Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn có PHÂN LOẠI tại NGUỒN và xây DỰNG mô HÌNH THU GOM hợp lý CHO đô THỊ LOẠI i (Trang 41)

PLRTN là một trong những chủ trương lớn của TPHCM trong việc bảo vệ môi trường. Năm 2004, UBND TP quyết định thực hiện thí điểm PLRTN tại các quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương vẫn chưa triển khai, trừ quận 6.

Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh có quyết định 314/QĐ-TNMT-KH ngày 27/05/2008 về phê duyệt dự án PLRTN của quận 6. Hiện nay, dự án PLRTN của quận 6 do Công ty TNHH MTV DVCI quận 6 làm chủ đầu tư đang tạm ngưng do Ủy ban nhân dân quận 6 chưa phân bổ nguồn vốn cho đơn vị. Các quận huyện còn lại chưa thực hiện do chờ dự án của quận 6 triển khai trước [12].

Ở giai đoạn triển khai thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn, đề nghị chỉ yêu cầu phân loại CTR sinh hoạt thành 2 loại cơ bản:

Loại 1: Rác hữu cơ dễ phân hủy: bao gồm các loại thực phẩm dư thừa, các loại thực phẩm thải bỏ sau quá trình sơ chế thực phẩm.

Loại 2: Các thành phần còn lại: bao gồm các thành phần ngoài các thành phần thuộc loại I, kể cả sành sứ, vỏ nghêu sò ốc,..nhưng không bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch vữa.

Quận 6 có diện tích là 7,14 km2 (chiếm 0,34% so với toàn thành phố), có 14 phường gồm 49.870 hộ trong đó có khoảng 5.000 hộ sống trong các khu nhà lụp xụp và trên các kênh bị ô nhiễm nặng, thiếu cơ sở hạ tầng.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     34  Bảng 2.3: Thống kê dân số Quận 6 Năm Dân số (người) Tỷlệ (%/năm) 2003 267.773 0.74 2004 265.806 1.31 2005 262.379 1.69 2006 258.014 1.37 2007 254.510 1.32 2008 251.182 1.76 2009 251.912 0.31 Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM, 2008

Theo số liệu thống kê từ Công ty Dịch vụ công ích Quận 6, khối lượng CTR sinh hoạt thu gom trên địa bàn Quận 6 từ năm 2003 đến năm 2009 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4: Thống kê khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 6 Năm Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ tăng (%/năm) 2003 210.00 - 2004 220.00 12,50 2005 230.00 2,56 2006 240.00 5,26 2007 280.00 20,00 2008 310.00 12,50 2009 320.00 3,70

Nguồn: Công ty dịch vụ công ích Quận 6 2.1.3. Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Năm 2008, UBND Thành phố Biên Hòa phối hợp với Công ty dịch vụ Môi Trường đô thị Biên Hòa tổ chức triển khai thí điểm nhiệm vụ PLCTR tại nguồn cho 4 Phường: Trung Dũng, Quyết Thắng, Thanh Bình và Hòa Bình.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     35 

Đây là 4 phường có địa bàn liên kề nhau, nằm trong cùng một lộ trình thu gom CTR, điều kiện phát triển kinh tế tương đối đồng đều và trình độ dân trí cao, công tác thu gom đang được công ty DVMTĐT Biên Hòa quản lý hiệu quả.

Phường Quyết Thắng là một trong những phường nội ô của thành phố Biên Hòa, được thành lập và xây dựng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, là trung tâm hành chính chính trị của tỉnh, thành phố Biên Hòa.

Phường có tổng diện tích tự nhiên là 142,38 ha chiếm 0,92% diện tích tự nhiên của thành phố Biên Hòa, được chia thành 4 khu phố:

9 Khu phố 1 có 15 tổ, 3 cư xá

9 Khu phố 2 có 21 tổ, 2 cư xá

9 Khu phố 3 có 16 tổ, 4 cư xá

9 Khu phố 4 có 15 tổ, 2 cư xá

Cơ chế hỗ trợ của UBND TP Biên Hoà:

• Tại mỗi hộ gia đình:

9 2 túi đựng chất thải/ngày trong 4 tháng

9 2 thùng đựng rác có nắp đậy màu xanh và màu xám

9 Thùng và túi màu xanh đựng chất thải rắn thực phẩm, thùng và túi màu xám chứa chất thải rắn còn lại.

9 Các đối tượng còn lại: tự trang bị

• Công tác thu gom: đầu tư thêm các phương tiện để thu gom riêng biệt 2 loại CTR từ hộ gia đình với tần suất:

9 Thu gom CTR thực phẩm: 7 lần/tuần, thời gian thu gom là 12h-21h tuỳ theo thoả thuận giữa đơn vị thu gom CTR và chủ nguồn thải để có thời gian cụ thể.

