Xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do vợ hoặc

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện (Trang 48)

49

Xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng không thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình, tài sản đầu tư kinh doanh, tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.

Điều 33 của Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định “Tài sản chung của vợ chồng

gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân….. tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng choc hung và tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…”

Khoản 2 Điều 35 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định: “1. Việc chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: (a) bất động sản; (b) động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; (c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”

Khoản 2 Điều 13 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP: “ Trong trường hợp vợ

chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu”.

Như vậy, khi tham gia vào giao dịch dân sự nói chung cũng như hợp đồng dân sự nói riêng đối với tài sản chung của vợ và chồng đều phải có sự thỏa thuận, đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không có sự đồng ý, thì giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi (tất yếu) vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những người khác (ngoài gia đình) liên quan tới tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ

50

chồng và cùng nhau chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch đã được thiết lập. Chính vì thế mà nhà làm luật phải dự liệu:

+ Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không có giá trị lớn nhằm đáp ứng các nhu cầusinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó để sử dụng vào mục đích đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, hoặcchuyển nhượng, mua bán...luôn được pháp luật coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng (mặc dù chỉ có một bên vợ hoặc chồng định đoạt tài sản đó). Ví dụ: hàng ngày vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung để đảm bảo nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh, ...thì các giao dịch này luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng. Người chồng hoặc người vợ phải cùng gánh chịu trách nhiệm đối với những giao dịch đó vì một bên vợ hoặc chồng hành động vì cả gia đình chứ không vì mưu cầu lợi ích cho riêng họ. Vì thế, một trong hai bên không thể viện lý do không biết hay giao dịch, hợp đồng đó không có giá trịvì chưa có sự bày tỏ ý chí (sự đồng ý) của họ.

+ Đối với những tài sản chung có giá trị lớn thì khi định đoạt đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mục đích từ thiện, giúp đỡ người nghèo...thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai vợ chồng. Nếu pháp luật quy địnhhợp đồng, giao dịch liên quanđến tài sản chung có giá trị lớn phải được ký kết bằng văn bảnvàcó công chứng, chứng thực như: hợp đồng mua bán nhà,chuyển quyền sử dụng đất, mua bán xe máy hoặc ô tô... thì hình thức của hợp đồng, giao dịch cũng phải tuân thủ những quy địnhđó. Vợ, chồng phải cùng ký trực tiếp vào văn bản (hợp đồng, giao dịch) trước mặt công chứng viên; nếu chỉ có một bên ký thì phải có văn bản ủy quyền cho vợ hoặc chồng ký thay thì hợp đồng, văn bản đó mới có hiệu lực pháp luật. Đó cũng chính là bằng chứng để buộc vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch dân sự hợp pháp đã được ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba tham gia giao dịch.

Chúng ta cần thấy rằng, sở hữu chung hợp nhấtvề tài sản của vợ chồng với những đặc điểm riêng biệt, khác với sở hữu chung theo phần hay sở hữu riêng. Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của

51

gia đình; một bên vợ, chồng không thể tự ý định đoạt những tài sản chung cógiá trị lớn nếu không có sự thỏa thuận và đồng ý của bên kia. Hình thức các giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện cũng được pháp luật quy định chặt chẽ, buộc phải tuân theo. Quy định tại Điều 24, 22, 26 Luật HN&GĐ năm 2014, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng trong thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ liên quan tới các quy định về giao dịch dân sự trong BLDS. Khi vợ, chồng tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch dân sự với người khác mà cả hình thức và nội dung của văn bản đều tuân theo quy địnhcủa pháp luật thì văn bản đã giao kết đó đó là cơ sở để Tòa án dựa vào đó giải quyết tranh chấp giữa vợ chồng (nếu có) và quy kết trách nhiệm cho từng người. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua khi có tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng liên quan tới quyền lợi của những người khác, khi ký kết hợp đồng vê mua, bán, tặng cho, để lại thừa kế, đầu tư sản xuất, kinh doanh...xuất phát từ khối tài sản chung của vợ chồng, việc áp dụng luật ở các cấp Tòa án đã có những quan điểm không thống nhất liên quan tới khối tài sản chung của vợ, chồng và việc quy kết trách nhiệm của mỗibên đối với tài sản chung được thực hiện trong cácgiao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình. Vì thế, quy định tại Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và thống nhất trong thực tiễn áp dụng luật liên quan đến quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng và nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ, chồng đối với việc định đoạt tài sản chung đó, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân và ổn định các quan hệ tài sản chung của vợ chồng đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của vợ, chồng đối với cuộc sống của gia đình

+ Những giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh hoặc tài sản chung đó là nguồn sống duy nhất của gia đình mà vợ chồng không trực tiếp tham gia giao dịch được thì phải có ủy quyền bằng văn bản cho một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch đó. Khi phát sinh nghĩa vụ thì cả hai vợ chồng vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm.

