Quyền và nghĩa vụ của con nợ trong Luật phá sản

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hội nghị chủ nợ (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

2.4.2Quyền và nghĩa vụ của con nợ trong Luật phá sản

 Quyền của con nợ

Căn cứ vào tình hình tài chính và khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày và đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả

năng và thời hạn thanh toán nợ. Luật Phá sản năm 2004 sử dụng cụm từ “Phục hồi hoạt động kinh doanh”, “Phục hồi” là khôi phục cái đã mất đi. Theo nghĩa

này thì thủ tục phục hồi là một thủ tục làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trở lại như trước. Để được phục hồi hoạt động kinh doanh thì chủ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, căn cứ vào tình hình tài chính và khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mình. Trong quá trình tiến hành hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền trình bày, đưa ra phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ để chủ nợ xem xét và biểu quyết ý kiến để tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hay là tiến hành thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ để tuyên bố phá sản, kết thúc sự tồn tại của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Nếu phương án phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thông qua bằng nghị quyết của hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với

GVHD: Phạm Mai Phương 31 SVTH: Ngô Thị Kim Yến tất cả các bên có liên quan. Trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh này thì con nợ phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mình. Doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường, nhưng chịu sự giám sát kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản. Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là 3 năm (ba năm), kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tòa án công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Chính vì thế, việc đưa ra phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay không là quyền của con nợ.

 Nghĩa vụ của con nợ

Đối với con nợ, việc tham gia hội nghị chủ nợ vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ, không phân biệt con nợ nộp đơn hay chủ thể khác nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đại diện của con nợ tham gia hội nghị chủ nợ có thể là đại diện theo pháp luật (Tổng giám đốc, Giám đốc, …) hoặc đại diện theo ủy quyền. Đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của doanh nghiệp đó tham gia hội nghị chủ nợ.40

Để khắc phục tình trạng đại diện hợp pháp của con nợ bỏ trốn hoặc cố tình không cử đại diện hợp pháp đến tham gia hội nghị chủ nợ gây khó khăn cho việc tiến hành thủ tục phá sản. Luât Phá sản 2004 đã cho phép Thẩm phán được chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp tham gia hội nghị chủ nợ trong trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi tham gia vào hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình với hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp con nợ phải có nghĩa vụ xây dựng phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của Thẩm phán thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh do hội nghị chủ nợ quyết định nhưng không quá 2 năm (hai năm) kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án hòa giải. Phương án hòa giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh phải có biện pháp. Nội dung của phương án bao gồm

40

GVHD: Phạm Mai Phương 32 SVTH: Ngô Thị Kim Yến những nội dung chủ yếu sau: (1) kiến nghị về hoãn nợ, xóa nợ, giảm nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp; cam kết của doanh nghiệp mắc nợ về thời gian mức và phương thức thanh toán nợ đến hạn; (2) các biện pháp tổ chức lại các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các biện pháp tài chính, tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lại lao động, cải tiến quản lý, hoàn thiện đổi mới công nghệ và các biện pháp cần thiết khác nhằm khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Từng biện pháp phải có thời hạn, kế hoạch cụ thể và lịch thời gian trả nợ cho các chủ nợ trả lương cho người lao động.41 Phương án hòa giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp phải gửi đến Thẩm phán trong thời hạn 60 ngày (sáu mươi ngày) kể từ ngày Thẩm phán yêu cầu. Hết thời hạn này, nếu không có phương án hòa giải thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và tổ chức hội nghị chủ nợ bàn phương án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Đối với Luật Phá sản năm 2004 thì không bắt buộc chủ doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nghĩa vụ lập phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là điểm khác biệt giữa Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật Phá sản 2004. Theo Điều 68 Luật Phá sản năm 2004 quy

định “Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được thông qua nghị quyết, doanh nghiệp,hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Tòa án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày”. Điều đó cũng có nghĩa là sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất đã

thông qua nghị quyết thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không gửi báo cáo về tình hình xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đã thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ và không nộp cho Tòa án có thẩm quyền trong thời hạn quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.42

41

Trần Anh Minh và Lê Xuân Thọ - Tìm hiểu luật kinh tế - NXB Thống kê năm 1997.

42

Khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.

GVHD: Phạm Mai Phương 33 SVTH: Ngô Thị Kim Yến Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận tại hội nghị chủ nợ. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và thời gian đã được hội nghị chủ nợ thông qua.

Trong thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo kế hoạch đã được hội nghị chủ nợ thông qua và không có khiếu nại của các chủ nợ đến Tòa án, thì chủ doanh nghiệp có quyền đề nghị Thẩm phán đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp và phải đăng báo địa phương, báo Trung ương trong ba số liên tiếp về quyết định này.

