Các chứng từ liên quan khác

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân (Trang 31 - 45)

Tài khoản sử dụng:

-TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra + Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu -Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

-Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu

2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

2.1.3.1. Khái niệm

Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tìa chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

 Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó.  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

2.1.3.2. Nguyên tắc hạch toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;...

- Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư;

- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

- Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ; - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

2.1.3.3. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT.

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Giấy báo Có của ngân hàng.

2.1.3.4.Tài khoản sử dụng:

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Bên nợ: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có). KC DT hoạt động tài chính sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Bên có: DT hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. TK 515 không có số dư cuối kỳ.

2.1.3.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Phụ lục 2.3: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính. 2.1.4. Kế toán thu nhập khác

2.1.4.1. Khái niệm:

Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác nhau ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, nội dung cụ thể bao gồm:

- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;

- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; - Các khoản thu khác.

Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.

Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại.

2.1.4.2. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn.

- Biên bản thanh lý TSCĐ

2.1.4.3.Tài khoản sử dụng:

TK711 – Thu nhập khác

Bên nợ: Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có). Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ TK 711 sang TK 911.

Bên có: Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính phát sinh. TK 711 không có số dư cuối kỳ.

Phụ lục 2.4: Kế toán thu nhập khác 2.2. Kế toán chi phí

2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán

2.2.1.1. Khái niệm

Giá vốn hàng bán là gái thực tế xuất kho bao gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ (đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc là giá thành thực tế của dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

2.2.1.2. Nguyên tắc xác định

Trường hợp nhập kho hàng hóa

Trong các doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn nhập kho thực tế của hàng hóa bao gồm: Giá mua thuần của hàng hóa và chi phí thu mua hàng hóa. Trong đó:

- Giá mua thuần của hàng hóa gồm: giá mua ghi trên hóa đơn cộng (+) các khoản thuế ở khâu mua không được hoàn lại trừ (-) các khoản giảm giá hàng mua được hưởng (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trả lại hàng đã mua).

- Chi phí thu mua hàng hóa gồm: Các chi phí phục vụ cho quá trình mua hàng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo hiểm, tiền lưu kho, hao hụt trong định mức, công tác phí của bộ phận thu mua…

Do đặc thù của kinh doanh thương mại, trong kế toán giá mua thuần của hàng hóa được tính và hạch toán riêng, còn chi phí thu mua được tổng hợp chung, không phân bổ cho từng mặt hàng, đến cuối kỳ mới phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra.

Trường hợp xuất kho hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán được tính qua ba bước: Bước 1: Tính trị giá mua của hàng hóa xuất bán.

Theo quy định hiện hành, trị giá mua của hàng hóa xuất bán có thể tính theo các phương pháp sau:

- Tính theo phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, thì việc xác định hàng xuất bán sẽ căn cứ vào đơn giá bình quân của hàng hóa tồn kho đầu kỳ và hàng mua trong kỳ.

Đơn giá mua bình quân =

Trị giá mua của hàng hóa tồn đầu kỳ +

Trị giá mua của hàng hóa nhập trong kỳ Số lượng hàng

tồn đầu kỳ +

Số lượng hàng nhập trong kỳ

Trị giá mua của hàng xuất kho = Đơn giá mua bình quân * Số lượng hàng xuất kho

-Tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này giả thiết số hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất kho trước và lấy trị giá mua thực tế của số hàng nhập kho đó.

-Tính theo phương pháp nhập sau, xuất trước: Theo phương pháp này giả thiết hàng nào nhập kho sau sẽ được xuất kho trước và lấy trị giá mua thực tế của số hàng nhập kho đó.

-Tính theo phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này căn cứ vào số lượng hàng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng đó.

Bước 2: Tính chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa xuất bán trong kỳ:

Chi phí mua phân bổ cho hàng xuất kho

Chi phí mua phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ + Chi phí mua phát sinh trong kỳ x Trị giá mua của hàng xuất kho Trị giá mua của

hàng tồn đầu kỳ +

Trị giá mua của hàng nhập trong

kỳ Bước 3: Tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán:

Trị giá vốn của = Trị giá mua + Chi phí thu

hàng hóa xuất bán của hàng hóa xuất bán

mua phân bổ cho hàng hóa xuất bán

•Trường hợp kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Theo phương pháp này, cuối kỳ doanh nghiệp kiểm kê hàng tồn kho và tính trị giá vốn thực tế hàng tồn kho.

2.2.1.3. Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý. - Bảng tổng hợp Xuất-Nhập-Tồn, Bảng phân bổ giá vốn.

2.2.1.4. Tài khoản sử dụng

TK 632 – Giá vốn hàng bán

Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư bán trong kỳ.

2.2.1.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

Phụ lục 2.5: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phụ lục 2.6: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2.2.2.Kế toán chi phí tài chính

2.2.2.1. Khái niệm

Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động vềvốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính; đầu tư liên doanh; đầu tư liên kết; đầu tư vào công ty con.

- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn. - Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ.

- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ.

- Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.

2.2.2.2. Nguyên tắc hạch toán:

Tài khoản phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào những nội dung chi phí sau đây:

- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp; - Chi phí kinh doanh bất động sản; - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác; - Chi phí khác.

Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đích sản xuất, kinh doanh thông thường.

Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó về bản chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính.

2.2.2.3. Chứng từ sử dụng:

- Phiếu tính lãi đi vay

- Phiếu chi

- Giấy báo Nợ, ...

2.2.2.4. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Bên Nợ:

- Lỗ bán ngoại tệ;

- Chiết khấu thanh toán cho người mua;

- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;

- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác;

- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.

Bên Có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);

- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 635- Chi phí tài chính không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 635 - Chi phí tài chính không có tài khoản cấp 2.

2.2.2.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Phụ lục 2.7: Kế toán chi phí hoạt động tài chính. 2.2.3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.2.3.1.Chi phí bán hàng: 2.2.3.1.1. Khái niệm:

Là những chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí bao gói. Bao gồm:

- Chi phí nhân viên bán hàng, cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên liên quan trực tiếp đến quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

- Chi phí bao bì vật liệu, bao bì: Là các khoản chi phí về vật liệu bao bì để đóng gói, bảo quản sản phẩm, các vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quá trình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm

- Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường, tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển bốc dỡ.

- Chi phí bảo hành sản phẩm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất

- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi bằng tiền khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằm ngoài chi phí kể trên, như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm , hàng hóa và dịch vụ…. 2.2.3.1.2.Chứng từ sử dụng:

− Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

− Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ.

− Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

− Các hóa đơn GTGT, phiếu chi tiền mặt…

2.2.3.1.2.Tài khoản sử dụng: TK 6421- chi phí bán hàng

Tài khoản này phản ánh khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp.

2.2.3.1.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

2.2.3.2.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.2.3.2.1. Khái niệm:

Là các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản sau :

- Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.

- Chi phí vật liệu quản lý: Là giá trị thực tế của các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ dụng cụ chung của doanh nghiệp.

- Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn. . .

- Thuế, phí, lệ phí: Là các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài...và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà. . .

- Chi phí dự phòng: Là các khoản trích dự phòng phải thu khó đòi.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện, nước, thuê sửa chữa TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp.

- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên như: chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ, và các khoản chi khác. . .

Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí sản xuất kinh doanh cần được dự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý.

2.2.3.2.2.Chứng từ sử dụng:

- Phiếu chi

- Bảng phân bổ vật liệu

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH cơ khí và thương mại Yên Dân (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w