+ Những giao dịch liên quan đến tài sản riêng của một bên vợ,chồng nhưng do tài sản riêng đó đã được đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức từ tài sản

52

riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì những giao dịch đó phải có sự thỏa thuận của vợ chồng, vậy, khi phát sinh trách nhiệm liên đới trong các giao dịch đó cũng được xác định là trách nhiệm liên đới của vợ chồng.

+ Những giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc dùng tài sản chung đầu tư kinh doanh hoặc tài sản chung đó là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc tài sản riêng đã đưa vào sử dung chung và hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình mà một bên vợ, chồng tự ý sử dụng để tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế mà không có sự thể hiện ý chí của bên kia thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu, và khi phát sinh trách nhiệm phải xác định đó không phải là trách nhiệm liên đới của vợ chồng.

Việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong những trường hợp này, về nguyên tắc, là khá dễ dàng đối với những tài sản mà việc mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản có giá trị lớn là bất động sản hoặc hình thức giao dịch bắt buộc phải được lập thành văn bản. Chẳng hạn, vợ chồng thực hiện hợp đồng mua bán nhà là tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng chuyển quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, hoặc nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ,chồng thì hình thức giao dịch luôn phải lập thành văn bản có chữ ký của vợ chồng. Vậy khi phát sinh nghĩa vụ ( trách nhiệm) liên quan đến hợp đồng sẽ xác định được ngay tính liên đới của vợ chồng trong các giao dịch đó. Còn những trường hợp vợ chồng định đoạt tài sản chung có giá trị lớn như tiền, vàng hay xe ô tô và những tài sản khác không phải là bất động sản, hoặc việc giao kết hợp đồng không bắt buộc phải qua công chứng, chứng thực thì việc xác định trách nhiệm liên đới trong các trường hợp này là rấtkhó khăn và phức tạp. Nhiều khi một bên vợ hoặc chồng còn lại không biết chồng hoặc vợ mình đã thực hiện giao dịch đó, hoặc họ biết và họ không muốn chồng hoặc vợ mình thực hiện giao dịch đó nhưng người kia vẫn cố tình thực hiện. Chủ thể thứ ba khi tham gia giao dịch với chồng hoặc vợ họ cũng không cần biết người vợ hoặc người chồng còn lại có đồng ý hay không. Nhưng khi phát sinh nghĩa vụ thì họ lại yêu cầu cả vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm với họ.Tất nhiên, trong thực tế không loại trừ những trường hợp vợ chồng đều thỏa thuận tham gia vào giao dịch đó

53

nhưng khi phát sinh nghĩa vụ thì một trong hai bên lại nại ra lý do là mình không biết chồng mình hoặc vợ mình đã thực hiện giao dịch đó để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Đặc biệt, khi vợ chồng hoặc một bên vợ chồng dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, thành lập các loại hình doanh nghiệp, tham gia thị trường bất động sản, chứng khoán thì việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong các trường hợp này lại càng khó khăn hơn bao giờ hết.

* Trƣờng hợp vợ, chồng thành lập doanh nghiệp và dùng tài sản đầu tƣ kinh doanh

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định: việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có nét đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chịu trách nhiệm...do đó, khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vợ chồng với tư cách là chủ thể của hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn tới việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ,chồng và trách nhiệm liên đới của vợ chồng có nhiều thay đổi nhất định.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh quy định khá cụ thể và chặt chẽ, tuy nhiên trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh không bắt buộc phải có văn bản thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng để sản xuất, kinh doanh (nếu người đứng tên xin thành lập doanh nghiệp đang có vợ/chồng và dùng tài sản chung để đầu tư sản xuất kinh doanh). Hơn nữa có một số trường hợp đặc biệt, một số chủ thể không được phép thành lập doanh nghiệp như cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật về cán bộ, công chức.Do đó, có thể vợ chồng cùng muốn thành lập doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh nhưng do một bên vợ hoặc chồng là cán bộ, công chức nên vợ, chồng đã thỏa thuận để một bên đứng ra thành lập doanh nghiệp. Mặt khác, trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất

54

phụ thuộc vào quyết định của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, ban giám đốc của doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định thỏa thuận của vợ chồngtrong việc định đoạt phần vốn góp vào doanh nghiệp là không thể thực hiện được. Trong khi đó, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì khi định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc khi dùng tài sản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận theo một hình thức nhất định là bằng văn bản; Trong thực tế, việc thỏa thuận giữa vợ chồng thường là bằng miệng hoặc khi một bên dùng tài sản chung của gia đình để sản xuất, kinh doanh, bên kia cũng biết điều đó và im lặng chấp nhận việc sản xuất, kinh doanh đó của vợ hoặc chồng mình. Chính việc quy địnhcủa pháp luật không thống nhất trong các lĩnh vực khác nhauđã dẫn tới việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của mỗi bên và trách nhiệm tài sản của vợ, chồng cũng không đảm bảo được lợi ích của gia đình và xã hội.

Vấn đề cần lưu ý ở đây là việc quy kết trách nhiệm của vợ, chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Nếu thiệt hại xảy ra thì vấn đề xác định trách nhiệm của một bên vợ hoặc chồng sẽ như thế nào. Thực tế diễn ra, nếu có sự đồng thuận của vợ chồng khi một bên tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vì “nuôi sống”, đáp ứng nhu cầu của gia đình thì đương nhiên đi đôi với việc hưởng lợi ích từ hoạt động đó là trách nhiệm của cả hai vợ chồng nếu không may có khó khăn, thiệt hại xảy ra. Còn nếu một bên dùng tài sản chung của gia đình có giá trị lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận mà chưa có sự đồng ý của bên vợ hoặc chồng thì tùy từng trường hợp khi thiệt hại thực tế xảy ra, bên chưa đồng ý đó có thể phải chịu trách nhiệm liên đới hay không. Vì thực tế nếu họ đã biết vợ hoặc chồng dùng tài sản chung của giađình để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn chấp nhận, không ngăn cản và thậm chí còn hưởng lợi ích từ hoạt động đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đó thì khi có thiệt hại xảy ra, cả hai vợ chông đều phải liên đới chịu trách nhiệm. Lúc đó, bên không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không thể chốn tránh trách nhiệm liên đới với bên kia hay viện lý do là không hay biết hoặc không đồng ý để chối bỏ trách nhiệm. Tuy nhiên, phạm

55

vi chịu trách nhiệm về tài sản của vợ chồng được xác định đếnđâucũng là vấn đề còn bỏ ngỏ, gây nhiều tranh cãi trong giới làm luật và tốn nhiều giấy mực dẫn đến sự tùy nghi giải quyết của Tòa án. Thực tế đã xảy ra sự bất bình đẳng về tính chịu trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng cũng như khó tránh khỏi hành vi tẩu tán tài sản của vợ, chồng để trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Còn nếu thực tế, ngay từ đầu họ đã biết và phản đối việc một bên vợ, chồng dùng tài sản chung của gia đình có giá trị lớn để đầu tư sản xuất, kinh doanh thì họ có thể kiện ra tòa tuyên giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của BLDS và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của BLDS hậu quả không hay xảy ra như kinh doanh thua lỗ, thị trường “đóng băng”; không thể tiêu thụ được hàng hóa đã sản xuất hoặc thậm chí là phá sản doanh nghiệp thì bên đã phản đối đó sẽ không phải chịu trách nhiệm liên đới. Có thể bên đã đơn phương tham gia giao dịch sẽ phải dùng tài sản riêng để bồi thường, bù đắp thiệt hại xảy ra hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để lấy tài sản đó giải quyết vụ việc...Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để dung hòa được lợi ích và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong trƣờng hợp bồi

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng đối với khoản nợ phát sinh từ hành vi pháp lý do một bên vợ hoặc chồng thực hiện (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)