Công tác quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm (Trang 63 - 86)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Công tác quản lý

- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý môi trƣờng từ huyện đến cấp xã, trong đó quan tâm bố trí chuyên trách môi trƣờng cấp xã, trƣớc hết ƣu tiên các xã có nhiều các vấn đề môi trƣờng bức xúc.

- Điều chỉnh bổ sung đất sử dụng vào mục đích chứa chất thải kịp thời với thay đổi của thực tế.

- Có sự liên kết chặt chẽ, kiểm soát giữa chính quyền các tỉnh, huyện và xã với các công ty môi trƣờng đô thị.

- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác môi trƣờng cơ sở, HTX vệ sinh môi trƣờng.

- Xây dựng và ban hành các vấn đề hƣớng dẫn, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trƣờng; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng, khuyến khích và thúc đẩy xã hôi hóa công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Nâng cao chất lƣợng và thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc tiếp nhận, thẩm định và xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trƣờng, đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản thuộc thẩm quyền của huyện.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hàng năm về bảo vệ môi trƣờng, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động BVMT đồng thời nhắc nhở, phê bình những trƣờng hợp chƣa thực hiện tốt.

3.2.3. Giải pháp về công nghệ

- Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức tƣ vấn trong nƣớc và quốc tế nhằm tƣ vấn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho các dự án ƣu tiên trong đề án, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ việc sử dụng công nghệ mới, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm cải thiện môi trƣờng nhất là tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đƣa các dự án vào thực hiện nhƣ: Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nƣớc thải khu dân cƣ; Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nƣớc thải làng nghề; Hỗ trợ hệ thống xử lý bụi, tiếng ồn, khí thải (chất thải) ở các cơ sở sản xuất làng nghề; Hỗ trợ công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas ở hộ gia đình; ....

- Đầu tƣ lắp đặt hệ thống giám sát tự động nƣớc thải cho một số điểm xả thải từ các khu, cụm công nghiệp. Đây là giải pháp kỹ thuật rất cần thiết để quản lý hiệu quả việc xả thải của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Thông qua hệ thống này, sẽ từng bƣớc nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nếu không đầu tƣ hệ thống này, rất khó kiểm soát việc tuân thủ xả thải của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thông qua đánh giá hiệu quả của mô hình này với mô hình giám sát vận hành hệ thống xử lý môi trƣờng của các doanh nghiệp (chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có hệ thống xử lý đồng bộ).

- Giải pháp và công nghệ xử lý rác thải tại địa phƣơng

Hiện nay ở Việt Nam, công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp, đây là công nghệ xử lý rác đơn giản, đỡ tốn kém, chi phí đầu tƣ, vận hành thấp, có thể xử lý một lƣợng lớn chất thải lớn. Tuy nhiên công nghệ này hiện nay tồn tại

nhiều nhƣợc điểm nhƣ: Chiếm dụng quỹ đất lớn, khó kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là nƣớc rỉ từ bãi rác gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt và nƣớc ngầm, cũng nhƣ chƣa tận dụng đƣợc các nguồn kinh tế từ rác. Cần đầu tƣ một số mô hình đốt rác quy mô xã, cụm xã sử dụng mô hình đốt rác thải nông thôn sử dụng lò đốt Model NFi – 05:

Bố trí 09 lò đốt rác thải NFi – 05 tại các xã, cụm xã nhƣ:

Thị trấn Thổ Tang 01 lò do đặc điểm của thị trấn Thổ Tang là khu vực tập trung đông dân cƣ, phát triển chủ yếu là dịch vụ - thƣơng mại lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày là rất lớn, cần bố trí 01 lò.

Cụm xã Đại Đồng, xã Chấn Hƣng bố trí 01 lò do 02 xã này tập trung nhiều công ty thƣơng mại số lƣợng công nhân sinh hoạt hàng ngày là lớn.

Cụm xã Vĩnh Sơn, xã Thƣợng Trƣng bố trí 01 lò do khu vực xã Vĩnh Sơn là làng nghề chăn nuôi rắn, dân cƣ tập trung đông.

Cụm xã Lý Nhân, xã Phú Thịnh, xã Tân Cƣơng, xã Cao Đại bố trí 01 lò. Cụm xã Bồ Sao, xã Lũng Hòa, xã Yên Lập, xã Tân Tiến, xã Việt Xuân bố trí 01 lò.

