Khả năng hiểu biết pháp luật của đương sự

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải (Trang 26)

Nhiều tranh chấp phát sinh từ sự thiếu hiểu biết pháp luật cũng nhƣ sự thiếu thông cảm lẫn nhau giữa ngƣời dân. Vì thế Thẩm phán cần chú trọng

21

công tác giải thích pháp luật. Thực hiện phƣơng châm của một Thẩm phán là : “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” và “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Trình độ nhận thức xã hội, nhận thức pháp luật là một trong những yếu tố giúp định hƣớng cho hành vi xử sự của con ngƣời phù hợp với các quy chuẩn về đạo đức, quy phạm pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Một khi nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế sẽ dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh các tranh chấp dân sự; và những ngƣời nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế, khi trở thành đƣơng sự trong các vụ án sẽ không chỉ gây trở ngại cho Tòa án mà còn rất khó khăn để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính mình trƣớc Tòa.

Tuy nhiên thực tế xét xử cho thấy trình độ của đƣơng sự trình độ thấp còn chiếm một con số không nhỏ, thậm chí phải đọc từng câu, từng chữ cho đƣơng sự viết các loại đơn liên quan đến việc giải quyết vụ án. Điều này không những làm mất thời gian mà có khi còn ảnh hƣởng đến tính khách quan, công minh trong việc giải quyết các vụ án. Mặt khác, trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế sẽ là trở ngại lớn cho đƣơng sự trong quá trình hòa giải tranh chấp nói chung, tranh chấp dân sự nói riêng.

Ngoài yếu tố hiểu biết, nhận thức hạn chế thì ý thức chấp hành pháp luật, thái độ coi thƣờng các giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống cũng là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh các tranh chấp dân sự. Với những ngƣời luôn tìm mọi cách, sử dụng mọi thủ đoạn để dây dƣa, trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngƣời khác sẽ là trở ngại lớn mà Toà án phải vƣợt qua để thực hiện công lý. Một thực trạng hiện nay là khi Tòa án tiến hành việc hoà giải hoặc xét xử, ngƣời nhà đƣơng sự thƣờng kéo đến tụ tập gây áp lực với Tòa án. Thậm chí sau khi xét xử không đáp ứng yêu cầu, họ sẵn sàng

22

chửi bới, lăng mạ, có khi còn cƣớp cả hồ sơ, đuổi đánh những ngƣời tiến hành tố tụng ngay tại công đƣờng. Có trƣờng hợp, khi đƣơng sự không toại nguyện với phán quyết của Tòa án đã nhẫn tâm tìm cách trả thù bằng các hành vi rất nguy hiểm nhƣ tạt a xít, đặt thuốc nổ tại nhà các thẩm phán... Điều này đã ít nhiều làm nhụt ý chí và tinh thần bảo vệ công lý của đội ngũ thẩm phán và trong nhiều vụ án, việc hòa giải đƣợc thực hiện chỉ là hình thức cho khỏi vi phạm thủ tục tố tụng. Tình trạng này đã gây không ít khó khăn cho Tòa án khi giải quyết các vụ án nói chung, trong quá trình hòa giải tranh chấp nói riêng.

23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu luận giải các khái niệm có liên quan đến kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải. Trên cơ sở phân tích đặc điểm, kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ ý nghĩa của việc áp dụng kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải nhằm thực hiện đƣờng lối của Đảng về cải cách tƣ pháp; đảm bảo quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động; quyền quyết định và tự định đoạt của các đƣơng sự trong TTDS; bảo đảm bảo vệ có hiệu quả và hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự trong TTDS; bảo đảm phù hợp với pháp luật nội dung và đạo đức xã hội.

Tác giả đã nêu và phân tích, đánh giá một số các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến việc thực hiện kỹ năng hòa giải các tranh chấp dân sự. Kết quả nghiên cứu của Chƣơng 1 là tiền đề quan trọng, giúp tác giả có một góc nhìn toàn diện và linh hoạt hơn về vấn đề nghiên cứu khi đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành tại Chƣơng 2 và thực tiễn áp dụng tại Chƣơng 3 của luận văn.

