Triệu chứng lâm sàng thoái hóa khớp gối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối (FULL TEXT) (Trang 107 - 109)

Triệu chứng cơ năng đầu tiên và quan trọng nhất ở bệnh nhân THK gối là đau khớp gối. 100% bệnh nhân THK gối trong nghiên cứu của chúng tôi có biểu hiện đau khớp gối ở các mức độ khác nhau. Đau khớp thƣờng xuất hiện khi đi lại vận động nhƣ lên xuống cầu thang 100%, khi ngồi xuống đứng lên khỏi ghế mà không vịn tay 86,6%, khi đi bộ đƣờng bằng 68,7%, khi đứng lâu 88,6% (bảng 3.2). Điểm khác biệt cơ bản về tính chất đau khớp giữa bệnh nhân THK và bệnh nhân mắc các bệnh khớp khác là đau trong THK thƣờng xuất hiện và tăng lên khi vận động nhƣng khi nghỉ ngơi thì đỡ đau. Hơn nữa, bệnh nhân THK ít khi đau khớp về đêm, những trƣờng hợp đau khớp về ban đêm thƣờng liên quan đến viêm màng hoạt dịch hoặc có tổn thƣơng sụn nặng. Trong THK gối, cùng với đau khớp là tình trạng cứng khớp. Cứng khớp có thể dễ dàng nhận thấy vào buổi sáng ngủ dậy nhƣng cũng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày đặc biệt lúc bắt đầu hoạt động sau khi nghỉ còn gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp. Trong số 246 khớp gối đƣợc nghiên cứu có 84,2% số khớp có biểu hiện cứng khớp buổi sáng dƣới 30 phút (bảng 3.2). Cứng khớp buổi sáng cũng thƣờng gặp ở các bệnh nhân bị các bệnh khớp khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên thời gian cứng khớp thƣờng kéo dài trên 30 phút. Nguyên nhân của cứng khớp chƣa rõ ràng nhƣng sự khác biệt về thời gian cứng khớp giữa bệnh nhân THK và viêm khớp dạng thấp gợi ý vai trò của yếu tố viêm. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 20 phút thƣờng gặp ở bệnh nhân THK gối giai đoạn tiến triển [118]. Vì vậy, xác định thời gian cứng khớp là triệu chứng có giá trị theo dõi sự tiến triển của bệnh. Khác với các bệnh khớp khác, cứng khớp ở bệnh nhân THK thƣờng đƣợc cải thiện hoặc chấm dứt sau một thời gian vận động trong khi đau khớp lại càng xấu đi khi vận động.

Các triệu chứng thƣờng gặp khi thăm khám khớp gối là lạo xạo xƣơng khi khám 96,7%, dấu hiệu bào gỗ dƣơng tính 65%, phì đại xƣơng 36,6% (bảng 3.3). Tỷ lệ lạo xạo xƣơng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái 85,3% [6]. Sự khác biệt này là do tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn bệnh nhân thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn ACR dựa vào lâm sàng và kết hợp giữa lâm sàng với Xquang, còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái chỉ lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn ACR kết hợp lâm sàng với Xquang. Lạo xạo xƣơng không chỉ phát hiện đƣợc ở bệnh nhân THK gối mà còn phát hiện thấy ở cả những ngƣời bình thƣờng nhƣng với tỷ lệ ít hơn. Theo Cibere tỷ lệ lạo xạo xƣơng ở nhóm dân số không có THK là 61% trong khi ở nhóm có THK gối Xquang tỷ lệ này là 92% [119]. Nguyên nhân gây ra lạo xạo xƣơng là do sụn khớp bị tổn thƣơng, bề mặt sụn không còn trơn nhẵn mà sần sùi gồ ghề kèm theo dịch khớp giảm độ nhớt nên khi cử động khớp gối, các sụn bọc đầu xƣơng, thậm chí một số bệnh nhân mất sụn từng ổ chỉ còn lại đầu xƣơng cọ sát vào nhau gây ra tiếng lạo xạo. Nhƣ vậy lạo xạo xƣơng có liên quan đến mức độ tổn thƣơng sụn khớp. Đây là dấu hiệu phản ánh trung thành tình trạng THK gối mà trong các tiêu chuẩn chẩn đoán của ACR và EULAR đều có mặt. Schiphof cho rằng lạo xạo xƣơng có liên quan với các tổn thƣơng THK gối trên cộng hƣởng từ, nó phản ánh tình trạng tổn thƣơng sụn khớp đùi chè nhiều hơn sụn khớp đùi chày [120]. Ike và cộng sự cũng chỉ ra rằng lạo xạo xƣơng có liên quan đến mức độ tổn thƣơng sụn khớp quan sát trên nội soi với độ nhạy 54%, độ đặc hiệu 100% khi có lộ xƣơng chày và độ nhạy 88%, độ đặc hiệu 100% khi có tổn thƣơng xƣơng tiếp xúc với xƣơng [121].

Thoái hóa khớp gối có ảnh hƣởng nhiều nhất đến chức năng vận động. Trƣờng hợp nhẹ bệnh nhân có thể chỉ hạn chế cử động gấp duỗi do đau. Trƣờng hợp nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân THK gối giai đoạn muộn, dính

khớp và hạn chế chức năng gây ra những khó khăn cho sinh hoạt của ngƣời bệnh. Tỷ lệ khớp có hạn chế cử động gấp duỗi trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 28,5% (bảng 3.3), trong đó chủ yếu hạn chế động tác gấp gối. Hạn chế cử động khớp có thể gây ra do đau, do tràn dịch làm kéo căng bao khớp, gai xƣơng ở vùng rìa, co cơ, yếu cơ hoặc kén khoeo. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tàn phế. Vì vậy phát hiện bệnh và điều trị sớm, quản lí tốt các bệnh nhân THK gối hạn chế đƣợc các biến chứng này sẽ giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối (FULL TEXT) (Trang 107 - 109)