Một số kỹ năng cơ bản của Thẩm phán trong giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải (Trang 39 - 79)

dân sự bằng hòa giải

Đối với hoạt động giải quyết tranh chấp dân sự, bên cạnh việc quan tâm tới việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật, Thẩm phán phải nhận diện đúng yêu cầu của đƣơng sự, bản chất của vụ việc để đánh giá khách quan, tạo điều kiện thuận lợi để các đƣơng sự có thể thƣơng lƣợng và đi đến thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp dân sự.

Để hoạt động hòa giải có hiệu quả, đúng nội dung, yêu cầu của pháp luật, không làm cho đƣơng sự hiểu sai quy định của pháp luật thì Thẩm phán

34

phải nắm chắc nội dung vụ việc, xây dựng kế hoạch hòa giải phù hợp với từng loại tranh chấp. Thẩm phán phải hiểu rõ những quy định của pháp luật liên quan tới vụ án, từ đó giải thích cho các đƣơng sự hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật, giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các đƣơng sự. Quá trình hòa giải Thẩm phán phải tôn trọng sự tự do biểu đạt ý chí, nguyện vọng của các đƣơng sự, không dùng sức ép dƣới mọi hình thức (ví dụ dùng mối quan hệ, bóng gió những ảnh hƣởng của ngƣời có quyền thế…), hoặc những tác động khiến đƣơng sự miễn cƣỡng thỏa thuận. Nội dung thỏa thuận của các đƣơng sự không đƣợc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Do tính chất linh hoạt và nhạy cảm của hoạt động hòa giải trong TTDS mà ngoài việc có kiến thức sâu rộng về mặt pháp luật, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải nắm vững nội dung vụ án, xác định đƣợc đầy đủ các tình tiết của vụ án, nguyên nhân, mức độ mâu thuẫn của các đƣơng sự. Đồng thời đòi hỏi Thẩm phán phải có những hiểu biết nhất định về tâm lý con ngƣời, tâm lý từng lứa tuổi, từng hoàn cảnh, giới tính mà có phƣơng pháp giải thích và thuyết phục thích hợp. Thông thƣờng tranh chấp đã phải đƣa đến yêu cầu Tòa án giải quyết thì mức độ “ căng thẳng” đã cao, khó có thể thƣơng lƣợng nhanh đƣợc. Vì vậy Thẩm phán phải kiên trì, bình tĩnh và lựa chọn phƣơng pháp thích hợp. Hiệu quả của hoạt động hòa giải không những chỉ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của các quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, phƣơng pháp và kinh nghiệm của những ngƣời tiến hành hòa giải. Thẩm phán có thể sử dụng một số phƣơng pháp, kỹ năng trong hoạt động hòa giải tranh chấp dân sự nhƣ:

2.2.3.1. Kỹ năng tiếp xúc và nghe đương sự trình bày

Trong giải quyết tranh chấp dân sự, việc đầu tiên Thẩm phán cần làm là xác định yêu cầu của đƣơng sự. Bởi có xác định đầy đủ yêu cầu của đƣơng sự Thẩm phán mới nắm đƣợc đƣơng sự cần gì, muốn gì và những khúc mắc đang tồn tại trong quan hệ của hai bên. Trên cơ sở yêu cầu của đƣơng sự và quy định của pháp luật Thẩm phán phải định danh đƣợc quan hệ pháp luật

35

phát sinh tranh chấp. Để có thể nắm bắt đầy đủ và chính xác yêu cầu của các bên đƣơng sự, nội dung tranh chấp, mối quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp, nguyên nhân, mức độ mâu thuẫn, quan điểm của các bên. Thẩm phán cần làm cho buổi làm việc trở thành cuộc đối thoại chân tình, thẳng thắn, cởi mở. Thẩm phán đặt mình vào hoàn cảnh của đƣơng sự để hiểu họ và cảm thông, chia sẻ với họ. Với thái độ ân cần, điềm đạm, chân tình, với sự tôn trọng thông qua việc lắng nghe đƣơng sự trình bày (kể cả lời trình bày chƣa hẳn đúng trọng tâm) nhƣng điều đó sẽ tạo cho đƣơng sự cảm thấy mình đƣợc tôn trọng, có điểm tựa nơi công lý và có niềm tin vào Thẩm phán.

