- Doanh thu thuần về số sản phẩm,hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
2.3.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ
THƯƠNG MẠI YÊN DÂN
3.1. Tổng quan về công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân
3.1.1.1. Khái quát chung về công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân
Tên công ty: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI YÊN DÂN
Địa chỉ: Thôn Man Để, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Mã số thuế/mã số doanh nghiệp: 2500346137
Người đại diện: NGUYỄN VĂN YÊN (giám đốc) Điện thoại: 02113836284
Fax : 02113836284
Ngành nghề kinh doanh : bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Vốn điều lệ : 15.000.000.000
3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân
Công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2009 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2500346137 . Trụ sở công ty được đặt tại thôn Man Để, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng có nền tảng vững chắc, kinh doanh những ngành hàng có uy tín chất
lượng. Trong thời buổi kinh tế thị trường và đối mặt với áp lực từ các hãng, các công ty , công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân hiểu rằng chỉ có chất lượng mới giúp công ty phát triển được bền vững. Do đó, công ty luôn nhập nguồn hang có chất lượng, có thương hiệu để phục vụ khách hàng. Ngoài tạo điều kiện cho nhân viên tham gia những lớp đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng bán hàng.
Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty và sự nhiệt tình của các nhân viên trong công ty, các mặt hàng của công ty được phân phối rộng, phục vụ được nhu cầu của người dân. Công ty cũng mở các đại lý trên khắp tỉnh Vĩnh Phúc và một số vùng lân cận.
Xác định chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng, công ty đang từng ngày khẳng định vị trí riêng cho mình. Nỗ lực mang đến những sản phẩm ngày càng tốt với giá tốt cho người dân chính là lời khẳng định của công ty trong suốt những năm qua.
Tiêu thức hoạt động của Công ty là:
• Đạo đức kinh doanh là nền tảng mọi hoạt động: Luôn có trách nhiệm với mọi sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
• Sáng tạo trong kinh doanh là sự sống còn: Luôn khuyến khích sự năng động của nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời mang lại lợi ích lâu dài cho Công ty.
• Chăm sóc lợi ích cho nhân viên là chiến lược đầu tư căn bản: Tạo môi trường làm việc tốt nhất để mọi nhân viên hài lòng với công việc của mình, đối xử bình đẳng và đều có cơ hội nghề nghiệp đối với Công ty.
• Luôn phải tạo ra giá trị cho các cổ đông: Mọi chỉ tiêu đều công khai và minh bạch.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân là công ty có uy tín và giành được sự tín nhiệm của khách hàng với chức năng cung cấp các sản phẩm chủ yếu về vật liệu trong xây dựng
♦ Tôn ♦ Ống hộp ♦ Sắt
♦ Phụ kiện đi kèm…
3.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Hiện nay, Công ty TNHH cơ khí và thương mại yên Dân đã trải qua gần 7 năm kinh nghiệm, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường;với rất nhiều chủng loại đa dạng và phong phú, cùng với chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng cao và tinh thần phục vụ khách hàng tốt nhất. Trong thời gian qua, công ty đã giành được sự tín nhiệm lớn của khách hàng và đã xây dựng hệ thống cung cấp sản phẩm, hàng hóa đến tận tay khách hàng.
Sau một thời gian kinh doanh công ty luôn tìm ra những sản phẩm chất lương, giá thành hợp lý phục vụ người dân. Sản phẩm và dịch vụ của Công ty phải đáp ứng được nhu cầu cần thiết của khách hàng.
- Luôn tuân thủ luật pháp và có nghĩa vụ đóng góp cho lợi ích của kế toán cộng đồng.
- Thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh doanh mua bán với khách hàng.
- Tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường để đề ra các phương án kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế cao.Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và đảm bảo tự trang trải về tài chính.
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
3.1.3.1. Sơ đồ tổ bộ máy quản lý của công ty
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận,phòng ban trong công ty
- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, có trách nhiệm điều hành và ký kết các hợp đồng kinh doanh, các hợp đồng thầu công trình, xem xét các quyết định, dự án về mặt kỹ thuật và mặt tài chính.
- Hai phó giám đốc: Tham mưu va thay mặt Giám đốc giải quyết
những phần việc Giám đốc giao bên cạnh các phòng ban trực thuộc.
- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực về
nghiên cứu thị trường, kinh tế và kế hoạch.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường, xây dựng các định hướng sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu của công ty. Tiến hành các hoạt động tìm kiếm cơ hội về việc làm, cơ hội về đầu tư. Tổ chức các nghiệp vụ, hoạt động đấu thầu tính toán giá cả, thương lượng và chuẩn bị nội dung các hợp đồng kinh tế. Quản lý việc thực hiện định mức kinh tế trong toàn đơn vị.
- Phòng kế toán tài chính: Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính, yêu cầu tài chính cho sản xuất kinh doanh, phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá, tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kinh tế tài chính.
Nhiệm vụ:
Quản lý các nguồn vốn, cân đối, sử dụng các nguồn vốn hợp lý hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật
Tạo nguồn tài chính phục vụ kịp thời sản xuất kinh doanh
Tổ chức việc thu hồi vốn(công nợ ) từ khách hàng, thanh lý hợp đồng cho các đơn vị và các bộ phận
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất( theo đúng quy định của pháp luật) đối với các cơ quan quản lý nhà nước hoặc theo yêu cầu của Giám đốc.
Đề xuất hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty
Định hướng, lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của phòng kinh doanh
Giúp đỡ Giám đốc công ty điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh daonh của công ty một cách có hiệu quả, bảo đảm các nguồn lực cho kinh doanh
Quản lý quan hệ khách hàng
Chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả kinh doanh, chịu trách nhiệm về chất lượng dự án, hạng mục cung cấp trước khách hàng
Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này, đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của khách hàng về các dịch vụ của công ty...
3.2. Giới thiệu về bộ máy kế toán của công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phụ lục 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán - Kế toán trưởng:
• Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm quản lý, giải quyết những công việc phát sinh liên quan đến tình hình tài chính của Công ty
• Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước
• Tham mưu cho Giám đốc về chế độ, thể lệ quản lý kế toán tài chính và vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ kế toán tài chính
• Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép ban đầy, lập và luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban trong Công ty
• Hạch toán và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
• Lập quyết toán quý, năm và báo cáo tài chính gửi cho Ban Giám đốc và cơ quan chức năng
- Kế toán tổng hợp:
• Kiểm tra toàn bộ số liệu được hạch toán bởi các kế toán viên, đối chiếu số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp từ các phần hành kế toán
• Lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ
• Giải trình, cung cấp số liệu, tài liệu cùng kế toán thưởng cho cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, các đoàn thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng:
• Quản lý chứng từ thu, chi tiền mặt tại quỹ, giấy báo Nợ, giấy báo Có tài khoản Ngân hàng
• Nhập phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ,giấy báo Có lên hệ thống máy vi tính và cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ
- Kế toán kho kiêm kế toán bán hàng và công nợ phải thu:
• Có nhiệm vụ theo dõi nhập – xuất những mặt hàng cần thiết liên quan đến việc kinh doanh của Công ty, đồng thời tổng hợp số tồn kho vào cuối tháng và kiểm kê khi cần thiết.
• Lập báo cáo về hàng hóa trong kho, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua. Xác định chính xác giá vốn, chi phí cũng như kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối kỳ kế toán
•Có nhiệm vụ tập hợp tất cả các doanh thu bán hàng của các tổ chức bán hàng và báo cáo hàng tháng cho kế toán tổng hợp nhằm xác định lãi
• Có nhiệm vụ xác định và theo dõi số tiền đã thanh toán, các khoản nợ chi tiết từng khách hàng và đốc thúc việc đòi nợ, thu hồi vốn
- Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ:
• Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến việc thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho người lao động
•Rút tiền mặt về quỹ khi có yêu cầu, có trách nhiệm bảo quản két và các loại tiền trong két. Mở sổ quỹ để cập nhật các phiếu thu chi đúng quy
định. Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tạm ứng và nắm vững tiền mặt hiện có. Theo dõi lượng tiền gửi ngân hàng giao dịch hàng ngày và cũng phải đối chiếu với kế toán ngân hàng cuối ngày. Lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động khi có yêu cầu của Ban Giám đốc.