Cụm xã Nghĩa Hƣng, xã Yên Bình, xã Kim Xá bố trí 01 lò.

Cụm xã – thị trấn: thị trấn Vĩnh Tƣờng, xã Vũ Di, xã Tam Phúc, xã Tuân Chính 01 lò.

Cụm xã Vĩnh Thịnh, xã An Tƣờng, xã Vĩnh Ninh, xã Phú Đa, xã Ngũ Kiên 01 lò.

Cụm xã – thị trấn: thị trấn Tứ Trƣng, xã Vân Xuân, xã Bình Dƣơng 01 lò.

Các khu vực bố trí quy mô cụm xã hoặc khu vực cụm xã – thị trấn do các xã, thị trấn này lƣợng dân cƣ ít, rác thải sinh hoạt một phần đƣợc ngƣời dân xử lý ngay tại vƣờn nhà.

Mô hình đốt rác thải nông thôn sử dụng lò đốt Model NFi – 05: Lò đốt rác NFi làm việc theo quy trình khép kín, theo thứ tự từng bƣớc. Bắt đầu với việc nhóm lò sử dụng các loại vật liệu khô nhƣ giấy, củi, nhựa hoặc các loại rác khô làm mồi đốt. Khi nhiệt độ trong lò lên cao khí ôxy theo van đƣợc đƣa vào trong lò nhằm duy

trì nhiệt độ đốt cháy tự nhiên. Nếu nhiệt độ từ 650oC trở lên, tất cả rác thải đƣa vào lò ƣớt sẽ đƣợc sấy khô và đốt cháy hoàn toàn bên trong buồng đốt chính sau đó sẽ chuyển đổi thành hơi nƣớc và khí gas đốt cháy tạo thành nhiệt lực trong lò. Hơi nƣớc và khí gas đƣợc tuần hoàn chuyển vào buồng đốt thứ cấp cháy tạo thành nhiệt lực để đốt cháy các rác thải đã đƣợc đốt từ buồng đốt chính để triệt tiêu các chất thải, khí thải, khử mùi, khói, khí độc hại (các loại này sẽ bị triệt tiêu trong quá trình đốt).

Mô hình đốt rác thải nông thôn sử dụng lò đốt Model Nfi – 05 đang đƣợc thử nghiệm trên địa bàn thị trấn Thổ Tang – huyện Vĩnh Tƣờng, nơi có lƣợng rác thải sinh hoạt nhiều nhất trên địa bàn huyện. Với công suất xử lý khoảng 6-8 tấn/ ngày, lò đốt rác Nfi – 05 đã mang lại hiệu quả rõ rệt khi thử nghiệm. Chi phí lắp đặt lò khoảng 2 tỷ đồng, diện tích xây dựng khu tập trung rác thải khoảng 1000 m2 và thuê 3 công nhân vận hành lò đốt rác, lò đốt rác thải nông thôn NFi – 05 đã đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải nông thôn cho thị trấn Thổ Tang.

Đến nay UBND tỉnh đã có quyết định số 3019/QĐ – CT ngày 25/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình xử lý rác thải nông thôn Vĩnh Phúc bằng lò đốt khí tự nhiên Nfi – 05: Đầu tƣ 11 lò đốt rác nông thôn từ nguồn vốn Khoa học và công nghệ. Trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng đƣợc đầu tƣ xây lắp thêm 03 lò đốt tại 03 xã, thị trấn: xã Cao Đại, thị trấn Vĩnh Tƣờng, xã Lý Nhân. Dự tính sau khi lắp đặt, lò đốt rác NFi – 05 sẽ mang lại những tín hiệu tốt cho môi trƣờng huyện Vĩnh Tƣờng, giảm quỹ đất phải thu hồi để chôn lấp rác thải nông thôn, tạo hình ảnh một huyện xanh – sạch – đẹp. Đây là giái pháp khả thi nếu đƣợc nhân rộng trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng.

