Khi tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại mà được xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của chủ sở hữu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Vợ chồng phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, chỉ cần xác định tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng , trên cơ sở này, căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự, chúng ta sẽ xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại cũng như lợi ích của các bên vợ chồng.
Trường hợp tài sản được giao cho bên vợ, bên chồng quản lý, sử dụng. Bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc chung của Luật Dân sự là xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng cần phải xem xét một số khía cạnh từ góc độ HN&GĐ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thấu tình, đạt lý. Chẳng hạn, đối với trường hợp tài sản riêng của một bên giao cho nguời kia quản lý, sử dụng vì lợi ích chung của gia đình mà gây
78
thiệt hại; nên chăng cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là trách nhiệm chung của vợ chồng, trách nhiệm này chỉ đặt ra đối với người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản khi tài sản ấy không được sử dụng vì nhu cầu chung của gia đình, hoặc trường hợp vợ chồng có thỏa thuận trước về việc người quản lý, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản này gây thiệt hại cho người khác.
2.4.2. Thực hiện trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng
Trường hợp tài sản riêng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi tàisản này gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phải được xác định là trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Bởi vì, nếu chỉ đơn thuần áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự, trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định cho chủ sở hữu tài sản, điều này là không công bằng đối với bên có tài sản riêng. Vì rằng, tài sản của họ đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó được dùng để đảm bảo nhu cầu chung của gia đình nhưng tài sản này gây thiệt hại lại chỉ bên có tài sản phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân, người có tài sản riêng còn phải sử dụng tài sản riêng để đáp ứng những nhu cầu chung của gia đình trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng.
Ví dụ: A và B là vợ chồng (A có tài sản riêng là một chiếcxe gắn máy). A làm nghề chạy xe chở khách để kiểm sống. Cả nhà A và B đều sống nhờ thu nhập có được từ nghề chạy xe của A. Khi xe của A gây tai nạn và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại mộtkhoản tiền được xác định là 50 triệu đồng, qua điều tra, được biết, nguyên nhân gây tai nạn là do sự cố của phanh xe. Vậy, có xác định vợ của A (là B) cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại do xe gắn máy của A gây ra hay không?
Rõ ràng, đứng dưới góc độ Luật HN&GĐ năm 2014, nhìn nhận tính chất của quan hệ hôn nhân thì khi tài sản riêng của một bên đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đìnhvà tài sản riêng đó gây
79
thiệt hại thì nên chăng phải xác địnhvợ, chồng cùng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Sở dĩ nên xác định như vậy vì quy định đó rất phù hợp, mặc dù là tài sản riêng nhưng chủ sở hữu tài sản (người chồng) đã sử dụng tài sản đó để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình, là nguồn sống chủ yếu của gia đình thì khi tài sản đó vì lý do nào khác mà gây thiệt hại thì bên kia (vợ hoặc chồng) sẽ phải cùng gánh chịu trách nhiệm bồi thường cho ngườibị gây thiệt hại chứ không thể viện lý do rằng đó là tài sản riêng của bên kia không liên quan gì tới mình để trốn tránh trách nhiệm. Hơn ai hết, người vợ hoặc người chồng đều biết rất rõ tầm quan trọng cũng như những thành quả mà tài sản riêng ấy mang lạicho cả gia đình. Điều này mặc dù không giống như trường hợp một bên vợ chồng tham gia giao dịch nhằm đáp ứngnhu cầu thiết yếu của gia đình, nhưng thiết nghĩ, có thể áp dụng tương tự để xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Khi một bên vợ hoặc chồng đã sử dụng tài sản nhằm tạo ra tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của gia đình, người chồng -người chủ sở hữu tài sản đó chưa có thỏa thuận gì với bên vợ nhưng khi người vợ và cả gia đình đều biết việc này và không có ý kiến gì thì chúng ta có thể coi đó là đương nhiên có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Vì vậy, khi thiệt hại xảy ra do tài sản đó gây ra thì cả hai vợ, chồng đều phải gánh trách nhiệm với bên bị gây thiệt hại. Từ đó, quyền lợi của người thứ ba-người bị tài sản gây thiệt hại trong trường hợp này mới được bảo đảm dù trước đó các bên không có giao kết gì với nhau.
2.4.3. Hậu quả pháp luật do không thực hiện, thực hiện không đúng trách nhiệm liên đới.
Hậu quả mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thiệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi một bên không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ là vi phạm. Hai bên
80
có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm. Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong việc xác định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bởi chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự và khi xét đến vấn đề thiệt hại trong hợp đồng là xét đến những tổn thất về vật chất. Cụ thể hơn, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng. Đó có thể là những hành vi vi phạm cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm những quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm quy định thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 616 của BLDS là trách nhiệm dân sự liên đới. Phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người gây ra phải bồi thường không làm triệt tiêu trách nhiệm dân sự liên đới của nhiều người cùng gây thiệt hại. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại theo nội dung của trách nhiệm liên đới. Quan hệ tài sản giữa bên gây thiệt hại gồm nhiều người và bên bị thiệt hại là trách nhiệm liên đới, còn phần bồi thường của mỗi người trong số nhiều người gây thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người là xét trong mối quan hệ giữa những người có trách nhiệm liên đới với nhau trong trường hợp một người có trách nhiệm liên đới đã bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại, để có cơ sở thực hiện theo phần trong nghĩa vụ hoàn lại. Nếu không xác định được mức độ lỗi thì những người có trách nhiệm phải bồi thường theo phần bằng nhau.
Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra, bên cạnh việc xem xét các yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ thể (tiền, vật và các quyền tài sản). Mặc dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là của vợ chồng đối với hành vi đơn phương của chồng hoặc vợ và tài sản dùng để bồi thường là tài sản chung, tuy nhiên nếu một bên tự nguyện dùng tài sản riêng của
81
mình để bồi thường thiệt hại thì cũng hoàn toàn được chấp nhận miễn là thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo quy định.
82
Chƣơng III
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI KHOẢN NỢ PHÁT SINH TỪ HÀNH VI PHÁP LÝ CỦA MỘT BÊN
VỢ HOẶC CHỒNG THỰC HIỆN
3.1. Nhận xét chung về trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ và chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện.
Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong số đó các tranh chấp về nhà ở, quyền sử dụng đất, tranh chấp về nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng... vẫn luôn là những loại việc thường xảy ra gay gắt và kéo dài. Các tranh chấp này nếu không được giải quyết một cách kịp thời, hợp tình, hợp lý thì nó không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm của vợ chồng mà nó còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình.
Nguyên nhân của các tranh chấp này chính là do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, mặt khác nó còn do các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc. Thực tế cho thấy một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình áp dụng trong giao đoạn hiện nay không còn phù hợp nữa. Có nhiều quy định chưa được giải thích cụ thể, rõ ràng dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng không thống nhất giữa các tòa án khi giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng là một loại trách nhiệm dân sự đặc biệt. Bởi vì tính chất cộng đồng tạo sản đã làm cho vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm cùng nhau cho dù chỉ một bên tham gia giao dịch dân sự hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết các vụ án về vấn đề này lại khá phức tạp, nhiều hợp đồng dân sự do một bên vợ chồng thực hiện không có sự bàn bạc, thỏa thuận với bên kia. Khi một bên vợ hoặc chồng phát hiện ra yêu cầu tòa án hủy hợp đồng thì các tòa án đều xác định
83
hợp đồng dân sự đó vô hiệu nhưng việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng lại khác nhau ở từng tòa án.
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng được quy định tại Điều 27 của Luật HN &GĐ năm 2014 trong đó có dẫn chiếu tới các quy định tại Điều 24, 25, 26, 30 và Điều 37. Tuy nhiên nội hàm của từng khái niệm thì lại chưa được làm rõ. Chẳng hạn như nhu cầu thiết yếu của gia đình là gì?
Chính do chưa có sự hướng dẫn rõ ràng nên việc áp dụng và giải quyết rất khó khăn. Hệ quả của nó là khiến cho vợ chồng và những chủ thể có liên quan, trong đó có cả người đại diện cơ quan tố tụng hiểu sai, hiểu không đúng, không đầy đủ về nội dung quy phạm pháp luật, sai lệch bản chất vấn đề thậm chí còn “lách luật”, từ đó tạo nên sự vận dụng những quy định pháp luật không đúng và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi của một người vợ hoặc chồng.
Chính vi vậy để giải quyết các vụ án xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương của chồng hoặc vợ, cần thống nhất cách giải quyết như sau:
-Nếu một bên vợ hoặc chồng tham gia các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia (thông qua đại diện hoặc ủy quyền) thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng đó, Tòa tuyên hợp đồng dân sự đó vô hiệu.
- Mặc dù giao dịch dân sự chỉ có chồng hoặc vợ là chủ thể dẫn tới việc giao dịch dân sự đó có thể bị tuyên là vô hiệu nhưng các giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì bên vợ hoặc chồng không tham gia vào giao dịch vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có gây thiệt hại đối với việc
xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những bước phát triển và tiến bộ cả về hình thức và nội dung, tuy nhiên quy định pháp luật về trách nhiệm liên đới của vợ chồng
84
đối với giao dịch hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình trong pháp luật HN&GĐ vẫn còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực trong xử sự của thành viên trong gia đình. Trên thực trạng của các quy định pháp luật chưa cụ thể, còn chung chung và công tác tổ chức áp dụng pháp luật còn nhiều hạn chế. Do đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất các phương án sau:
Một là: Xuất phát từ đặc thù của quan hệ HN &GĐ, các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng trong đó có cả những tranh chấp về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các tranh chấp tài sản khác. Song trong tổ chức và hoạt động của tòa án, Tòa dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và hôn nhân gia đình. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường được áp dụng chung cho cả các tranh chấp hôn nhân, gia đình và tranh chấp liên quan đến trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Thực tế này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và hoạt động của toàn án nhưng trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù của quan hệ HN &GĐ. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ HN&GĐ, tòa án cần xây dựng một đội ngũ thẩm phán, cán bộ chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử, có thể thành lập riêng tòa HN&GĐ. Thực tế cho thấy những năm gần đây số lượng những vụ án liên quan đến HN&GĐ chiếm số lượng khá lớn, khiếu kiện của người dân cũng cao cũng một phần có lý do thiếu sự chuyên trách trong từng lĩnh vực cụ thể, chất lượng xét xử không cao, còn nhiều sai sót. Do vậy có thành lập từng tòa chuyên trách như tòa HN&GĐ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, quy định pháp luật còn chung chung, không cụ thể dẫn đến khó khăn có người áp dụng pháp luật. Do đó, tòa án cần biết vận dụng các phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quan hệ HN&GĐ. Ngoài ra cũng công nhận án lệ cho các quan hệ mới phát sinh khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh hoặc đã có điều chỉnh nhưng việc điều chỉnh không còn phù hợp với thực tế. TANDTC bên cạnh viejc ban hành các công văn hoặc báo cáo công tác ngành để tổng kết rút kinh nghiệm cần ban hành thêm các án lệ điển hình để tòa
85
án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử cũng nhưng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Ba là, theo quy định tại khoản 2 Điều 27 luật HN &GĐ năm 2014 về việc vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37, khoản 2 Điều 37 quy định “nghĩa vụ do vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết