Phòng
Với tổng diện tích khoảng 64.968,6ha; trong đó có 3.045,2ha đất có phủ thực vật; 14.984,3ha đất không phủ thực vật; 37.906,8ha đất thường xuyên ngập nước; 8.839,4ha đất do con người tạo ra. Hải Phòng là một địa phương có diện tích đất ngập nước thuộc loại lớn ở Việt Nam. Hải Phòng có 12 loại đất ngập nước (thiếu 2 loại hình là đầm phá và bãi than bùn). Đó là:
1. Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu đến 6m 2. Các vùng cửa sông, bãi triều
3. Những vùng bờ biển có đá, vách đá, bãi cát hay bãi sỏi 4. Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn
5. Ruộng muối
6. Ao nuôi trồng thủy sản
7. Sông suối và hệ thống thoát nước nội địa 8. Đầm lầy ven sông
9. Hồ ao tự nhiên, ao nước ngọt hay nước mặn 10. Hồ chứa nhân tạo
11. Rừng ngập nước theo mùa
12. Đất cày cấy ngập nước, đất được tưới tiêu
Trong số các loại đất ngập nước của Hải Phòng nêu trên, phần lớn là các loại hình đất ngập nước ven biển.
Lớp KTMT 2012B 46 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Lớp KTMT 2012B 47 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
3.1.1. Các loại đất ngập nƣớc ven biển Hải Phòng
Không tính huyện đảo Bạch Long Vỹ và quần đảo Long Châu, diện tích đất ngập nước Hải Phòng có 64.969ha, bằng khoảng 42,8% trong tổng số 151.919ha đất tự nhiên. Trong đó có khoảng 27 nghìn ha đất ngập nước ngập triều và khoảng 38 nghìn ha đất ngập nước dưới triều, tính đến độ sâu 6m.
Đất ngập nước ven biển Hải Phòng được xác định gồm: 4 nhóm cấp I với các đặc điểm chung lớn nhất như có phủ hay không phủ thực vật, ngập nước thường xuyên hay do con người tạo ra; 15 loại cấp II với các đặc điểm riêng của thảm thực vật, hoàn cảnh ngập triều của đất... và 29 loại cấp III dựa theo các đặc điểm dày thưa của thảm thực vật, cấu tạo trầm tích của đất ngập nước...(bảng 3.1)
Bảng 3.1. Các loại đất ngập nước ven biển Hải Phòng [12]
Cấp I Cấp II Cấp III I. Đất ngập nước phủ thực vật 1. Bãi lầy cỏ 2. Rừng ngập mặn 2.1. Rừng ngập mặn dày 2.2. Rừng ngập mặn thưa 3. Đất phủ thực vật khác
II. Đất ngập nước không phủ thực vật
4. Bãi ngập triều cao 4. Cấu tạo bùn/cát/cát bùn 5. Bãi ngập triều thấp 5. Cấu tạo bùn/cát/cát bùn
6. Bãi ngập triều 6.1. Bãi cát biển 6.2. Đê cát ven bờ 6.3. Doi cát 6.4. Bờ đá gốc III. Đất ngập nước thường xuyên 7. Cửa sông 8. Vịnh, tùng áng, hồ nước mặn 9. Vùng biển sâu dưới 6m
9.1. Cấu tạo bùn 9.2. Cấu tạo cát 9.3. Cấu tạo bùn cát 10. Kênh, lạch triều
11. Ran san hô 12. Thảm cỏ biển IV. Đất ngập nước được
sử dụng
13. Đầm nuôi 14. Đồng muối
15. Đất mới khai hoang
Lớp KTMT 2012B 48 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bảng 3.2. Diện tích đất ngập nước ven biển Hải Phòng phân theo các cấp [12]
Loại đất ngập nƣớc Tổng diện tích (ha)
I. Đất ngập nước có phủ thực vật 3045,2 1. Đất ngập nước phủ thực vật ngập mặn dày 893,6 2. Đất ngập nước phủ thực vật ngập mặn thưa 905,8 3. Đất ngập nước phủ cỏ, cói và ít thực vật ngập mặn 1189,9 4. Đất ngập nước phủ cỏ biển 280 5. Đất cát phủ phi lao 55,9
II. Đất ngập nước không phủ thực vật 14984,3
II.1. Đất ngập nước triều cao 1853,6
6. Bãi triều cao cát 152,3
7. Bãi triều cao bùn cát 1654,3
8. Bãi triều cao bùn 47
II.2. Đất ngập nước triều thấp 12346,7
9. Bãi triều thấp cát 1501,4
10. Bãi triều thấp bùn cát 9945,8
11. Bãi triều thấp bùn 899,5
II.3. Đất ngập triều 784
12. Bãi cát biển 87,9
13. Đê cát và doi cát biển 85,3
14. Bãi tảng cuội và thềm đá gốc 22,6
15. Bãi tảng cuội và thềm san hô 588,2
III. Đất ngập nước thường xuyên 37906,8
16. Đáy cát 144,3 17. Đáy bùn cát 19508,6 18. Đáy bùn 7250,1 19. Hồ Karst 136,8 20. Tùng 445,7 21. Áng 174,9 22. Lạch triều - sông 10246,4
