương đương nhau về trọng lượng và thể trạng. Cánh bố trí thí nghiệm phòng bệnh được trình bày qua bảng sau đây.

Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm phòng bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ

Chú thích: đối chứng (ĐC), nghiệm thức (NT)

Chú ý: ba nghiệm thức được bố trí trên cùng một bầy, đảm bảo đồng đều (trọng lượng và thể trạng)

Các chỉ tiêu của thí nghiệm phòng bệnh

Xác định tỷ lệ (%) bệnh tiêu chảy phân trắng ở các nghiệm thức.

Xác định tỷ lệ (%) bệnh tiêu chảy phân trắng ở các tuần tuổi 1, 2, 3,4.

Xác định mức tăng trọng lúc 28 ngày tuổi ở các nghiệm thức. Độ lệch chuẩn của trọng lượng cai sữa các nghiệm thức.

X ± Ex

Chú thích: X : trọng lượng trung bình của heo; Ex :độ sai lệch về trọng lượng heo.

Xác định tỷ lệ (%) heo con bị còi.

* Quy ước: heo còi là heo có trọng lượng ≤ 2/3 trọng lượng heo bình thường (heo NT

Số lượng (con)

Loại thuốc Liều/con Đường cấp thuốc Ngày cấp (ngày tuổi) I 37 Vime Subtyl 0,5g Uống 1-28 II 38 Baytril 0,5% 0,5ml Uống 1,2

ĐC 38 Không Không không không

Số con bị còi ở các nghiệm thức

% heo con bị còi = x 100

Tổng số heo con của nghiệm thức Tổng số ca bệnh

% ca mắc bệnh tiêu chảy phân trắng = x 100

Tổng số heo con theo dõi

Tổng số ca bệnh ở mỗi tuần tuổi

% bệnh tiêu chảy phân trắng ở mỗi tuần = x 100

24

khỏe), cùng với thể trạng gầy, ốm yếu, lông xơ…

Chi phí thuốc phòng bệnh (con/toàn đợt)

3.2.2 Bố trí thí nghiệm điều trị

Chúng tôi thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của heo thí nghiêm, ngay khi phát hiện được heo bị bệnh tiêu phân trắng là chúng tôi tiến hành điều trị bằng một trong ba nghiệm thức. Phương pháp bố trí các nghiệm thức điều trị được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ

Ghi chú: nghiệm thức (NT); trọng lượng heo (P).

Quy tắc điều trị

Nếu bầy heo bị bệnh trên 50% thì điều trị cả đàn.

Các chỉ tiêu thí nghiệm

Xác định tỷ lệ (%) ca bệnh được điều trị khỏi ở các nghiệm thức.

Xác định tỷ lệ (%) các ca khỏi bệnh ở các ngày điều trị của các nghiệm thức. Xác định tỷ lệ (%) tái phát và tỷ lệ (%) heo bị chết ở các nghiệm thức.

Tính chi phí thuốc điều trị.

Quy ước

NT Tên thuốc

Số heo thí

nghiệm Liều lượng Đường cấp

thuốc Liệu trình

I Mecoli 32 5g/40kgP Uống 2 lần/ngày

trong 3 ngày

II Multibio 32 1ml/10kgP Tiêm bắp 1 lần/ngày trong 3 ngày

III Ampiseptryl 31 3g/10kgP Uống 1 lần/ ngày trong 3 ngày

Tổng số ca khỏi bệnh

% Ca khỏi bệnh = x 100

25

Những heo tái phát là những heo bị bệnh lại trong khoảng thời gian 72 giờ khi đã khỏi bệnh.

Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm phòng và trị được xử lý và phân tích thống kê trên phần mền Excel và chương trình Minitab16.

26

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn tân hiệp ii, huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)