- Kế toán TSCĐ kiêm kế toán mua hàng và công nợ phải trả:
•Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh số liệu, chất lượng, hiện trạng và giá trị của TSCĐ, tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ
•Theo dõi tổng hợp và chi tiết hàng hóa mua vào theo từng mặt hàng, nhà cung cấp và hợp đồng
•Theo dõi các khoản nợ phải trả, tình hình trả tiền và nợ còn phải trả cho nhà cung cấp
•Theo dõi chi tiết số lượng hàng hóa nhập mua, đối chiếu với kế toán kho vào cuối tháng về tình hình nhập hàng
3.2.1.3. Hình thức kế toán công ty đang sử dụng
- Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân sử dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung
Phụ lục 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung như sau:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ đã được định khoản kế toán ghi vào sổ nhật ký chung , một định khoản có bao nhiêu tài khoản thì phải ghi vào nhật ký chung bấy nhiêu dòng.
Căn cứ vào nhật ký chung kế toán ghi sổ ghi vào sổ cái tài khoản liên quan theo từng nghiệp vụ.
Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt hằng ngày, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.
Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết để lấy số liệu lập các báo cáo tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng cộng sổ cái tài khoản, số liệu trên sổ cái đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Sổ cái sau khi đối chiếu khớp đúng được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
Cuối tháng căn cứ vào bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết, sổ Nhật ký đặc biệt để lập bảng báo cáo kế toán ( bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
3.2.1.4. Một số chính sách áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006
• Công ty sử dụng một số chứng từ được ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC như:
+ Bảng chấm công: mẫu số 01a-LĐTL;
+ Bảng thanh toán tiền lương: mẫu số 02-LĐTL; + Phiếu nhập kho: mẫu số 01-VT;
+ Phiếu xuất kho: mẫu số 02-VT;
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: mẫu số 03-VT;
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: mẫu số 05-VT; + Phiếu thu: mẫu số 01-TT;
+ Phiếu chi: mẫu số 02-TT;
+ Giấy đề nghị tạm ứng: mẫu số 03-TT;
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng: mẫu số 04-TT; + Giấy đề nghị thanh toán: mẫu số 05-TT; + Biên bản giao nhận TSCĐ: mẫu số 01-TSCĐ; + Biên bản thanh lý TSCĐ: mẫu số 02-TSCĐ;
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ: mẫu số 04-TSCĐ; +Biên bản kiểm kê TSCĐ: mẫu số 05-TSCĐ;
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: mẫu số 06-TSCĐ
Ngoài ra, Công ty có sử dụng các chứng từ được ban hành theo các văn bản pháp luật khác như: Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT-3LL; …
- Các sổ sách Công ty sử dụng
+ Sổ Nhật ký chung: mẫu số S03a-DNN; + Sổ Nhật ký bán hàng: mẫu số S03a4-DNN;
+ Sổ Cái (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) + Bảng cân đối số phát sinh: mẫu số S04-DNN;
+ Sổ quỹ tiền mặt: mẫu số S05a-DNN;
+ Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt: mẫu số S05b-DNN; + Sổ tiền gửi ngân hàng: mẫu số S06-DNN;
+ Sổ chi tiết hàng hóa: mẫu số S08-DNN; + Thẻ Tài sản cố định: mẫu số S12-DNN;
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán): mẫu số S13-DNN; + Sổ chi tiết các tài khoản: mẫu sổ S20-DNN;
+ Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
• Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N
• Kỳ kế toán
+ Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
+ Công ty áp dụng kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng : VNĐ
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá: Theo giá thực tế.
+ Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.