Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân THK gối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối (FULL TEXT) (Trang 104 - 107)

4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Tuổi trung bình của bệnh nhân THK gối trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,1±8,7 năm, bệnh nhân cao tuổi nhất là 82 và ít tuổi nhất là 43 tuổi (bảng 3.1). So sánh với kết quả của các nghiên cứu trong nƣớc nhƣ nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa năm 1997 trên 42 bệnh nhân THK gối điều trị tại khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai có tuổi trung bình là 58,6±10,8 năm [5], nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái năm 2007 cũng trên cùng đối tƣợng có tuổi trung bình 62±10 năm [6]. Nhƣ vậy, tuổi trung bình mắc THK gối của các nghiên cứu trong nƣớc ngày càng tăng cho thấy chất lƣợng sống ngày càng cao, tuổi thọ ngày một tăng, do đó ngày càng có nhiều ngƣời cao tuổi đến khám và điều trị THK gối. Hầu hết bệnh nhân THK gối trong nghiên cứu của chúng tôi trên 50 tuổi, trong đó lứa tuổi 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất 38,6%, chỉ có 7 bệnh nhân dƣới 50 tuổi (biểu đồ 3.1). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đều cho rằng THK gối ít gặp ở tuổi dƣới 40 nhƣng tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng dần đến tuổi 80 [100]. Theo thống kê điều tra dinh dƣỡng và sức khoẻ Quốc gia NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) ở lứa tuổi 25-34 tỷ lệ mắc THK tăng lên mỗi năm là 0,1%, nhƣng ở lứa tuổi 65-74 tỷ lệ này là 10-20% [110]. Nghiên cứu của Lan H.T.P tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc THK gối Xquang ở nhóm tuổi 40-49 là 8,5% tăng lên 30% ở lứa tuổi 50-59 và ở những ngƣời trên 60 tuổi tỷ lệ này 61,1% [2]. Theo Belo và cộng sự tỷ lệ THK gối cao nhất ở lứa tuổi 66-75 tuổi [96]. Tuổi là yếu tố nguy cơ chủ yếu của THK, tuy nhiên cơ

chế ảnh hƣởng của tuổi trên THK nhƣ thế nào vẫn còn chƣa rõ ràng [111]. Sự gia tăng THK cùng với tuổi là do những thay đổi ở sụn khớp do tuổi, yếu cơ, mất tế bào sụn, mất tính mềm dẻo của xƣơng dƣới sụn, đáp ứng thần kinh cơ không đầy đủ dẫn đến tăng phá huỷ sụn khớp. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng tuổi tác không phải là nguyên nhân tất yếu gây THK, nhƣng rõ ràng đây là yếu tố nguy cơ của bệnh.

Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm đa số 73,6% (bảng 3.1). Các nghiên cứu dịch tễ học đều cho rằng THK gối thƣờng gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới đặc biệt sau tuổi mãn kinh [11],[2],[19],[96]. Trƣớc tuổi 55 tần xuất mắc THK gối cân bằng giữa nam và nữ, sau tuổi 55 tần xuất mắc THK gối ở nữ cao hơn nam giới [21]. Theo nghiên cứu của Lan H.T.P tần xuất THK gối Xquang ở nữ giới 35,3% cao hơn nam giới 31,2% [2]. Nghiên cứu của Đinh Thị Diệu Hằng [11] cũng cho thấy tỷ lệ THK gối ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 1,6 lần tƣơng tự nghiên cứu Framingham [110]. Sự khác biệt về tỷ lệ THK gối giữa nam và nữ có liên quan đến thể tích sụn khớp trong thời kỳ phát triển. Bình thƣờng thể tích sụn khớp ở nam giới cao hơn nữ giới phụ thuộc vào trọng lƣợng cơ thể và kích thƣớc khối xƣơng cũng nhƣ mức độ hoạt động sinh lý [112]. Ngoài ra tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới đặc biệt sau tuổi mãn kinh hƣớng tới vai trò của hoc môn và sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xƣơng và hủy xƣơng [113]. Giai đoạn mãn kinh có liên quan đến tăng sản phẩm Interleukin 1 là một phần đáp ứng cytokin ở bệnh nhân THK. Ở phụ nữ sau mãn kinh nồng độ estrogen giảm, interleukin 1 tăng dẫn tới nguy cơ THK.

Cùng với tuổi và giới, tình trạng thừa cân béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng phát triển THK gối có triệu chứng. Tỷ lệ bệnh nhân thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm hơn một nửa 53,6% (biểu đồ 3.2). Tình trạng gia tăng béo phì hiện nay trong dân số nói chung và ở Việt Nam

nói riêng đã và đang trở thành một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng không chỉ làm gia tăng các bệnh tim mạch chuyển hóa mà còn làm gia tăng tỷ lệ mắc THK gối trong cộng đồng. Chỉ số khối cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc THK gối từ 2 đến 8 lần tùy từng nghiên cứu. Nghiên cứu của Lan H.T.P cứ tăng mỗi đơn vị chỉ số khối cơ thể thì nguy cơ THK gối tăng 14% [2]. Theo Coggon tần xuất mắc THK gối là 0,1 ở những ngƣời có chỉ số BMI<

20kg/m2 tăng lên 13,6 với những ngƣời có chỉ số BMI ≥ 36kg/m2 [114]. Liên

quan giữa béo phì với THK gối biểu hiện rõ nhất ở nữ giới đặc biệt ở những ngƣời có dị dạng khớp gối kiểu chân vòng kiềng [23]. Cơ chế ảnh hƣởng của béo phì trên THK gối không chỉ thông qua tăng gánh nặng cơ học mà còn liên quan đến các yếu tố nội tiết và chuyển hóa. Theo Felson và cộng sự những

phụ nữ có chỉ số khối cơ thể trên 25kg/m2 thì cứ giảm 5 kg thể trọng sẽ làm

giảm đƣợc 50% nguy cơ mắc THK gối [115].

Tỷ lệ những ngƣời lao động chân tay, công việc nặng nhọc trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với những ngƣời lao động trí óc, công việc nhẹ nhàng (bảng 3.1). Kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng những bệnh nhân THK gối thƣờng bị ảnh hƣởng bởi nghề nghiệp và sự quá tải trong nghề nghiệp. Theo Đinh Thị Diệu Hằng, tỷ lệ THK gối cao hơn ở những ngƣời thƣờng xuyên mang vác nặng trên 50kg/lần hoặc đi bộ nhiều (p<0,05) [11]. Số liệu từ nghiên cứu Framingham cho thấy nam giới làm việc ở tƣ thế cúi, ngồi xổm hoặc mang vác nặng làm tăng nguy cơ THK gối từ 15-30% [116]. Theo Cooper những công việc lao động nặng nhọc hoặc lặp lại kéo dài gây ảnh hƣởng đến trục chịu lực hoặc ảnh hƣởng đến lực cơ học của khớp gối nhƣ những ngƣời làm ruộng, công nhân xây dựng, nghề nghiệp phải đi lại nhiều, đứng lâu…làm tăng sức đè nặng lên bề mặt khớp, quá mức chịu đựng của sụn gây ra các vi chấn thƣơng, biến đổi cơ học và sinh hóa sụn khớp dẫn đến thoái hoá sụn khớp [117].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối (FULL TEXT) (Trang 104 - 107)