IV. Đất ngập nước được sử dụng 8839,4
23. Đầm nuôi thủy sản ngoài đê Quốc gia 6683,9
24. Đầm nuôi thủy sản ngoài đê Quốc gia kết hợp với cấy lúa 815,6
25. Đất cấy lúa 1 vụ 387,8
26. Bãi vật liệu gạch, cát, than 204,8
27. Đồng muối 665,3
28. Kênh đào 82
V. Đất khác 192,8
29. Đất ngập nước mới xây dựng cơ sở hạ tầng 192,8
Lớp KTMT 2012B 49 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
3.1.2. Phân bố đất ngập nƣớc ven biển Hải Phòng
3.1.2.1. Phân bố tổng thể
Phạm vi của đất ngập nước ven biển Hải Phòng theo triều ngang được trải rộng hầu hết từ đê quốc gia đến độ sâu 6m và còn đi sâu vào trong các sông cho tới giới hạn độ muối trung bình 1‰; theo chiều dọc được kéo dài từ sông Đá Bạch (Bắc Thủy Nguyên) đến cửa sông Thái Bình (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) kể cả ven đảo Cát Bà, bao gồm các khu vực đồng muối, nuôi trồng thủy sản, các vùng cửa sông, các bãi triều lầy, vùng rừng ngập mặn, các rạn san hô, các thảm cỏ biển, tùng áng, vũng vịnh…
Sự phân bố của đất ngập nước ven biển Hải Phòng được thể hiện theo 3 vùng sinh thái và theo các quận, huyện (bảng 3.1, bảng 3.2). Cơ sở phân định ranh giới phía trong được dựa theo các tiêu chí:
- Độ mặn: Tương ứng với ranh giới độ mặn 1‰ - Chỉ thị thực vật: Còn phân bố thực vật ngập mặn
- Chỉ thị địa hình: Nơi có sự thay đổi hình thái bãi bồi ven sông và bãi triều cửa sông
3.1.2.2. Phân bố theo các vùng sinh thái
Đất ngập nước ven biển Hải Phòng thể hiện sự phân bố của chúng theo 3 khu vực sinh thái khác nhau: Khu vực cửa sông hình phễu, khu vực cửa sông châu thổ và khu vực vịnh đảo.
Bảng 3.3. Phân bố các loại đất ngập nước tại các khu vực sinh thái [12]
Nhóm Các loại đất ngập nƣớc Cửa sông hình
phễu Bạch Đằng
Cửa sông châu thổ tây nam Đồ Sơn
Khu vực vịnh đảo Cát Bà
I
1. Bãi lầy cỏ, lau sậy XX X X
2. Rừng ngập mặn XXX XX X 3. Đất phủ thực vật khác X X X II 4. Bãi triều bùn XXX XXX X 5. Bãi triều cát X X - 6. Bãi triều bùn cát X - X 7. Bãi cát biển X XX X 8. Đê cát ven bờ XX XX X 9. Doi cát XX X X
Lớp KTMT 2012B 50 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 10. Bờ đá gốc X - XXX III 11. Cửa sông XXX XX - 12. Vịnh, tùng áng, hồ nước mặn - - XXX
13. Vùng biển sâu dưới
6m XX XX XX 14. Kênh, lạch triều XXX X XX 15. Rạn san hô - - XX 16. Thảm cỏ biển X - X IV 17. Đầm nuôi XXX XXX XX 18. Đồng muối XX X X
19. Đất mới khai hoang - X -
Khác
20. Vùng mới xây dựng
cơ sở hạ tầng X X X
21. Đảo nhỏ X - XXX
Ghi chú: "-": Hiếm hoặc không gặp; "X": Ít phổ biến; "XX": Phổ biến; "XXX": Rất phổ biến
3.1.2.3. Phân bố theo các đơn vị hành chính
Theo đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã, đất ngập nước ven biển Hải Phòng không kể huyện đảo Bạch Long Vỹ được thể hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4. Phân bố các loại đất ngập nước theo các đơn vị hành chính
quận, huyện, thị xã [12]
STT Quận, huyện, thị xã Diện tích (ha)
1 H. An Dương 473,9 2 H. An Lão 184,4 3 H. Cát Hải 21393,6 4 Q. Đồ Sơn 9714,8 5 Q. Hải An 14778,6 6 Q. Hồng Bàng 48,8 7 Q. Kiến An 154,1 8 H. Kiến Thụy 7582,5 9 Q. Lê Chân 100,8 10 H. Thủy Nguyên 3180,8 11 H. Tiên Lãng 7222,4 12 H. Vĩnh Bảo 142,8 Tổng cộng: 64968,6
Lớp KTMT 2012B 51 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
3.1.3. Lợi ích của hệ thống đất ngập nƣớc ven biển Hải Phòng
3.1.3.1. Khả năng làm sạch môi trường
- Bể lắng và lọc tự nhiên
Hàng năm có tới hàng triệu tấn chất rắn lơ lửng, hàng trăm nghìn tấn chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ, hằng nghìn tấn các kim loại nặng, dầu mỡ và hóa chất độc hại do nước sông đưa ra vùng biển ven bờ Hải Phòng.