24

CHƢƠNG 2

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ BẰNG HÒA GIẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ

KỸ NĂNG HÒA GIẢI CỦA THẨM PHÁN

2.1. Giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải tại cấp xét xử sơ thẩm

2.1.1. Giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải tại cấp xét xử sơ thẩm

- Thẩm quyền hòa giải của Tòa án:

Hoà giải trong tố tụng dân sự Việt Nam là hoà giải trƣớc Toà án, hay còn gọi là hoà giải trong quá trình tố tụng và đƣợc thực hiện với sự hiện diện của thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử. Tuy Toà án không phải là chủ thể của quyền hoà giải, và cũng không đại diện cho lợi ích của bất cứ bên đƣơng sự nào, nhƣng với tƣ cách là cơ quan xét xử có trách nhiệm tiến hành hoà giải, Toà án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoà giải. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để các đƣơng sự hoà giải với nhau, giúp cho các bên đƣơng sự hiểu rõ pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đang tranh chấp, giải thích cho họ về hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp hoà giải thành và hoà giải không thành. Bên cạnh đó, Toà án có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện quyền tự định đoạt trong việc hoà giải của các bên đƣơng sự nhằm đảm bảo tiến trình hoà giải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và có quyền không công nhận kết quả hoà giải, nếu sự thoả thuận đó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác.

- Phạm vi hòa giải của Tòa án:

Tại khoản 1 Điều 205 BLTTDS năm 2015 quy định trách nhiệm hòa giải của tòa án: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không đƣợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án đƣợc giải quyết theo thủ tục rút gọn”. Do vậy, hòa giải tiến hành với việc giải quyết hầu hết VADS, trừ những trƣờng hợp không hòa giải đƣợc hoặc pháp luật quy định không đƣợc hòa giải. Theo Điều 206 BLTTDS, tòa án không hòa

25

giải đối với những yêu cầu đòi bồi thƣờng gây thiệt hại đến tài sản của nhà nƣớc; những VADS phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

- Xác định thành phần phiên hòa giải:

Căn cƣ́ Điều 209 Bô ̣ luâ ̣t TTDS năm 2015, nhƣ̃ng ngƣời tiến hành hòa giải bao gồm: Thẩm phán chủ trù phiên hòa giải, thƣ ký Tòa án ghi biên bản hòa giải. Khi tham gia phiên hòa giải , thẩm phán là ngƣời chủ trì phiên hòa giải, có các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 210 BLTTDS năm 2015 nhƣ sau:

- Trƣớc khi tiến hành phiên họp, Thƣ ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những ngƣời tham gia phiên họp đã đƣợc Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cƣớc của những ngƣời tham gia, phổ biến cho các đƣơng sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.

Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đƣơng sự về những vấn đề sau đây:

- Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chƣa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

- Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đƣơng sự khác;

- Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đƣơng sự khác, ngƣời làm chứng và ngƣời tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những vấn đề khác mà đƣơng sự thấy cần thiết.

Sau khi các đƣơng sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đƣơng sự quy định tại khoản 2 Điều này.

26

Trƣờng hợp ngƣời đƣợc Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.

Nhƣ vâ ̣y, khi tiến hành hòa giải , Thẩm phán có nhiê ̣m vu ̣ phổ biến cho các đƣơng sự biết các quy định của pháp luật có liên q uan đến viê ̣c giải quyết tranh chấp để các bên có thể nắm đƣợc quyền và nghĩa vu ̣ của mình . Thẩm phán cũng là ngƣời phân tích nhƣ̃ng hâ ̣u quả pháp lý của viê ̣c hòa giải thành để các bên đƣơng sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về viê ̣c giải quyết tranh chấp.

