Quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp

Một phần của tài liệu XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SUNFAT TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU ĐỘ ĐỤC (SMEWW 4500 SO42 E) (Trang 25 - 29)

CV: Hệ số biến thiên của kết quả đo (%)

n: Số lần phân tích lặp lại

2.6 Quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp

2.6.1 Quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp

Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp được thực hiện theo một quy trình. Dưới đây là các bước tóm tắt của quy trình đó:

Bước 1: Lựa chọn phương pháp

Căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể của phòng thí nghiệm để lựa chọn phương pháp phù hợp. Đối với quy trình phân tích Sunfat trong môi trường nước tác giả chọn phương pháp so màu độ đục (SMEWW 4500 SO42- - E).

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Việc lựa chọn thông số phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích áp dụng cho phương pháp, điều kiện kỹ thuật cụ thể của phòng thí nghiệm. Căn cứ vào điều kiện phòng thí nghiệm của Phòng Phân tích Thí nghiệm Tổng hợp Địa lý – Viện Địa lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỹ thuật phân tích áp dụng trong quy trình xác định Sunfat bằng phương pháp so màu độ đục (SMEWW 4500 SO42- -E) tác giả lựa chọn các thông số: Xác định khoảng tuyến tính, xác định giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), độ lặp lại, độ tái lập, độ thu hồi, xác định độ không đảm bảo đo của phương pháp.

Bước 3 : Lập kế hoạch xác nhận

Kế hoạch xác nhận bao gồm thời gian, người thực hiện, chất cần phân tích, xác định mục đích cần phải đạt (LOD, LOQ, mức chấp nhận), xác nhận các thí nghiệm cần phải thực hiện. Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.3:

Bảng 2.3. Kế hoạch xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xác định Sunfat

STT Thông số xác nhận Thời gian Mức chấp nhận Người thực hiện

1 Khoảng tuyến tính 10/12/2015 đến15/10/2015 0,995 ≤ R ≤ 1 Nguyễn Thị HuếTrịnh Thị Hiền 2 LOD, LOQ 17/12/2015 4 – 10 Nguyễn Thị HuếTrịnh Thị Hiền 3 Độ lặp lại 21/12/2016 RSD < 7,3 % Nguyễn Thị HuếTrịnh Thị Hiền 4 Độ tái lập 18/01/2016 đến

21/01/2016 RSD < 7,3 %

Nguyễn Thị Huế Trịnh Thị Hiền 5 Độ thu hồi 24/01/2016 R% = 80% -110% Nguyễn Thị HuếTrịnh Thị Hiền 6 Độ không đảm bảo đo 29/01/2016 Nguyễn Thị HuếTrịnh Thị Hiền

Bước 4: Tiến hành các phép thí nghiệm để xác nhận

a) Xác định khoảng tuyến tính

Cách tiến hành theo các bước ở phần 2.4.

Sau đó vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa giá trị Abs và nồng độ. Xác định khoảng tuyến tính. Xây dựng đường chuẩn và tính hệ số hồi quy tương quan R2

được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel. Đường chuẩn xây dựng được phải nằm trong giới hạn chấp nhận: 0,995 ≤ R ≤ 1 hay 0,99 ≤ R2 ≤ 1.

Khảo sát tuyến tính: Tiến hành khảo sát điểm trên và điểm dưới của khoảng

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

- Bước 1: Chuẩn bị 7 bình định mức 50 ml có dán nhãn đánh số từ 1 đến 7.

- Bước 2: Từ dung dịch làm việc có nồng độ 100mgSO42-/l pha dải đường chuẩn với các nồng độ như sau thêm điểm dưới 1mgSO42-/l và điểm trên 50mgSO42-/l cụ thể được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Số liệu chuẩn bị để xây dựng đường chuẩn khảo sát tuyến tính

Điểm Điểm 1 Điểm dưới Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm trên

Dải đường chuẩn

(mgSO42-/l) 0 1 5 10 20 40 50 V hút từ dung dịch chuẩn 100mgSO42-/l (ml) 0 0,5 2,5 5 10 20 25 Dung dịch đệm (ml) 20 20 20 20 20 20 20 Bình (ml) 50 50 50 50 50 50 50 Định mức tới vạch bằng nước cất Thêm 1,00g BaCl2

Đo trên máy quang phổ UV-VIS

b) Xác định giới hạn phát hiện (LOD)

Cách xác định:

-Mẫu thử nghiệm: Hút 20ml mẫu ĐL262 (mẫu có nồng độ SO42- thấp), thêm nồng độ chuẩn 1mgSO42-/l vào mẫu (hút 0,5 ml dung dịch chuẩn 100mg SO42-/l) + 20ml dung dịch đệm rồi định mức 50ml. Làm lặp 10 mẫu như vậy (n=10), kí hiệu mẫu từ ĐL262+C1.1 đến ĐL262+C1.10.

-Cho 1,00g BaCl2 vào tất cả các mẫu trên rồi khuấy tan trước khi đo. -Dựng thang chuẩn: Tiến hành như bảng 2.2 ở trên.

Đem các mẫu đo trên máy UV-VIS tại bước sóng λ = 420nm

Xác định giới hạn phát hiện (LOD) sử dụng công thức (1.1); (1.2); (1.3) để tính toán.

Tính hệ số R theo công thức (1.11)

Đánh giá LOD đã tính được: R = Ctb / LOD

Nếu 4 < R < 10 thì nồng độ dung dịch thử là phù hợp và LOD được tính là đáng tin cậy.

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Nếu R < 4 thì phải dùng dung dịch thử đậm đặc hơn, hoặc thêm một ít chất chuẩn vào dung dịch thử đã dùng rồi làm thí nghiệm và tính lại R.

Nếu R > 10 thì phải dùng dung dịch loãng hơn, hoặc pha loãng dung dịch thử đã dùng rồi làm lại thí nghiệm và tính lại R

c) Xác định giới hạn định lượng (LOQ)

Xác định giới hạn định lượng (LOQ) sử dụng công thức (1.4) để tính toán.

d) Xác định độ lặp lại, độ tái lập

- Độ lặp lại: Chúng tôi tiến hành chuẩn bị mẫu ở 3 nồng độ 1mgSO42-/l, 5mgSO42-/l, 10mgSO42-/l từ dung dịch chuẩn 100mgSO42-/l như sau: Mỗi mẫu lặp lại 10 lần.

• Hút 0,5ml dung dịch chuẩn 100mgSO42-/l + 20ml dung dịch đệm rồi định mức 50ml. Thêm 1,00g BaCl2 rồi khuấy đều trước khi đo.

• Hút 2,5ml dung dịch chuẩn 100mgSO42-/l + 20ml dung dịch đệm rồi định mức 50ml. Thêm 1,00g BaCl2 rồi khuấy đều trước khi đo.

• Hút 5ml dung dịch chuẩn 100mgSO42-/l + 20ml dung dịch đệm rồi định mức 50ml. Thêm 1,00g BaCl2 rồi khuấy đều trước khi đo.

• Dựng thang chuẩn : tiến hành như bảng 2.2 ở trên.

- Độ tái lập: Tiến hành chuẩn bị và phân tích mẫu như độ lặp lại và được tiến hành với hai ngày phân tích khác nhau, lần 1 (ngày 18/01/2016) và lần 2 (Ngày 21/01/2016) đều do Trịnh Thị Hiền thực hiện.

- Tính giá trị độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn tương đối để đánh giá độ lặp lại và độ tin cậy của phép phân tích.

- Sử dụng công thức (1.1), (1.2) và (1.5) để tính toán.

Tiêu chí đánh giá :

Đối chiếu giá trị tính được với giá trị mong muốn hay giá trị yêu cầu hoặc so với RSD % lặp lại cho trong bảng (RSD% tính được không được lớn hơn giá trị trong bảng ở hàm lượng chất tương ứng). Độ chụm thay đổi theo nồng độ chất phân tích được so sánh ở phụ lục 1 (Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau theo AOAC).

e) Độ thu hồi

Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

- Xác định độ thu hồi trên mẫu ĐL230 + thêm chuẩn : Tiến hành thêm chuẩn trên mẫu thực nghiệm ở bốn khoảng nồng độ là 2,5mgSO42-/l, 5mgSO42-/l, 10mgSO42-/l, 20mgSO42-/l tiến hành phân tích lặp 4 lần.

- Mẫu ĐL230 sau khi thêm chuẩn được tiến hành theo các bước như mẫu thực nghiệm ở phần trên.

- Độ thu hồi được tính theo công thức (1.7).

Tiêu chí đánh giá:

Sau khi đánh giá độ thu hồi, so sánh kết quả với các giá trị ở phụ lục 2 (Độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau theo AOAC).

f) Xác định độ không đảm bảo đo.

Đánh giá độ không đảm bảo đo bằng cách sử dụng các kết quả của phép đo trước là mẫu của độ lặp lại.

Xác định độ không đảm bảo đo theo công thức (1.8) và (1.9).

Bước 5: Báo cáo kết quả xác nhận

Trong báo cáo cần có các thông tin: Tên người thực hiện, thời gian bắt đầu, tóm tắt các phương pháp (nguyên lý, thiết bị, hóa chất, quy trình) và các kết quả.

Một phần của tài liệu XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SUNFAT TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU ĐỘ ĐỤC (SMEWW 4500 SO42 E) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w