9 Thu gom CTR còn lại: 3 lần/tuần vào các ngày thứ 3, 5, 7 trong tuần, thời gian thu gom cũng như đối với CTR thực phẩm.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     36 

Rác sau phân loại tại nguồn được thu gom bằng 02 xe ba gác hoặc xe thùng riêng biệt. Trên mỗi xe hoặc thùng đều có gắn bảng xe rác vô cơ và xe rác hữu cơ, để phân biệt xe thu gom 2 loại rác khác nhau.

9 CTR thực phẩm sẽ được vận chuyển đến nhà máy sản xuất phân compost. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 CTR còn lại được vận chuyển đến khu phân loại tại bãi chôn lấp Trảng Dài phân loại tùy theo mục đích tái chế, tái sử dụng. Những phần không thể tái chế hoặc tái sử dụng sẽ được mang đi chôn lấp.

• Công tác tuyên truyền: UBND TP Biên Hòa hỗ trợ cho tuyên truyền cho các đối tượng tại các phường tiến hành thí điểm bằng nhiều hình thức: trên sóng phát thanh, truyền hình và tập huấn trực tiếp.

• Phương pháp PLCTRTN: Các loại CTRSH được chia thành 2 nhóm và được chứa vào trong 2 túi nylon và 2 thùng chứa quy định như sau:

9 Thùng và túi nylon màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm.

9 Thùng và túi nylon màu xám: chứa các loại CTR còn lại. • Trách nhiệm của các chủ nguồn thải:

9 PLCTR theo đúng yêu cầu.

9 Bỏ rác vào đúng loại túi và đúng thùng.

9 Không bỏ rác ra lòng, lề đường, hè phố, trước mặt nhà…khi chưa đến giờ thu gom rác hoặc chưa có tín hiệu của người thu gom.

9 Chỉ giao “rác còn lại” cho người thu gom “rác còn lại” theo đúng lịch thu gom.

9 Có thể bán phế liệu, những gì không bán được thì bỏ vào thùng rác đúng quy định.

9 Không nên sử dụng thùng và túi nylon do Nhà nước cung cấp cho mục đích khác.

• Trách nhiệm của đơn vị chủ quản: Cấp phát thùng túi đến từng hộ dân: Thùng, túi được Chi cục Bảo vệ Môi trường đầu tư trang bị và bàn giao cho Cty Môi trường đô thị Biên Hòa.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     37 

2.1.4. Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Để giảm bớt áp lực về quỹ đất cho việc chôn lấp rác, thực hiện tốt công tác tái chế, tái sử dụng rác thải, chương trình PLRTN đã được triển khai thí điểm trên địa bàn khu vực 3 phường Thị Nại do Ban Quản lý Chương trình SEMLA Bình Định làm chủ quản phối hợp thực hiện cùng UBND phường Thị Nại và Công ty TNHH Môi trường đô thị Quy Nhơn trong thời gian 6 tháng (từ ngày 1/10/2008 đến ngày 31/3/2009).

Toàn khu vực gồm 572 hộ dân, một nhà trẻ, dân số 2.155 người, được chia làm 07 tổ dân phố. Khu vực này gồm 13 tuyến đường với tổng chiều dài 3.500m, toàn bộ là đường nhựa và đều có điện đường, đa số vỉa hè được lát gạch block, rất thuận lợi cho việc thu gom rác và quét đường, đặc biệt hiện nay đang trong tình hình thực hiện công tác thu gom và quét đường vào ban đêm.

Dựa vào lượng rác thu gom hàng ngày, căn cứ vào thành phần rác thải sinh hoạt khu vực 3 phường Thị Nại, ta có lượng rác thải tại khu vực như sau:

9 Tổng lượng rác thải thu gom hàng ngày là 4 tấn

9 Lượng và thành phần rác thải của mỗi hộ (kg/ngày) 0.2 - 10 kg

9 Rác hữu cơ dễ phân huỷ 0.7 - 5 kg

9 Các loại khác 0.2 - 0.5 kg.

Hình thức gom và đổ rác tại các hộ gia đình: 100% sử dụng túi nilông, trong đó có khoảng 55% hộ dùng cả bộ túi nilông và thùng rác. Rác thải được đổ hàng ngày, lẫn lộn tất cả các loại chất thải theo thói quen. Địa điểm đổ rác là vỉa hè và dưới lòng lề đường trước nhà. Ý thức của việc đổ rác của người dân:

9 Đổ đúng nơi quy định 95%

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     38 

Hình 2.1: Sơđồ tổ chức thực hiện thí điểm PLCTRTN tại Quy Nhơn [11]

Đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm thu gom: Đội Môi trường số 01 thuộc Công ty TNHH Môi trường đô thị Quy Nhơn.