Việc hòa giải là nhằm giúp cho các đƣơng sự thực hiện quyền tự định đoạt của họ và làm cho việc giải quyết vụ án đƣợc hiệu quả cao mà không phải xét xử. Vì vậy, BLTTDS quy định rất rõ là ngƣời tiến hành hòa giải là Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ án, còn thƣ ký chỉ là ngƣời giúp việc và phải có mặt trong phiên hòa giải để ghi biên bản hòa giải. Việc quy định này là cần thiết vì hòa giải là để cho các đƣơng sự giải quyết với nhau trƣớc, bằng cách thƣơng lƣợng, thỏa thuận và sự thỏa thuận này phải đƣợc tòa án công nhận bằng một quyết định và quyết định này có giá trị bắt buộc đối với các bên đƣơng sự và nó cũng đòi hỏi cả sự tôn trọng của xã hội. Vì lẽ đó, BLTTDS quy định bắt buộc ngƣời đứng ra tổ chức hòa giải và chủ trì phiên hòa giải phải là Thẩm phán và đƣơng sự phải có mặt đầy đủ.

- Chủ thể tham gia hòa giải

Ngoài chủ thể tiến hành hòa giải, phiên hòa giải còn có sƣ̣ tham gia của chủ thể tham gia hòa giải . Chủ thể tham gia hòa giải đƣợ c quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 3, 4 Điều 209 Bô ̣ luâ ̣t TTDS, bao gồm:

- Các đƣơng sự hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của các đƣơng sự;

- Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của ngƣời lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là ngƣời đại diện, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể ngƣời lao động, ngƣời lao động. Trƣờng hợp đại diện tổ chức đại

27

diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

- Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự (nếu có); - Ngƣời phiên dịch (nếu có).

Trƣờng hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình, cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Trong vụ án có nhiều đƣơng sự mà có đƣơng sự vắng mặt, nhƣng các đƣơng sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hƣởng đến quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đƣơng sự có mặt; nếu các đƣơng sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đƣơng sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đƣơng sự.

Viê ̣c quy đi ̣nh sƣ̣ tham gia của ngƣời đa ̣i diê ̣n hợp pháp của các đƣơng sƣ̣ đã xác đi ̣nh đi ̣a vi ̣ pháp lý của ngƣời đại diện, thống nhất với các quy đi ̣nh về đa ̣i diê ̣n trong nhƣ̃ng phần khác của bô ̣ luâ ̣t TTDS.

Về nguyên tắc, tòa án phải hòa giải VADS trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 207 BLTTDS đối với những vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc thì Tòa án quyết định đƣa vụ án ra xét xử, bao gồm:

“1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng. 3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

28

- Thẩm phán xác định các vấn đề mấu chốt của vụ án khi tiến hành hòa

giải các bên đƣơng sự, các vấn đề chƣa đƣợc làm rõ, các vấn đề còn đang tranh chấp, nguyện vọng của từng bên tranh chấp.

- Thủ tục tiến hành hòa giải:

+ Hòa giải trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; Trừ trƣờng hợp vụ án không đƣợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc. Theo quy định tại Điều 210 BLTTDS năm 2015 quy định trƣớc khi tiến hành phiên họp, Thƣ ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những ngƣời tham gia phiên họp đã đƣợc Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cƣớc của những ngƣời tham gia, phổ biến cho các đƣơng sự về quyền và nghĩa vụ của họ.

Tại phiên hòa giải, Thẩm phán sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh sự có mặt, vắng mặt của các đƣơng sự và xử lý trƣờng hợp đƣơng sự vắng mặt tại phiên hòa giải.

- Trƣờng hợp vắng mặt nguyên đơn: Nếu trong vụ án chỉ có một nguyên đơn mà nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt thì Tòa án hoãn hòa giải và tiếp tục triệu tập phiên hòa giải sau. Nếu nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì theo điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

- Trƣờng hợp vắng mặt bị đơn: Tại phiên hòa giải nếu Tòa án triệu tập lần thứ nhất nhƣng bị đơn không đến thì Tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên hòa giải. Trong trƣờng hợp bị đơn đã đƣợc Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, thì Tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải đƣợc do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

- Trƣờng hợp vắng mặt ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Theo quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS thì nếu trong một vụ án có nhiều đƣơng sự, mà có đƣơng sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhƣng các đƣơng

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hƣởng đến quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tranh chấp dân sự bằng hòa giải (Trang 26)