Các vấn đề cần quan tâm khác trong ph a2 (2.5G lên 3G)

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG VIETTEL (Trang 115 - 119)

* Mạng thông tin di động trong NGN

Mạng thông tin di động có vai trò như một mạng truy nhập trong cấu trúc tổng thể của NGN. Với lợi thế của việc triển khai mới, mạng thông tin di động 3G sẽ đi tiên phong trong việc phát triển NGN và có thể coi là một mạng NGN thu nhỏ với khả năng quản lý, điều khiển xuyên suốt và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, cả cố định và di động, cho thấy sự hội tụ của mạng di động và cố định. Trong tương lai, với sự phát triển đầy đủ của NGN, quyền điều khiển và quản lý của mạng di động sẽ được nhường cho mạng NGN chung, mạng thông tin di động sẽ đơn giản trở thành một giao diện truy nhập vô tuyến. Chính vì vậy, mạng lõi của thông tin di động phải đảm bảo thích ứng với lớp lõi/truyền tải của NGN.

* Quản lý chất lượng dịch vụ.

Khi triển khai IP trên các mạng di động, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo QoS cho mọi loại lưu lượng khác nhau như thoại, video và mọi loại dịch vụ như thương mại điện tử, ngân hàng điện tử. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra này, cả giao thức TCP cho lớp truyền tải và giao thức IP cho lớp mạng đều phải được cải tiến.

* Chức năng an toàn bảo mật.

Để đảm bảo an toàn và bảo mật cho thương mại điện tử thì IP-VPN là một giải pháp kỹ thuật tốt. Thực chất, IP-VPN là một mạng cho phép bảo đảm chỉ một số đối tượng xác định như các cán bộ thuộc một công ty nhất định, mới có thể kết nối và truyền các gói IP với nhau qua mạng. Có ba phương pháp chủ yếu

để triển khai mạng IP-VPN: Thứ nhất là sử dụng qua lớp 2 bằng các phương án IP qua Frame Relay, IP qua ATM. Phương pháp thứ hai là phương pháp đóng gói sử dụng IP Tunnel như IPsec và IP di động. Phương pháp cuối cùng là phương pháp gán nhãn, ví dụ như MPLS.

* Đặc tính kết nối vô tuyến.

So với hữu tuyến, các kết nối vô tuyến có tốc độ bit thấp hơn và mức lỗi bit BER cao hơn. Khi sử dụng các giao thức lớp truyền tải TCP và giao thức lớp mạng IP vốn được thiết kế cho hữu tuyến nên không đảm nhiệm được chức năng phát lại thì các giao thức này cần phải được cải tiến giảm nhẹ ảnh hưởng của đặc tính kết nối vô tuyến.

* Tính di động đầu cuối

Giải pháp cho tính di động đầu cuối là kết hợp điều khiển quản lý di động của mạng di động với định tuyến IP bằng cơ chế đường ngầm qua mạng IP. Một giải pháp khác là nâng cấp mạng di động để có thể quản lý các gói IP như là các phương án IP di động và IP cellular.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết của công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA trong hệ thống thông tin di động UMTS và các vấn đề thực tiễn trong lộ trình triển khai hệ thống di động 3G trên mạng viễn thông Viettel là nội dung chính của đồ án này. Đồ án đã đưa ra các đề xuất phương án công nghệ, tập trung xác định phương án chuyển đổi phù hợp cho cả phần mạng lõi và mạng truy nhập vô tuyến, trong đó đặc biệt phân tích kỹ các bước chuyển đổi dựa trên công nghệ 2G-GSM vì đây là hệ thống đã và đang khai thác rộng khắp tại Việt Nam của mạng viễn thông Viettel.

Để có được những đề xuất kỹ thuật chi tiết cho phương án công nghệ, đồ án đã tổng hợp tình hình và đưa ra những nhận định cụ thể về bối cảnh chung của 3G trên thế giới cũng như ở Việt Nam tại thời điểm dự kiến bắt đầu triển khai. Từ những bối cảnh chung đó, có hai giải pháp chính để phát triển từ hệ thống thông tin di động hiện tại lên 3G đó là:

• Trước tiên triển khai hệ thống trung gian 2,5G.

• Chuyển thẳng lên 3G: chấp nhận mạo hiểm để làm chủ công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm khi triển khai thương mại hệ thống. Mỗi giải pháp đều có những đặc trưng riêng, tuy nhiên với những ưu thế của giải pháp triển khai hệ thống trung gian 2,5G như: đảm bảo bước đầu đáp

ứng nhu cầu về loại hình dịch vụ, đảm bảo an toàn đầu tư (hoàn toàn có thể sử dụng lại các phần tử chức năng cũ của mạng như: quản lý di động, nhận thực thuê bao, kiểm soát dịch vụ…), kích thích nhu cầu khách hàng đó là những yếu tố quyết định đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nhà khai thác khi triển khai 3G thực sự. Trên thực tế giải pháp này được rất nhiều nhà khai thác của các nước sử dụng và đây cũng là giải pháp mà hiện nay mạng viễn thông Viettel đã thực hiện thông qua công nghệ GPRS.

Trên đây là các kết luận và đề xuất về mạng thông tin di động thế hệ thứ 3, phù hợp với xu hướng phát triển của các nhà khai thác GSM (2G) nói chung và mạng viễn thông Viettel nói riêng.

Qua đây, một lần nữa Em xin cảm ơn Thầy giáo Th.s Đỗ Huy Khôi đã hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành đồ án này. Vì thời gian có hạn và với kinh nghiệm, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy giáo cùng các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

118

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG VIETTEL (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w