Khi giao tiếp với đƣơng sự, việc lắng nghe của Thẩm phán nhằm những mục đích sau: Một là thu thập thông tin, nghĩa là nắm đƣợc và để hiểu đúng, đầy đủ nội dung mà đƣơng sự muốn trình bày. Hai là, để biết đƣợc nhu cầu, mục đích, nguyện vọng của đƣơng sự. Ba là, nhờ hiểu đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của đƣơng sự mà có hƣớng phản hồi, hƣớng hành động tiếp theo nhằm đáp ứng mong muốn của đƣơng sự.

Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và quan trọng trong phiên hoà giải. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe cần phải chú ý tới hai thái cực: Một là, đừng để đƣơng sự nói dài vƣợt quá nội dung cần nghe để chắt lọc thông tin hoà giải. Hai là, Thẩm phán không nên và không đƣợc cắt ngang lời trình bày của họ hoặc đƣa ra quan điểm bình luận về phần họ trình bày làm cho việc trình bày của đƣơng sự lộn xộn, không logic và bản thân đƣơng sự cảm thấy mình không đƣợc tôn trọng, đụng chạm tới lòng tự tôn của đƣơng sự.

Tạo cơ hội, điều kiện, môi trƣờng đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh chấp diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. Đừng phản ứng trƣớc những lời tức giận của các bên. Phải biết tự kiềm chế, yên lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội. Phƣơng pháp chuẩn mực để lắng nghe có hiệu quả là tập trung chú ý vào những điều các bên đang nói, gợi ý họ nói rõ ràng, chính xác những ý nghĩ của họ, diễn đạt lại đúng những sự kiện đã xảy ra và yêu cầu nhắc lại những điểm gì còn mập mờ, chƣa rõ.

36

Thông thƣờng, lần đầu tiên tiếp xúc với một tranh chấp có tính chất phức tạp, Thẩm phán chƣa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc và nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp. Trong khi đó, các bên tranh chấp thƣờng có tâm lý là ngƣời nghe cũng đã nắm đƣợc nội dung vụ việc nhƣ chính bản thân mình, nên đối tƣợng thƣờng trình bày theo ý chủ quan và có thể bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết hoặc những bằng chứng không có lợi cho họ. Vì vậy, thẩm phán cần nghiên cứu đặt ra những câu hỏi đơn giản để làm rõ những tình tiết có liên quan đến bản chất của vụ việc và gợi ý để đối tƣợng trình bày đúng bản chất vụ việc, lƣu ý đối tƣợng trình bày vấn đề một cách vô tƣ, khách quan, không thiên vị, chủ quan. Thẩm phán lƣu ý đối tƣợng rằng chỉ có thể đƣa ra một giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu nhƣ đối tƣợng trình bày vấn đề một cách trung thực và khách quan. Ngƣợc lại, giải pháp mà Thẩm phán đƣa ra có thể không chính xác nếu đối tƣợng trình bày thiên vị, không trung thực.

2.2.3.2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoà giải

Để việc hoà giải có hiệu quả, thì Thẩm phán cần có nhiều công tác chuẩn bị khác nhau, trong đó có việc xây dựng kế hoạch hoà giải. Thông thƣờng việc xây dựng kế hoạch hoà giải đƣợc tiến hành qua các bƣớc sau:

Bƣớc 1. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở, vật chất:

Bố trí phòng hoà giải riêng biệt, sắp xếp chỗ ngồi của Thẩm phán, Thƣ ký và đƣơng sự hợp lý, vừa trang nghiêm nhƣng cũng vừa cởi mở, tạo đƣợc sự thoải mái cho đƣơng sự.

Tốt nhất nên bố trí bàn làm việc hình vuông hoặc hình chữ nhật. Thẩm phán và Thƣ ký ngồi cạnh nhau, trên bàn có để biển “Thẩm phán” và biển “Thƣ ký” ngay trƣớc mặt; phía đối diện Thẩm phán và Thƣ ký là chỗ ngồi của những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phía bên phải Thẩm phán và Thƣ ký là nơi ngồi của nguyên đơn; phía bên trái của Thẩm phán và Thƣ ký là chỗ ngồi của bị đơn.

37

Bố trí nhƣ trên thì nguyên đơn và bị đơn ngồi đối diện nhau vừa đảm bảo cho nguyên đơn và bị đơn thoải mái trình bày, nhƣng cũng vừa giúp cho việc ngăn ngừa hành vi quá khích của nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên phải duy trì một khoảng cách vừa phải, hợp lý.