Hình 2.2: Quy trình thu gom và vận chuyển CTRSH [11]

2.1.5. Đà Nẵng

Đà Nẵng đã có chương trình thí điểm PLRTN từ cuối năm 2006. Địa bàn thí điểm đầu tiên là Phường Nam Dương – Quận hải Châu. Chương trình được triển khai thực hiện từ 03/12/2006 đến 18/01/2007.

Tháng 6/2010, UBND Thành phố đã đưa ra ý kiến chỉ đạo tiếp tục thực hiện thí điểm PLRTN ở phường Nam Dương, quận Hải Châu của Công ty Môi trường đô thị từ năm 2010 đến 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     39 

2.2. Tiêu chí đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn

Các mô hình quản lý CTR có phân loại tại nguồn được phân tích, đánh giá tại các địa bàn đã và/hoặc đang triển khai: Thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai; Thành phố Quy Nhơn – Bình Định.

Tiêu chí đánh giá:

• Tính hiệu quả công tác chuẩn bị: kế hoạch thực hiện; quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển, khu tập kết và khu xử lý CTR sau khi phân loại; công tác tuyên truyền, tập huấn; phương án hỗ trợ.

• Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: sự thay đổi nhận thức, ý thức thông qua tỷ lệ tham gia, hưởng ứng của cộng đồng.

• Tính hiệu quả việc PLCTRTN của cộng đồng: tỷ lệ CTR được phân loại và chất lượng rác làm phân hữu cơ (tỷ lệ phân loại đúng).

• Tính hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển: lượng và thành phần CTR sau khi phân loại được tập kết tại khu xử lý; tỷ lệ CTR giảm thiểu tại bãi chôn lấp.

• Sự cải thiện về môi trường: mỹ quan đô thị.

2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn

Các mô hình PLCTRTN này đều bắt nguồn từ các chương trình, dự án mang tính thí điểm, do vậy, kế hoạch triển khai đã được xây dựng một cách chi tiết với các hoạt động cụ thể từ lựa chọn địa bàn thực hiện; thành phần tham gia và chức năng nhiệm vụ; công tác tuyên truyền; hình thức hỗ trợ; công tác kiểm tra, giám sát và cơ chế báo cáo… và các hoạt động này được thực hiện tương đối thành công.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     40 

Lựa chọn Khu vực thí điểm

Khảo sát hiện trạng Quản lý Chất thải rắn tại khu vực thí điểm Hình thành Hệ thống Phân loại rác tại

nguồn trong khu vực thí điểm

Giải thích và báo cáo với Đại diện Quận

Tập huấn cho CNTG Hướng dẫn người dân& hộ kinh doanh Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ

Thực hiện Phân loại rác tại nguồn

Giám sát & Đánh giá

Hình thành Mô hình Phân loại rác tại nguồn mẫu GĐ 1 (2006) Chuẩn bị GĐ 2 & 3 (2007 &2008) Thực hiện & Giám sát & Đánh giá GĐ 4 (2009)

Thiết lập mô hình mẫu

Giải thích và báo cáo với Đại diện Phường

Xác định điểm thu gom tập kết trong khu vực thực hiện thí điểm

Hình 2.3. Kế hoạch hoạt động của dự án 3R Hà Nội [7]

Số lượng những buổi tập huấn, tuyên truyền được thực hiện khá thường xuyên trong suốt quá trình triển khai dự án và hướng tới mọi đối tượng liên quan: UBND, các hội, đoàn thể, công nhân thu gom và cộng đồng nơi thí điểm. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ dụng cụ lưu trữ rác sau khi phân loại như : 2 thùng nhựa hoặc xô nhựa với 2 mầu khác nhau.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     41 

Hình 2.4. Sơđồđiểm thu gom tập kết 4 phường thí điểm dự án 3R Hà Nội [7] Bảng 2.5. Các hoạt động tuyên truyền khi thực hiện PLCTRTN ở Hà Nội [7]

