7. Cấu trúc của đề tài
2.3.4 Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế
Luôn nhớ nguyên tắc: đơn giản, rõ ràng.
Đừng chép nguyên văn bản hay báo cáo các slide mà cần trình bày lại theo hướng tinh giản và biểu tượng hóa nội dung và tận dụng ưu thế multimedia hóa của MS powerpoint.
Hãy nhất quán trong thiết kế.
- Đầy đủ: có đủ nội dung bài học.
- Chính xác: không sai sót về thông tin.
- Trực quan: âm thanh, hình vẽ, phim… cần sinh động.
2.4 Các bước thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm Power Point
2.4.1 Khởi động Power Point, định dạng và tạo file mới
Khởi động Power Point:
Chọn start/ program/ Microsoft Power Point, hoặc có thể nhấp chuột vào nút Microsoft Power Point trên thanh Toolbar office hoặc trên màn hình Windows.
Tiến hành định dạng diễn trình:
Một Slide được chia làm 3 vùng ứng với 3 phần: Phần tiêu đề, phần thân, và phần ghi chú. Việc định dạng được tiến hành như sau:
Chọn câu lệnh: View/ Master/ Slide master, hộp thoại sẽ xuất hiện. Phần tiêu đề của Slide nằm ở khung To edid Master tile Style.
Định dạng chung tất cả các tiêu đề của Slide bao gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung tiêu đề. Phần thân Slide nằm ở khung To edid Master text Style. Định dạng khung cho tất cả các phần thân của Slide gồm chọn kiểu chữ, cỡ chữ, font chữ khung viền, kích cỡ, màu sắc của khung. Phần ghi chú nằm ở khung Footeoo are dùng để đưa nội dung phần cuối trang vào các Slide, tức là chọn khung Footer are, chọn kiểu chữ, cỡ chữ, hộp thoại font chữ trên thanh Formating, sau đó nhập nội dung cần thiết.
Lưu file mới: Chọn file/ Save (Ctrl+S) hoặc nhấp chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ.
2.4.2 Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng Slide
- Trước tiên cần dự kiến số Slide và nội dung cụ thể cho từng Slide. Có rất nhiều cách khác nhau để nhập văn bản vào Slide. Cách thuận lợi có được từ thanh Menu Drawing cuối màn hình nhấn trỏ chuột vào ô Text box, rê chuột trên phần thanh rồi nhập kí tự.
- Hiệu chỉnh định dạng kí tự: Vào Format/ font, xuất hiện hộp thoại font. Trong hộp thoại font, có các mục chọn sau: Font (chọn các loại font chữ) Font
style (dạng chữ), Size (cỡ chữ), Color (màu chữ), Underline (gạch dưới), Shadow (tạo bóng mờ), Emboss (chữ nổi), Superscript (chỉ số trên), supscript (chỉ số dưới). Những định dạng chữ ở trên có thể dùng phím nóng hoặc dùng biểu tượng trên thanh công cụ Formating. Tạo Bullets và numbering (định dạng đầu dòng): Chọn Format/ Bullets and numbering, hộp thoại Bullets and numbering xuất hiện, chọn dạng cần thiết trong các ô mẫu, chọn màu trong khung color, chọn kích cỡ trong khung Size. Để chọn các bullets, kích vào Customize hoặc picture. Canh đầu dòng (Alignment): Chọn format/Alignment làm xuất hiện các lựa chọn: Align left (canh lề trái), center (canh giữa), Align right (canh phải), Justify (canh hai bên).
Thay đổi khoảng cách giữa các dòng (Line spacing): Chọn Format/ linespacing, xuất hiện hộp thoại Linespacing, có các khung hiệu chỉnh sau: Linespacing (khoảng cách giữa các dòng), Before paragraph (khoảng cách phía trên đoạn văn), After paragraph (khoảng cách phía dưới đoạn văn). Sử dụng thanh công cụ Drawing để thực hiện đồ họa. Nếu thanh công cụ Drawing chưa xuất hiện, vào trình đơn View/Toolbar/Drawing để làm xuất hiện công cụ đồ họa. Cũng có thể sử dụng các hình mẫu trong AutoShapes.
2.4.3 Chọn dạng màu nền phần trình diễn
- Chọn mẫu Template tức (mẫu màu nền): Chọn Format Slide Designs, xuất hiện hộp thoại Apply a Designs Template, chọn các mẫu màu nền thích hợp.
