Nội dung của hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hội nghị chủ nợ (Trang 29)

5. Kết cấu luận văn

2.3 Nội dung của hội nghị chủ nợ

2.3.1 Nội dung của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất

Mục đích của hội nghị chủ nợ là giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã có cơ hội thoát khỏi thực trạng là lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác, là giải quyết công bằng và nhanh gọn việc thanh lý tài sản và thanh toán nợ trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản. Sau khi lập xong danh sách các chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ nhất trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày). Nếu việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp kết thúc sau ngày lâp xong danh sách chủ nợ thì thời gian được tính là từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp. Tức là thời gian triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ nhất phụ thuộc vào hai yếu tố: một là lập xong danh sách chủ nợ, hai là phải kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp đó. Nội dung của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất bao gồm những nội dung sau đây:

- Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ nếu xét thấy cần thiết.31 Đây là việc làm cần thiết của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản vì việc thông báo trên sẽ cung cấp được một lượng thông tin bổ ích cho hội nghị chủ nợ để các chủ nợ có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ đưa ra những nhận định về tình hình cũng như thực trạng của doanh nghiệp; xem thử doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ hay khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh hay không.

- Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh,

31

GVHD: Phạm Mai Phương 25 SVTH: Ngô Thị Kim Yến khả năng và thời gian thanh toán nợ.32 Để xác minh tính trung thực về báo cáo tình hình hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp thì cần phải để cho doanh nghiệp có cơ hội để bào chữa cho mình. Họ phải xem xét nội dung mà Tổ quản lý, thanh lý tài sản báo cáo với hội nghị chủ nợ đã đúng và đã sát với những gì mà doanh nghiệp mình đang có hay không. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã nhìn nhận đúng hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình hơn. Mặc khác, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thuyết phục hội nghị chủ nợ phục hồi kinh doanh bằng cách đề xuất các phương án, giải pháp tạm thời để tổ chức lại hoạt động kinh doanh.

- Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.33 Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp không phải bao giờ cũng chấm dứt bằng việc kết thúc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó mà còn có một phương thức khác: Phương thức hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu hội nghị chủ nợ xét thấy doanh nghiệp còn có khả năng phục hồi. Mục đích của phương pháp trên là tìm biện pháp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, tạo cơ hội để doanh nghiệp vượt qua cơ hội mất khả năng thanh toán nợ. Việc hòa giải được thực hiện dưới hình thức hoãn nợ còn giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải thông qua các biện pháp cụ thể về tổ chức, điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp.

- Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết. Nghị quyết được thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho từ 2/3 ( hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua. Nghị quyết hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.34 Trong hội nghị chủ nợ lần thứ nhất việc thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ là điều vô cùng quan trọng. Nghị quyết này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và đối với cả chủ nợ. Nghị quyết này có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất là hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ. Nếu điều này xảy ra thì đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp bắt đầu lại từ đầu để khôi phục và phát triển doanh nghiệp. Thứ hai là hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết không phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan với lại họ không muốn tốn thêm tài chính

32

Xem mục b, khoản 1, Điều 64 Luật phá sản năm 2004 33

Xem mục c, khoản 1, Điều 64 Luật phá sản năm 2004 34

GVHD: Phạm Mai Phương 26 SVTH: Ngô Thị Kim Yến để cứu vãn tính trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Tóm lại, nghị quyết của hội nghị chủ nợ có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Ở đây điều quan trọng thứ hai là muốn cho nghị quyết được thông qua thì như quy định ở trên phải có hơn nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên thông qua.35

- Trường hợp hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì hội nghị bầu người thay thế. Nếu trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản mà hội nghị chủ nợ xét thấy Tổ quản lý, thanh lý tài sản mà làm việc không có hiệu quả thì trong hội nghị chủ nợ lần thứ nhất cũng có quyền yêu cầu thay đổi thành viên trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên không phải ai trong tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng có thể thay thế, chỉ có người đại diện cho chủ nợ mới được hội nghị chủ nợ biểu quyết thay thế nếu xét thấy cần thiết. Đây cũng là một công việc cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ trong việc tiến hành thủ tục phá sản của doanh nghiệp.

- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. 36 Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong khâu lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, để mà đảm bảo được tài sản không bị thất thoát hơn thì hội nghị chủ nợ cũng phải làm một công việc quan trọng không kém là cử người tạm thời quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn cần thiết và nhạy cảm này.