Mục Ghi chú

Phát thanh trên hệ thống loa phường

UBND các phường sử dụng hệ thống loa truyền thanh của phường để phát các thông tin về hệ thống PLCTTN. Bên cạnh đó, các thông tin về các điểm thực hiện tốt và chưa tốt cũng được phát thanh qua hệ thống phát thanh của phường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng tin Tổ trưởng tổ dân phố tự chuẩn bị các bản tin về 3R và dán trên các bảng tin ngay tại tổ dân phố

Xe tuyên truyền Xe tuyên truyền được trang trí băng rôn 3R chạy vòng quanh địa bàn và phát các bài tuyên truyền về 3R trong suốt tuần đầu thực hiện PLCTTN

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     42 

Mục Ghi chú

Tuyên truyền lưu động

Hoạt động sử dụng các thiết bị âm thanh và hình ảnh để thông báo, tuyên truyền

Xe tuyên truyền chạy trong vòng 1 tuần đầu khi thực hiện PLCTTN

Thông báo và đề can cổđộng dán trên bảng thông báo của tổ dân phố

Tuy nhiên, cũng chính vì là các dự án thí điểm và bước đầu triển khai trong khoảng thời gian ngắn (từ 6 tháng đến 3 năm) nên một đặc điểm chung của các mô hình này là không thực hiện quy hoạch tổng thể các hoạt động thu gom, vận chuyển và các khu vực xử lý mà sử dụng giải pháp tận dụng và cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý sẵn có. So với địa bàn có cơ sở hạ tầng (khu, bãi xử lý) sớm đã được đầu tư trước đó như Hà Nội, TP.HCM thì tại địa bàn như tại Biên Hòa, Đồng Nai và Quy Nhơn, Bình Định việc thực hiện theo hướng tận dụng như vậy sẽ gây khó khăn khi gặp những sự cố nằm ngoài kế hoạch trong quá trình thí điểm. Điển hình như tại Biên Hòa, Đồng Nai: Công ty CP Môi trường Đồng Xanh, nơi sản xuất phân Compost, tạm dừng hoạt động vào thàng 5/2009 đã khiến cho hoạt động của dự án gặp nhiều khó khăn.

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     43 

Bảng 2.6. Tổng hợp 1 số kết quả quản lý CTR có phân loại tại nguồn tại các địa bàn đánh giá Tiêu chí Dự án 3R Hà Nội [7] Dự án Q6 - TPHCM Dự án Biên Hòa – Đồng Nai Dự án Quy Nhơn – Bình Định [11] PCT ND TC LH Tỷ lệ tham gia của cộng đồng 85,0 – 97,6 65,0 – 85,0 95,12 80,0 – 85,0 Tỷ lệ phân loại đúng (%) - Rác tổng 65,6 83,5 62,4 62,0 - 59,3 - - Rác hộ gia đình 86,1 82,2 79,3 62,2 50,05 94,3 72,0

Khối lượng CTR thu gom sau khi phân loại

- Rác hữu cơ (kg/ ngày) 1.163 2.860 4.753 3.783 126.080 672 2.336

- Rác vô cơ (kg/ ngày) 7.660 11.193 23.887 7.770 193.920 866,7 1.664

- Tổng (kg/ ngày) 8.823 14.053 28.640 11.563 320.000 1.538,7 4.000

Tỷ lệ giảm thiểu CTR đi chôn lấp (%) 39.4 43,67 58,42 Trên tổng khối lượng rác phát sinh

Tỷ lệ giảm thiểu đo tại bãi chôn lấp 15,2 25,6 21,3 48,8 Tỷ lệ giảm thiểu đo tại thùng thu gom tập kết 10,0 14,9 13,0 17,4

Lê Trường Giang - Lớp CH QLMT 2009 - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN     44  Tỷ lệ giảm thiểu đo tại xe tải thu gom rác 8,7 17,0 11,0 20,3 Rác hộ gia đình Tỷ lệ giảm thiểu đo tại bãi chôn lấp - - - - Tỷ lệ giảm thiểu đo tại thùng thu gom tập kết 45,4 41,6 42,1 31,2 Tỷ lệ giảm thiểu đo tại xe tải thu gom rác 39,3 47,4 35,4 36,4

Tỷ lệ người dân hưởng ứng và tham gia chương trình khá cao:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn có PHÂN LOẠI tại NGUỒN và xây DỰNG mô HÌNH THU GOM hợp lý CHO đô THỊ LOẠI i (Trang 41)