- Chọn màu cho Template: Chọn Format/ Slide color Schemes xuất hiện hộp thoại Apply a color Schemes, chọn màu thích hợp. Nếu muốn chọn các màu khác thì nhấp chuột vào nút change color để ở bảng màu tự chọn. Sau khi chọn xong, nhấp chuột vào nút Aply to all Slide để đổi màu của tất cả các Slide trong tệp tin (nếu muốn đổi màu 1 slide thì chọn vào nút Aply to selected Slide).
- Chọn màu nền cho Template: Vào Format/ Background, xuất hiện hộp thoại Background, trong hộp thoại này chỉ có lựa chọn More Color (thay đổi màu) và Fill Effeets (nền có sẵn).
2.4.4 Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video clip vào Slide
- Chèn ảnh ClipArt: (ảnh vẽ có trong bộ ClipArt, có dạng file*.gif). Chọn Insert/ Picture/ ClipArt, chọn hình ảnh muốn chèn.
- Chèn tập tin ảnh: (ảnh chụp, có sẵn trong thư viện). Chọn Insert/ Picture/ From file, xuất hiện hộp thoại Insert Picture, chọn ảnh cần chèn, chọn Insert. Các file này thường có dạng *.bmp, *.emf, *.wmf…Chèn sơ đồ tổ chức (Organization Chart): Chọn Insert/ Picture/ Organization Chart, chọn các mẫu sơ đồ thích hợp.
- Chèn phim ảnh và âm thanh: Chọn Insert/ Movie and sonund. Trong trình đơn này có các mục sau:
+ Movie from file: chèn tập tin dạng *.avi (phim) tự chọn.
+ Movie from Gallery: chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft office. Kích chuột vào phim muốn chèn từ thư viện vào Slide cần chèn.
+ Sound from Gallery: chèn âm thanh từ thư viện của chương trình Microsoft office.
+ Sound from file: chèn âm thanh tự chọn. + Record Sound: Ghi âm.
2.4.5 Sử dụng hiệu ứng trong Power Point để hoàn thiện nội dung và hình thức của một bài giảng thức của một bài giảng
- Xác lập hiệu ứng cho đối tượng: chọn đối tượng cần thiết lập hiệu ứng, sau đó chọn Slide show/ Custom Animation (kích chuột tại đối tượng và chọn Custom Animation).Trong cửa sổ Custom Animation, chọn trong hộp Add Effeest một hiệu ứng nào đó theo ý muốn chọn OK.
- Muốn thay đổi trình tự xuất hiện của các đối tượng, chọn vào đối tượng đó và nhấp vào nút Move up hoặc Move để thay đổi vị trí thứ tự.
- Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện: Sau khi đã sắp đặt đúng vị trí thứ tự, có thể chọn đối tượng và thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng (tùy theo bài dạy) bên khung Start Animation, có hai lựa chọn:
+ On mouse: kích chuột tại vị trí bất kì trên màn hình, hiệu ứng sẽ bắt đầu thực hiện. đối với một bài giảng điện tử để chủ động trong quá trình thực hiện tiết dạy.
+ Automaticcaly: Tự động thực hiện hiệu ứng (sau thời gian cài trước). Nếu thời gian bằng: 00:00 thì hiệu ứng ngay sau khi hiệu ứng trước thực hiện xong.
- Định thời gian trình diễn: Chọn menu Start Show/ Slidetransition, xuất hiện hộp thoại Slidetransition, cài thời gian vào ô seconds, nhấn vào nút Apply nếu định thời gian riêng cho Slide đó, nhấn vào nút Apply all Slide nếu định thời gian cho tất cả các slide trong bài dạy.
2.4.6 Thực hiện liên kết giữa các Slide, các file, chương trình
Để thực hiện liên kết ta chèn các nút điều khiển bằng cách: chọn Show/ Action Button (hoặc có thể vào AutoShapes/ Action Butt), sau đó chọn loại button, kích trên màn hình để tạo button. Sau khi tạo xong, xuất hiện hộp thoại Action Setting để thiết lập công dụng cho button (liên kết trên nút đó sẽ liên kết với Slide nào hay file nào). Trong Action Setting có hai bảng để lựa chọn để thiết lập biến cố. Mouse on (biến cố chuột): nhấn chuột trên đối tượng thì lệnh sẽ được thực hiện. Mouse over (đưa trỏ chuột đến): Chỉ cần đưa trỏ chuột đến đối tượng để thực hiện lệnh. Trong khung Mouse on (Over), có các lệnh sau:
+ Hyperlink to (liên kết đến): mở khung liên kết để lựa chọn lệnh:
Next Slide (liên kết với Slide tiếp theo), Previous slide (liên kết với slide sau gần nhất), First Slide (liên kết với Slide đầu tiên), Last Slide (liên kết với slide cuối) và End show (liên kết thoát diễn trình). Slide… (Liên kết với Slide tùy chọn). Other Powerpoint presention (Liên kết với một Powerpoint khác) Other File (Liên kết với một File bất kì của phần mềm khác).