2.5 Vấn đề về hoãn hội nghị chủ nợ

Theo quy định tại Điều 66 của Luật Phá sản năm 2004, thì hội nghị chủ nợ có thể hoãn một lần nếu có một trong các trường hợp sau đây:

- Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia. Theo Khoản 1 Điều 65 Luật Phá sản 2004, trường hợp này thuộc điều kiện không hợp lệ để tiến hành họp hội nghị chủ nợ. Khi không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ trở lên tham gia thì hội nghị chủ nợ sẽ không được tiến hành. Trong trường hợp đó, hội nghị chủ nợ có thể hoãn một lần và phải được triệu tập lại trong thời gian 30 ngày (ba mươi ngày) sau. Điều này cũng có ý nghĩa như việc hoãn hội nghị chủ nợ, và hội nghị chủ nợ lần tiếp theo sẽ được tiến hành khi có đủ điều kiện như quy định trên.

- Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị chủ nợ biểu quyết để đề nghị hoãn hội nghị chủ nợ. Khi số chủ nợ không có bảo đảm chiếm đa số biểu quyết hoãn hội nghị chủ nợ thì hội nghị chủ nợ sẽ được hoãn lại.

- Người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước lâm vào tình trạng phá sản; các cổ đông của công ty cổ phần; thành viên hợp danh của công ty hợp danh vắng mặt mà không có lý do chính đáng.43

Trong thời hạn 30 ngày ( ba mươi ngày), kể từ ngày hoãn hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại hội nghị chủ nợ và chủ trì hội nghị. Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được đăng trên báo địa phương và báo hằng ngày của Trung ương một lần và phải được gửi cho các thành viên, những người tham dự chậm

43

GVHD: Phạm Mai Phương 34 SVTH: Ngô Thị Kim Yến nhất là 15 ngày (mười lăm ngày) trước ngày khai mạc hội nghị. Hội nghị này chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của các chủ nợ đủ đại diện cho ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm. Quyết định thông qua phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở hội nghị này có giá trị pháp lý khi được sự chấp thuận của số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 (hai phần ba) số nợ không có bảo đảm của các chủ nợ có mặt. Các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.

Nếu hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ đại diện cho (hai phần ba ) tổng số nợ không có bảo đảm, thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải được đăng báo địa phương, báo hằng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.

2.6 Các trường hợp vắng mặt trong hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Phá sản năm 2004. Khi hội nghị chủ nợ được tổ chức nhưng không có sự có mặt của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Phá sản 2004 thì Thẩm phán có thể sẽ đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và cần phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong trường hợp chủ nợ của hội nghị chủ nợ là các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần, đại diện cho người lao động quy định tại Điều 13, Điều 14 của Luật Phá sản 2004 mà không tham gia hội nghị chủ nợ đã được triệu tập lại sau khi đã hoãn hội nghị chủ nợ một lần, thì Tòa án xem đó là hành vi khước từ quyền đòi nợ của các chủ nợ và ra quyết định đình chỉ việc yêu cầu tuyên bố phá sản.44 Lúc này, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

- Trong trường hợp chỉ có những ngườiquy định tại các Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Luật Phá sản 2004 là các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; chủ sở hữu của Công ty Nhà nước; cổ đông của Công ty Cổ phần; thành viên hợp danh của Công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không đến tham gia hội nghị chủ nợ, vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.

Luật Phá sản năm 2004 không đề cập khi tổ chức lại hội nghị chủ nợ phải bao gồm những hoạt động cụ thể vì đây là sự đổi mới so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được đăng báo địa phương

44

GVHD: Phạm Mai Phương 35 SVTH: Ngô Thị Kim Yến và báo hằng hằng ngày của Trung ương một lần và phải được gửi cho các thành viên và những người tham gia chậm nhất là 15 ngày (mười lăm ngày) trước khi khai mạc hội nghị. Hội nghị này được hợp lệ khi có sự tham gia của số chủ nợ đủ đại diện cho ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm.45

Sự vắng mặt của họ tại hội nghị chủ nợ là căn cứ để Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản. Tuy nhiên nếu căn cứ vào khoản 2 Điều 67 Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 sẽ dễ nhận thấy có thể phát sinh tiêu cực nếu chúng ta không thực hiện nghiêm chỉnh pháp, quy định này dễ lạm dụng nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản muốn thoát ly khỏi thủ tục phá sản. Cùng với quy định đó, quy định này có điểm khác so với quy định tại Điều 15 Luật Phá sản 2004 bởi vì sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không đến tham gia hội nghị chủ nợ thì Tòa án vẫn phải đình chỉ phá sản.

Hội nghị chủ nợ, chậm nhất là 15 (mười lăm ngày) trước ngày khai mạc hội nghị. Kèm theo giấy triệu tập hội nghị phải có chương trình, nội dung của hội nghị và các tài liệu khác (nếu có).

45

GVHD: Phạm Mai Phương 36 SVTH: Ngô Thị Kim Yến CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ THEO LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004

3.1 Một số vấn đề còn hạn chế trong hội nghị chủ nợ

Luật phá sản Việt Nam ra đời đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung về hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Luật Phá sản năm 2004 thực sự đóng vai trò là một công cụ pháp lý của nhà nước trong lĩnh vực Phá sản doanh nghiệp. Việt Nam đã góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Việc phổ biến học tập và nghiên cứu Luật Phá sản

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hội nghị chủ nợ (Trang 35)