- Giải pháp và công nghệ xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại địa phƣơng

Mô hình sử dụng bể Bastaf: Công nghệ Bastaf với giá thành thấp, hiệu quả xử lý cao và ổn định đã đƣợc nghiên cứu, phát triển trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu ESTNV ( dự án tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực KH-CN môi trường ở miền Bắc Việt Nam ) giữa Viện KH & KTMT (IESE), Trƣờng đại học Xây dựng và Viện KH & CNMT Liên bang Thụy Sĩ (EAWAG), Cơ

quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ (1998-2007) và ngày càng đƣợc hoàn thiện. [1]

Hình 3. 1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống bể Bastaf

Nguyên tắc làm việc của bể Bastaf: Nƣớc thải đƣợc đƣa vào ngăn đầu của bể có vai trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lƣu lƣợng và nồng độ chất bẩn trong dòng nƣớc thải. Nhờ có các vách ngăn hƣớng dòng ở những ngăn tiếp theo, nƣớc thải đƣợc chuyển động theo hƣớng từ dƣới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ đƣợc các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dƣỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ các vách ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí đƣợc bố trí nối tiếp. Cơ chế tạo dòng chảy hƣớng lên của bể bảo đảm hiệu suất sử dụng thể tích tối đa, và sự tiếp xúc trực tiếp của dòng nƣớc thải hƣớng lên và lớp bùn đáy bể - nơi chứa quần thể các vi khuẩn kỵ khí, cho phép nâng cao hiệu quả xử lý rõ rệt. Các ngăn lọc kỵ khí phía sau đƣợc bổ sung thêm lớp vật liệu lọc, cho phép nâng cao hiệu suất xử lý của bể và tránh rửa trôi bùn cặn theo nƣớc.

Các kết quả quan trắc thu đƣợc từ các bể Bastaf trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trƣờng cho các loại nƣớc thải khác nhau cho thấy: Việc xử lý nƣớc thải bằng hệ thống bể Bastaf cho phép đạt hiệu suất xử lý cao, ổn định ngay cả khi dao động lƣu lƣợng và nồng độ chất bẩn của nƣớc thải đầu vào lớn. Hiệu suất xử lý trung bình theo COD, BOD5 và TSS tƣơng ứng là 75-90%, 70-85% và 75-95%. [1]

Tuy nhiên, để nâng cao chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý bằng bể Bastaf ta sẽ thiết kế thêm một bãi lọc trồng cây. Bãi lọc trồng cây đã đƣợc biết đến trên thế giới

nhƣ một giải pháp công nghệ xử lý nƣớc thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trƣờng, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời góp phần làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trƣờng sinh thái của địa phƣơng.

Hình 3. 2. Sơ đồ hệ thống bể tự hoại cải tiến (Bastaf) và bãi lọc trồng cây

Việc xử lý nƣớc thải đƣợc thực hiện trên bãi lọc trồng cây là dựa vào khả năng giữ cặn trong nƣớc ở trên bề mặt đất, nƣớc thấm qua đất nhờ có ôxy trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt. Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn, càng xuống sâu thì lƣợng ôxy càng giảm và quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ cũng giảm dần, cuối cùng đến độ sâu mà ở đó chỉ diễn ra quá trình khử nitrat. Vì vậy, bãi lọc trồng cây chỉ nên xây dựng ở những nơi có mực nƣớc ngầm thấp hơn 1,5m so với mặt đất.

Ngoài bãi lọc trồng cây, ta cũng có thể sử dụng hồ sinh học để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nƣớc thải. Hồ sinh học xử lý nƣớc thải có thể kết hợp nuôi cá hoặc trồng rau nhằm tăng hiệu quả xử lý nƣớc thải và tăng cƣờng hiệu quả kinh tế.

Quá trình xử lý nƣớc thải của hồ sinh học dựa vào khả năng tự làm sạch của môi trƣờng, chủ yếu là nhờ vào các vi sinh vật và các loại sinh vật thủy sinh khác có trong ao, nhờ đó các chất ô nhiễm bị phân hủy thành các chất ít ô nhiễm hơn. Quá trình làm sạch trong hồ không thuần nhất là quá trình hiếu khí mà còn cả quá trình kỵ khí và tùy tiện.