+ Run program (chạy chương trình khác): nhập đường dẫn và tập tin chạy chương trình, hoặc nhấp nút Browse để tìm đến tập tin đó.
+ Object Action: tùy chọn các loài đối tượng nào đó mà sẽ có các lệnh khác nhau.
+ Play sound (âm thanh): mở khung để lựa chọn âm thanh.
Đối với một bài giảng, vấn đề liên kết giữa các Slide rất cần thiết. Khi tiến hành liên kết các Slide cần chú ý trở về lại trang đã được kiên kết, tránh việc xuất hiện các trang liên kết nhầm lẫn khi tiến hành giảng dạy trên lớp.
2.4.7 Chạy thử chương trình và sữa chữa
Sau khi hoàn tất việc thiết kế, chọn nút Slide Show nằm ở phía trái thanh công cụ hoặc ấn phím F5 để trình diễn lại toàn bộ bài giảng đã thiết kế. Kiểm tra lại các hình ảnh, phim, liên kết giữa các Slide…
2.4.8 Đóng gói tập tin
Khi chạy tập tin Power point dạng *.ppt hay *.pps thì trong máy tính phải có Microsoft Power point hay chính xác hơn là máy tính phải cài đầy đủ bộ Office. Khi đóng gói tập tin chương trình sẽ tự động chép thêm các tập tin hệ thống và đính kèm các tập tin liên quan trong giáo án điện tử giúp cho việc trình diễn ở bất kì mày tính nào mà không phải cài đặt Power point ở máy đó. Nếu máy tính sử dụng bộ Office XP hoặc 2000 thì tiến trình đóng gói như sau: Mở tập tin cần đóng gói. Chọn File/Pack and Go để mở cửa sổ Pack and Go wizard, sau đó nhấp chuột vào nút next. Pick Files to pack and go (chọn tập tin đã đóng gói) có hai lựa chọn: Active Presentation (chọn tập tin hiện hành), Other Presentation (có thể đóng gói một hay nhiều tâp tin khác). Sau đó nhấn vào nút next. Choose Destination (Chọn vị trí ghi tập tin đóng gói): nhấp chuột vào nút Browse để chọn thư mục chứa tập tin đóng gói, sau đó chọn next. Đối với Link (liên kết), có hai mục để chọn có hoặc không: IncludeLinked (sao chép các tập tin liên kết với một hoặc các tập tin đóng gói), Embed True Type Font (Sao chép Font đính kèm). Viewer (chương trình chạy tập dạng .pps), có hai lựa chọn: Don’t include the viewer (không chép theo chương trình viewer), viewer for Windows 95 hoặc NT (sao chép theo chương trình viewer). Nên chọn mục thứ hai nếu máy tính diễn trình chưa cài đặt MS Power point, sau đó nhấp chuột vào nút Finish để kết thúc. Sau đóng gói mở trong thư mục chứa tập tin đóng gói thấy xuất hiện hai tập tin Pres0.ppz và Pngsetup.Exe.
2.4.9 Giải nén tập tin
Muốn chạy tập tin đã đóng gói cần phải giải nén. Trước hết cho chạy tập tin Pngseup.Exe bằng cách vào tập tin trong màn hình Windows Explorer hoặc chạy từ trình đơn Start/ Run trên thanh Taskbar. Trong cửa sổ Pack and Go Setup, nhập tên ổ đĩa và thư mục muốn chép đến trong khung Destination Folder, sau đó nhấn OK. Mở thư mục đã giải nén là đã xuất hiện file giáo án điện tử. (thuviengiaoan.vn).
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Trong chương trình SGK môn TNXH lớp 2 có 14 bài trong tổng số 35 bài có thể soạn được giáo án điện tử. Trong đó,các bài không nên và không thể soạn được bằng giáo án điện tử đó là các bài ôn tập, các bài có kiến thức ngắn mà GV có thể truyền tải được cho HS bằng “ phấn trắng bẳng đen” mà không cần phải soạn bằng giáo án điện tử.
Sau đây là hệ thống 14 bài giáo án điện tử môn TNXH lớp 2.
1. Bài: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? Mục tiêu Mục tiêu
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài này, bao gồm các slide sau: Slide 1: Slide trò chơi “Trò chơi vật tay”
GV phổ biến luật chơi cho HS biết: GV gọi 2 HS lên bảng tham gia trò chơi vật tay, ai thắng sẽ nhận được một món quà từ cô giáo.