Bảng 3.5. Khối lượng vật chất gây ô nhiễm do sông tải ra vùng biển ven bờ Hải Phòng
ở khu vực Cửa Cấm - Nam Triệu hàng năm [12]
TT Thông số Đơn vị Giá trị tính toán
1 Nhu cầu oxy hóa học Tấn 129.935
2 Nitơ hòa tan Tấn 8.018
3 Phốtpho hòa tan Tấn 2.399
4 Tổng chất rắn lơ lửng Tấn 2.982.100 5 Dầu mỡ Tấn 21.119 6 Đồng Tấn 63,8 7 Chì Tấn 40,2 8 Kẽm Tấn 787,3 9 Cadimi Tấn 3,3 10 Thủy ngân Tấn 5,1 11 Asen Tấn 45,6 12 Xianua Tấn 294,6
Nếu như lượng chất ô nhiễm môi trường trên được giữ nguyên vẹn tích tụ dần theo thời gian và không có vùng đất ngập nước ven biển thì ô nhiễm môi trường biển sẽ vô cùng nghiêm trọng. Chính vùng đất ngập nước ven biển là bể lắng, lọc tự nhiên khổng lồ đã bảo vệ cho môi trường biển và cũng là bảo vệ môi trường sồng cho con người.
- Nơi lưu giữ và phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường
Cũng như các loại vật chất khác, các chất gây ô nhiễm môi trường cũng được lưu giữ và phân hủy ở vùng đất ngập nước ven biển. Vùng đất ngập nước ven biển như một
Lớp KTMT 2012B 52 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
cái bẫy các chất gây ô nhiễm môi trường và như một "nhà máy" xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường.
- Nơi làm sạch môi trường không khí
Vùng đất ngập nước tạo sự cân bằng CO2 - O2 giữa khí quyển và thủy quyển; nơi lọc bụi và hấp thụ các khí độc hại; nơi làm giảm tiếng ồn và tạo ra các ion âm.
3.1.3.2. Khả năng điều tiết nước và điều hòa khí hậu
Tổng diện tích đất ngập nước khoảng 64968,6ha, chiếm tới 42,8% trong số 151.919 ha đất tự nhiên của Hải Phòng, đây là một nguồn dự trữ nước rất lớn bao gồm nước mặt và nước ngầm. Nếu tính trung bình độ dốc của bãi triều Hải Phòng là 0,1 thì lượng nước mặt được dự trữ ở phần đất ngập nước thường xuyên ước tỉnh khoảng 1,5 tỷ m3. Đây là nguồn nước dự trữ chủ yếu, có vai trò quan trọng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và đời sống.
Với diện tích đất ngập nước thường xuyên khoảng 37.906,8 ha và khả năng trữ nước của mỗi m3
đất ở đây ước tính khoảng 0,3 m3 thì lượng nước trữ được trong lớp đất 5m ở đây khoảng 569 triệu m3. Với ước tính mỗi m3 đất trống trữ được 0,03 m3 nước, thì trong lớp đất sâu 5m của phần đất ngập nước ven biển Hải Phòng trữ được khoảng 41 triệu m3
nước.
3.1.3.3. Khả năng bảo vệ bờ biển và các công trình bờ
Cùng với rạn san hô, thực vật ngập mặn và cỏ biển nhờ có bộ rể phát triển có tác dụng cản trở dòng chảy, tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình bồi tụ, lắng đọng trầm tích. Quá trình này lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển. Cứ như vậy, bờ biển ngày càng được củng cố, hạn chế sự sói mòn bờ do dòng chảy, sóng gây ra. Nhờ đó, bờ biển và các công trình bờ được bảo vệ.
Thực vật ngập mặn trên vùng ĐNN ven biển Hải Phòng vơi độ cao có nơi đạt tới 3-4m, có tác dụng cản gió rất tốt, đặc biệt là gió bảo. Nhờ đó làm suy yếu gió bảo và làm giảm sức phá hoại của giáo bảo khi đổ bộ vào đất liền.