Hiện nay mô hình xử lý nƣớc thải nông thôn bằng bể Bastaf đã đƣợc xây dựng thí điểm tại 03 xã trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng: xã Tam Phúc, xã Vĩnh Sơn, xã Lũng Hòa. Trong đó mô hình xử lý nƣớc thải bằng bề Bastaf tại xã Lũng Hòa là công trình thử nghiệm trọng điểm của tỉnh. Mô hình xử lý nƣớc thải bằng bể Bastaf đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, chất lƣợng nƣớc thải tại toàn tuyến khu dân cƣ đã đƣợc cải thiện.

Có thể nói đây là mô hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt chi phí thấp phù hợp với điều kiện của địa phƣơng và có thể triển khai trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giảm thiểu lƣợng nƣớc thải sinh hoạt ra ngoài môi trƣờng. Khi mô hình này đƣợc nhân rộng chắc chắn vấn đề nƣớc thải sinh hoạt sẽ không còn bức xúc nhƣ hiện nay, mặt khác sẽ nâng cao nhân thức ngƣời dân.

Trong năm 2015, sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đầu tƣ xây dựng thêm 1 bể xử lý nƣớc thải Bastaf trên địa bàn xã Thƣợng Trƣng – huyện Vĩnh Tƣờng từ nguồn vốn sự nghiệp môi trƣờng tỉnh. Đây là công trình quan trọng nhằm tạo điều kiện sống tốt hơn, nâng cao ý thức BVMT cho ngƣời dân trên địa bàn xã đồng thời thúc đẩy xã Thƣợng Trƣng về đích sớm thời hạn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Mô hình xử lý nƣớc thải bằng bể Bastaf đầu tƣ xây dựng với quy mô thôn, xóm từ 250 -300 hộ gia đình thì đây là là một giải pháp khả thi cho huyện Vĩnh Tƣờng - một huyện đang bị ảnh hƣởng lớn từ nƣớc thải chăn nuôi và nƣớc thải sinh hoạt.

3.2.4. Giải pháp về tài chính

Kinh phí cấp huyện

Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích theo hƣớng dẫn số 835/HDLN-STNMT-STC-KBNN ngày 15/8/2012 của liên ngành sở Tài nguyên và MT, sở Tài chính và Kho bạc nhà nƣớc tỉnh nhƣ:

- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở ( cán bộ địa chính, môi trƣờng, chủ nhiệm HTX môi trƣờng, các đối tƣợng khác nhƣ trƣởng thôn, Đảng viên...)

- Tuyên truyền, truyền thông về môi trƣờng trên địa bàn huyện với sự phối hợp của các cơ quan, MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ..., dự kiến mỗi năm tổ chức truyền thông trực tiếp cho khoảng từ 9.000 đến 10.000 lƣợt ngƣời tham gia. Đối tƣợng tham gia là các tổ chức chính trị, xã hội, ngƣời dân sinh sống tại các khu dân cƣ, tổ dân phố... Kinh phí dự kiến khoảng 350.000.000đ/năm.

- Hỗ trợ kinh phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng xây dựng bãi rác với diện tích tối đa 1000m2/ xã, thị trấn. Mỗi xã không quá 200 triệu đồng.

- Mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện thu gom, vận chuyển rác thải bổ sung cho các xã, thị trấn, cơ quan trên địa bàn huyện, dự kiến:

Xe chở rác : 60 xe/ năm x 3.500.000đ/xe = 100.500.000đ

Mua thùng rác : 100 thùng/ năm x 1.200.000đ/thùng = 120.000.000đ

Đo đạc, phân tích mẫu đất, nƣớc, không khí ở những nơi có nguy cơ ô nhiễm cần xử lý giúp chủ động kiểm soát ô nhiễm : 50.000.000đ/năm.

Kinh phí cấp xã

Hàng năm, ngân sách xã, thị trấn bố trí 1 lƣợng kinh phí phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ tại địa phƣơng gồm: duy trì ngày làm sạch môi trƣờng ngày mùng 10 hàng tháng; xây dựng, cải tạo hệ thống rãnh thoát nƣớc thải; mua bảo hộ lao động cho ngƣời trực tiếp thu gom xử lý rác; mua chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm tại các bãi rác tập trung; treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền định kỳ.

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích kinh phí sự nghiệp môi trƣờng do cấp trên hỗ trợ và phí vệ sinh môi trƣờng thu đƣợc hàng năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giảm (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)