Đảm bảo cho quá trình giao tiếp không bị tác động bởi các yếu tố gây cản trở, ngắt quãng quá trình lắng nghe nhƣ tiếng chuông điện thooại, sự làm phiền từ ngƣời khác…

Bƣớc 2. Thu thập, nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, chứng cứ:

Có thời gian thích hợp để nghiên cứu kỹ hồ sơ. Nắm vững nguyên nhân tranh chấp, một hoặc nhiều quan hệ pháp luật mà các bên đƣơng sự tranh chấp, hiểu rõ đƣợc nội dung, tính chất, mức độ tranh chấp, thái độ tâm lý của các bên đƣơng sự trong từng vụ án, xác định các yêu cầu cụ thể của đƣơng sự trong vụ án, những nội dung các bên thống nhất đƣợc và những nội dung còn mâu thuẫn để xác định; những yếu tố, điều kiện nào tốt nhất, có lợi cho các bên nhằm đạt đến sự thoả thuận theo kế hoạch hoà giải của Thẩm phán.

Lập phƣơng án xử lý tình huống có khả năng xảy ra giữa các bên đƣơng sự tại phiên hoà giải.

Có thể tiếp xúc và tác động theo hƣớng hoà giải tích cực đối với từng bên nhằm nắm rõ nguyện vọng, ý định của mỗi bên trƣớc khi hoà giải.

Có thể gặp hoặc tiếp xúc với một số cơ quan có liên quan nhằm hỗ trợ tốt cho việc hoà giải.

Bƣớc 3. Lựa chọn thời điểm hoà giải:

Sau khi Thẩm phán xử lý các thông tin cần thiết cho việc tổ chức phiên hoà giải, Thẩm phán tổ chức phiên hoà giải nếu các dữ liệu thu thập đƣợc, khi hoà giải có khả năng hoà giải thành rất cao.

Có phƣơng án xử lý tốt nhất đối với các mâu thuẫn xoay quanh quan hệ pháp luật mà Thẩm phán phải tác động đến, giúp đƣơng sự dễ thoả thuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38

Nắm vững điểm mạnh, điểm yếu của mỗi bên đƣơng sự để điều đình, thƣơng lƣợng, tăng giảm lợi ích của mỗi bên nhằm đạt đến sự thống nhất chung.

Trong hoà giải, Thẩm phán cần kiên trì, tránh tình trạng đƣa ra hoà giải chiếu lệ để lập biên bản hoà giải không thành cho đủ thủ tục trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử. Đồng thời cần phân biệt thủ tục hoà giải trong từng giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thủ tục công nhận sự thoả thuận của các đƣơng sự tại phiên toà. Phƣơng pháp lựa chọn thời điểm hoà giải có ý nghĩa quyết định rất cao trong việc thành công của hoà giải, việc hoà giải có thể đƣợc tiến hành nhiều lần ở các thời điểm khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

2.2.3.3. Kỹ năng điều hành phiên hòa giải

Thƣ ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những ngƣời tham gia phiên hòa giải đã đƣợc Tòa án thông báo.

Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cƣớc của những ngƣời tham gia phiên hòa giải.

Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phổ biến cho các đƣơng sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên quan liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Chỉ sau khi đã làm việc với các bên đƣơng sự, xem xét chứng cứ do các bên xuất trình, căn cứ vào yêu cầu của các bên đƣơng sự và các quy định của pháp luật nội dung, Thẩm phán mới có cơ sở ban đầu để đánh giá tƣơng đối khách quan, chính xác quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp, nội dung và tính chất của tranh chấp, mức độ tranh chấp, mâu thuẫn và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Trên cơ sở những nhận định ban đầu từ việc thu thập chứng cứ, tài liệu, qua lời trình bày, việc cung cấp chứng cứ của các bên, Thẩm phán cần sâu chuỗi các mối liên hệ, các chứng cứ thu thập đƣợc để xác định đâu là

39

lời trình bày khách quan, trung thực, đâu là sự giả dối, mấu chốt của sự tranh chấp, nguyên nhân, mục đích dẫn đến tranh chấp. Đƣơng sự có tự do ý chí hay bị kích động. Sau đó tìm phƣơng án để giải quyết mâu thuẫn:

Thẩm phán lựa chọn phƣơng án để giải quyết mâu thuẫn trong phiên hòa giải phải nhanh nhạy, lựa chọn phƣơng án chung cho cả hai hoặc tổng hợp từ hai cách lựa chọn của hai bên thành phƣơng án chung hoặc từ phƣơng án của một bên nâng lên thành phƣơng án chung để đạt đƣợc mục đích hòa giải.