Slide 2: GV trình chiếu các hình ảnh ở trong SGK lên màn hình, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
Nêu nội dung của từng bức tranh.
Những việc nên và không nên làm để xương và cơ phát triển tốt.
Slide 3: Trình chiếu lên màn hình những việc nên và không nên làm để bảo vệ xương và cơ.
Slide 4: Slide kết luận. Yêu cầu HS đọc kết luận.
Slide 5: Slide trò chơi “Nhấc một vật”
GV nêu luật chơi: chia lớp thành 5 nhóm, đặt ở điểm xuất phát của mỗi đội một chậu nước. Khi GV hô hiệu lệnh, từng em ở trong đội sẽ nhấc chậu nước đưa nhanh về đích sau đó quay lại đặt chậu nước vào chỗ cũ và chạy về cuối hàng. Đội nào nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
Slide 6: Slide kết thúc bài học.
2. Bài: Cơ quan tiêu hóa Mục tiêu Mục tiêu
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ.
- Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Đối với bài này, tôi thiết kế các slide như sau:
Slide 1: Slide bài mới: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa
Trình chiếu hình ảnh con người đang nuốt miếng táo vào trong bụng: Miếng táo sẽ đi qua các bộ phận của cơ quan tiêu hóa, khi miếng táo đi qua bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ được tạo hiệu ứng nhấp nháy lên để cho HS biết.
Slide 2: Slide kết luận Yêu cầu HS đọc kết luận
Slide 3: Yêu cầu HS nhìn trên sơ đồ, trả lời các câu hỏi: + Nói tên các cơ quan tiêu hóa.
+ Chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan tiêu hóa.
Các câu hỏi được tạo hiệu ứng chồng lên nhau, sử dụng các mũi tên để chỉ các bộ phận của cơ quan tiêu hóa
Slide 4: Slide trò chơi “Chọn số đoán chữ vào hình”. GV phổ biến luật chơi
HS chon một số bất kì trên màn hình và nêu tên bộ phận được dấu đi. Nếu trả lời đúng sẽ được thưởng một bông hoa điểm tốt.
3. Bài: Tiêu hóa thức ăn Mục tiêu Mục tiêu
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. - HS có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ.
- Giải thích được tại sao cần ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Với bài này trong Power Point tôi thiết kế 4 slide để làm bài giảng của mình, trong đó có những slide các phần của bài học mới, slide kết thúc bài. Slide 1: Slide trò chơi: “Ăn chuối tưởng tượng”.
Slide 2: Slide bài mới:
GV trình chiếu hình ảnh từ khi thức ăn được đưa vào miếng đến khi thức ăn đến dạ dày và đặt các câu hỏi:
+ Khi ta ăn, răng, lưỡi, nước bọt làm nhiệm vụ gì? + Vào đến dạ dày, thức ăn được biến đổi thành gì?
Các câu hỏi được tạo hiệu ứng nổi lên rồi mất đi sau đó là các câu trả lời sẽ được hiện lên.
Slide 3:
Yêu cầu HS nhắc lại quy trình tiêu hóa thức ăn
Slide 4: Slide kết thúc bài học.
4. Bài: Đề phòng bệnh giun Mục tiêu Mục tiêu
- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng chống bệnh giun. - Biết được tác hại của giun đối với sức khỏe
- Biết giữ sạch vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Với bài này, trong Power point tôi thiết kế các slide để làm bài giảng cho mình trong đó có các slide khởi động, slide bài mới, slide trò chơi, slide kết thúc bài học.
Các slide như sau:
Slide 1: slide khởi động:
GV mở bài hát: Năm ngón tay ngoan cho HS hát theo lời bài hát và nhún nhảy theo điệu nhạc.
Slide 2: Cho HS xem hình ảnh về các loài giun. Tìm hiểu về nơi sống và tác hại của giun đối với sức khỏe của con người.
Slide 3 đến Slide 7:
Hình ảnh về các loài giun và nơi sống của chúng. Slide 3:
Slide 5:
Slide 7:
Slide 8: Slide trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
GV phổ biến luật chơi:
Điền hoa đỏ vào câu trả lời đúng và điền hoa xanh vào câu trả lời sai Sau khi HS trả lời xong thì GV chỉ cần bấm chuột đáp án sẽ được tạo hiệu ứng và hiện ra trên màn hình.
Slide 9: Slide kết thúc bài học.
5. Bài: Đồ dùng trong gia đình Mục tiêu