Nội dung của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được tiến hành bằng việc Tổ quản lý thanh lý tài sản thông báo cho hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách những người mắc nợ và các nội dung khác nếu cần thiết, đồng thời đưa ra quan điểm của mình đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi nghe Tổ quản lý, thanh lý tài sản trình bày thì đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trình bày ý kiến của mình về các nội dung mà Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã trình bày tại hội nghị chủ nợ trong đó chủ doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ. Như vậy, Luật Phá sản 2004 không bắt buộc chủ doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nghĩa vụ lập ra phương án tổ

35

Ví dụ như hội nghị chủ nợ có 20 người tham gia đại diện cho số tiền là 600 triệu đồng ( có đầy đủ điều kiện tiến hành hội nghị chủ nợ) thì khi nghị quyết của hội nghị được thông qua thì đòi hỏi phải có ít nhất từ 11 người đại diện cho 400 triệu đồng. Đây là điều cần thiết tối thiểu để nghị quyết của hội nghị chủ nợ có hiệu lực pháp lí

36

GVHD: Phạm Mai Phương 27 SVTH: Ngô Thị Kim Yến chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là điểm khác so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993. Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định trong hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã phải có mặt tại hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hòa giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lời các vấn đề nêu ra tại hội nghị chủ nợ.37 Điều này có nghĩa việc trình bày phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã. Sau khi nghe trình bày phương án phục hồi sản xuất của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã thì các thành viên tham gia hội nghị chủ nợ tiến hành thảo luận những nội dung đã được đề cập trong cuộc họp sau đó biểu quyết thông qua nghị quyết. Nghị quyết được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm trở lên thông qua và nghị quyết này có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

Trường hợp cần phải tổ chức hội nghị chủ nợ thì chương trình, nội dung của hội nghị tiếp theo do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản quyết định theo thủ tục phá sản quyết định theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.

2.3.2 Nội dung của hội nghị chủ nợ lần sau

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng

vốn vay để thực hiện các dự án đầu tư. Do đó, hình thành các “chủ nợ” của doanh

nghiệp. Việc chủ nợ có tiếp tục cho vay hoặc đáo hạn nợ vay hay không là cực kỳ quan trọng. Nếu các chủ nợ không tiếp tục cho vay thì doanh nghiệp cũng không còn vốn để kinh doanh và khả năng phá sản là điều tất yếu. Vì vậy, triệu tập hội nghị chủ nợ trong các lần tiếp theo là nhằm báo cáo về hiệu quả sử dụng vốn vay, các dự án sắp đến và phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở này, doanh nghiệp cố gắng thuyết phục chủ nợ tiếp tục cho vay để đầu tư hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Trong các hội nghị chủ nợ lần tiếp theo thì chương trình, nội dung sẽ do Thẩm phán phụ trách tiến hành vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm. Các hội nghị chủ nợ lần tiếp theo được tổ chức thì điều kiện để được tiến hành cũng giống như hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Hội nghị chủ nợ các lần tiếp theo phải có đủ điều kiện là có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia. Giấy triệu tập hội nghị

37

GVHD: Phạm Mai Phương 28 SVTH: Ngô Thị Kim Yến chủ nợ lần tiếp theo phải được gửi cho người có quyền và nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ như tổ chức hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ lần tiếp theo được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các chủ nợ hay đại diện chủ nợ được theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh nghiệp có tiến triển tốt như kế hoạch như đã trình bày tại hội nghị chủ nợ hay không. Nếu hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh để tiếp tục tồn tại. Nếu trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh mà thực hiện không đúng theo phương án, kế hoạch đã đề ra thì chủ nợ, đại diện chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, trừ các trường hợp thỏa thuận khác.38

Tóm lại, hội nghị chủ nợ lần tiếp theo sẽ được tiến hành khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất đã thông qua nghị quyết. Hội nghị chủ nợ lần tiếp theo được tổ chức khi các doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thành xong kế hoạch về phương án phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

2.4 Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong Luật Phá sản 2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ

 Quyền của chủ nợ

Mục đích cơ bản nhất của thủ tục phá sản là bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Bởi vậy, bất kì pháp luật quốc gia nào cũng dành cho chủ nợ quyền tham gia hội nghị chủ nợ. Trong hội nghị chủ nợ thì chủ nợ có quyền biểu quyết những vấn đề liên quan trong hội nghị chủ nợ và quyền được đánh giá, quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi, ngoài ra còn có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 thì những người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ sẽ có quyền biểu quyết các vấn đề sau đây39:

+ Thảo luận và thông qua đề xuất các phương án, giải pháp tổ chức lại các hoạt động kinh doanh làm cơ sở để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua khi được chấp thuận

38

Khoản 3 Điều 80 Luật phá sản 2004. 39

GVHD: Phạm Mai Phương 29 SVTH: Ngô Thị Kim Yến của quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) trở lên tổng số nợ không có bảo đảm thông qua;

+ Bầu người thay thế đại diện cho hội nghị chủ nợ trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản nếu xét thấy người đại diện cho chủ nợ trong tổ này do Tòa án chỉ định không đáp ứng được lợi ích của các chủ nợ;

+ Đề nghị thẩm phán thay thế người quản lý và điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tại không có khả năng điều hành hoặc tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lơi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Thảo luận và thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản do con nợ hoặc bất kì chủ nợ, người thứ ba đệ trình. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hội nghị chủ nợ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)