- Kỹ năng kiểm soát hành vi gây hấn hoặc quá khích của các đương sự:

Khi các đƣơng sự có hành vi gây hấn hoặc quá khích tại phiên hòa giải, Thẩm phán phải giữ thái độ bình tĩnh, không nóng nảy quát tháo, đạp bàn đập ghế. Thẩm phán nghiêm nghị yêu cầu các đƣơng sự dừng ngay hành động quá khích lại, tỏ thái độ thông cảm cho các đƣơng sự rằng mình có thể hiểu tâm trạng của họ và chỉ cho họ thấy rằng hành động quá khích làm cho vấn đề lại càng phức tạp hơn, phải bình tĩnh trao đổi để tìm ra phƣơng án chung thống nhất.

- Kỹ năng duy trì trật tự phiên hòa giải:

Tại phiên hòa giải, Thẩm phán phải luôn duy trì thái độ cởi mở, gần gũi với đƣơng sự, nhƣng cũng cần phải nghiêm nghị để đảm bảo trật tự của phiên hòa giải. Khi các đƣơng sự ồn ào hoặc tranh luận gay gắt, Thẩm phán phải yêu cầu đƣơng sự trật tự và điều khiển phần trình bày của đƣơng sự, yêu cầu đƣơng sự nào trình bày trƣớc, đƣơng sự nào trình bày sau và yêu cầu những ngƣời còn lại phải giữ trật tự để lắng nghe.

2.2.3.4. Kỹ năng giải thích, thuyết phục, hướng dẫn đương sự tự nguyện hòa giải tranh chấp

Khi Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải thẩm phán cần xác định để đƣơng sự hiểu đƣợc về cơ bản họ tranh chấp cái gì, mối quan hệ pháp luật mà họ còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau mà chƣa thể thống nhất đƣợc, những thiệt hại mà các bên phải gánh chịu, tác hại của sự căng thẳng không cần thiết của các bên. Sau khi lắng nghe các bên đƣơng sự trình bày, Thẩm

40

phán cần đứng ở góc độ khách quan để phân tích nguyên nhân, hoàn cảnh, thực trạng tranh chấp, đồng thời viện dẫn, phân tích, giải thích các quy định của pháp luật có liên quan tới việc giải quyết vụ án để các bên đƣơng sự tự đối chiếu với quy định của pháp luật, từ đó họ tự xác định đúng, sai trong hành vi mà họ thực hiện và cũng để họ liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình mà tự nguyện đi đến thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong quá trình giải thích Thẩm phán tuyệt đối không đƣợc bộc lộ đƣờng lối xét xử mà phải thực sự công tâm, xử sự bình đẳng với các bên đƣơng sự.

Đồng thời Thẩm phán cần làm rõ để đƣơng sự hiểu rõ đƣợc việc hòa giải thành có ý nghĩa, tác dụng quan trọng nhƣ thế nào, nếu hòa giải thành công thì vụ án đƣợc giải quyết nhanh gọn, giữ gìn và củng cố đƣợc mối đoàn kết, ổn định xã hội, tiết kiệm chi phí mở phiên tòa và hạn chế tối đa chi phí về thời gian và tiền bạc cho chính các bên tranh chấp.

Giải thích, thuyết phục, cảm hoá đƣợc các bên tự nguyện thoả thuận, giải quyết tranh chấp là nghệ thuật hoà giải, đòi hỏi Thẩm phán không chỉ có kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tranh chấp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ hoà giải, có uy tín, phẩm chất đạo đức, có tâm và kinh nghiệm cuộc sống mà còn có khả năng vận dụng pháp luật và đạo đức xã hội để giải thích, thuyết phục và cảm hoá các bên đi đến thoả thuận giải quyết tranh chấp.

Giải thích, thuyết phục, cảm hoá và hƣớng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp đƣợc Thẩm phán thực hiện trong suốt quá trình hoà giải; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào các quan hệ xã hội có liên quan đến vụ việc tranh chấp, hành vi nào các bên đƣợc làm và những hành vi nào pháp luật ngăn cấm; phân tích những hành vi nào phù

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải (Trang 39 - 79)