Lớp KTMT 2012B 53 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Cát Bà và Bạch Long Vĩ đây là hai khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là nơi có thể duy trì và phát tán nguồn giống thủy sản là cơ sở của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Hải Phòng có tiềm năng lớn phục hồi, phát triển và xây dựng các khu bảo vệ rừng ngập mặn ven biển như ở Vinh Quang (Tiên Lãng), khu vực Tam Hưng - Mắt Rồng (Thủy Nguyên), Cái Viềng (Cát Hải) để tăng cường chức năng làm sạch môi trường, bãi đẻ - bãi giống, cung cấp dinh dưỡng và phòng hộ.
3.1.3.5. Đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sinh
Trong vùng triều cửa sông Hải Phòng đã phát hiện được trên 1.200 loài sinh vật trong đó có 250 loài thực vật phù du, 89 loài thực vật phù du, 138 loài rong biển, 5 loài cỏ biển, 36 loài thực vật ngập mặn, 458 loài động vật đáy, 79 loài các biển, 186 loài chim.
Vùng biển quần đảo Cát Bà, đã thống kê được 1390 loài, trong đó thực vật phù du và tảo đáy là 287 loài, động vật phù du 89 loài, rong biển 75 loài, cỏ biển 5 loài, thực vật ngập mặn 23 loài, động vật đáy 538 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài. Trong số này có nhiều nguồn gen quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Nguồn lợi sinh học vùng ĐNN ven biển Hải Phòng có rất nhiều giá trị khác nhau như giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Trong đó có thể chia nhỏ thành các nhóm giá trị khác nhau tùy theo giá trị sử dụng của chúng như giá trị làm thực phẩm, dược liệu, xuất khẩu, bảo tồn. Có nhiều loài động vật, thực vật có giá trị kinh tế. Cát Bà còn là một trong những ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ.
3.1.3.6. Khai thác khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên vùng ĐNN ven biển Hải Phòng ít về chủng loại và không lớn về số lượng. Trong đó nhóm vật liệu xây dựng có ý nghĩa khai thác là cát và đá.
Lớp KTMT 2012B 54 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Các khoáng vật nặng có trong trầm tích vùng triều Hải Phòng là :Ilmelit, Zircon, Limonit, Hoblen, Silimanit. Chúng phân bố chủ yếu ở Tiên Lãng, Bàng La, Đình Vũ, Cát Hải, Phù Long, Cái Viềng.
Các khoãng vật nhẹ có trong trầm tích bãi triều Hải Phòng là: Thạnh anh, Fenspat, Hydromica, Kaolinit. Chúng phân bố chủ yếu ở Tiên Lãng, Tràng Cát, Đình Vũ, Vũ Yên, Lập Lễ, Gia Minh và Phù Long.
3.1.3.7. Giá trị tài nguyên
Trước đây, việc sử dụng ĐNN ven biển chủ yếu cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là hình thức nuôi trồng quảng canh truyền thống với năng suất rất thấp, giá trị hàng hóa không cao.
Cho đến nay, tổng diện tích sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng (cảng, khu công nghiệp, du lịch, vui chơi, giải trí, dân cư) ven biển Hải Phòng chiếm khoảng 1,5 nghìn ha.
Diện tích vùng ĐNN ven biển Hải Phòng khoảng 64.969 ha, trong đó diện tích các loại ĐNN triều cao chiếm hơn 12 nghìn ha. So với tổng diện tích sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển Hải Phòng suốt 50 năm qua (1,5 nghìn ha), cho thấy tiềm năng về đất định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng ĐNN Hải Phòng là khá lớn.
3.1.3.8.Thủy sản
Khai thác (đánh bắt tự nhiên), nuôi trồng thủy sản trên vùng ĐNN nói chung, trên vùng ĐNN ven biển nói riêng là nghề đã có từ lâu đời ở Hải Phòng. Sản phẩm của nghề này khá phong phú: các loại tôm, cua, cá, mực, ngao, sò, trai ngọc, bào ngư, tu hài, vẹm, hải sâm, rong câu, cá rạn san hô. Trong đó có một số sản phẩm suất khẩu có giá trị cao như tôm, mực, cua, rong câu, tu hài, bào ngư, hải sâm, sò huyết..vv..
Tiềm năng phát triển ngành kinh tế thủy sản ở Hải Phòng là rất lơn, đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ và nghề nuôi lồng bề ven các hải đảo. Với bờ biển dài khoảng 125km và nhiều co vịnh, đảo, bãi bồi, rừng ngập mặn Hải Phòng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.