Giá trị tích lũy cacbon và hấp thụ, giảm khí CO2 của hệ sinh thái rừng ngập

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở việt nam (Trang 69)

mặn Hải Phòng

Bảng 3.20. Hệ số lưu trữ CO2 hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng

STT Loại rừng (tấn/ha)AGB R (tấn/ha)BGB (tấn cacbon/tấn gỗ)CF (tấn COEF2/ha)

1 Đất liền 280 0,37 103,6 0,47 661

2 Đảo 350 0,37 129,5 0,47 826

Áp dụng công thức 2.10; 2.11 (chương 2), kết quả tính toán lượng lưu trữ CO2 hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng được trình bày trong bảng 3.21.

Bảng 3.21. Tổng lượng lưu trữ CO2 hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng

TT Khu vực Diện tích (ha) EF (tấn CO2/ha) MC (tấn CO2) 1 Thủy Nguyên 267,5 661 176.818 2 Kiến Thụy 1030 661 680.830 3 Tiên Lãng 983,8 661 650.292 4 Đảo Cát Hải 423,6 826 349.894 5 Hải An 325 661 214.825 6 Đồ Sơn 690 661 456.090 7 Tổng 3719,9 2.528.748

Kết quả tính toán bảng 3.21 cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn Hải Phòng hiện lưu trữ là 2.528.748 tấn CO2.

Lớp KTMT 2012B 68 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

3.3.2. Lƣợng khí CO2 hấp thụ từ ruộng lúa

Áp dụng công thức 2.12 (chương 2), kết quả tính lượng khí CO2 hấp thụ từ ruộng lúa (Hải Phòng năm 2012) được trình bày trong bảng 3.22.

Bảng 3.22. Lượng khí CO2 hấp thụ từ ruộng lúa, Hải Phòng năm 2012

Diện tích lúa [2] (Nghìn ha)

Quận, huyện Lúa đông xuân Lúa mùa Tổng số

Hải An - - - Kiến An 0,6 0,5 1,1 Đồ Sơn 0,5 0,5 1 Dương Kinh 1,1 1,1 2,2 Thủy Nguyên 6,8 6,8 13,6 An Dương 3,6 3,6 7,2 An Lão 5 5 10 Kiến Thụy 4,6 4,9 9,5 Tiên Lãng 6,8 8,1 14,9 Vĩnh Bảo 9,2 9,9 19,1 Các nơi khác 0,2 0,2 0,4 Cả năm 38,5 40,7 79,2 CO2 (tấn/năm) 57.750 61.050 118.800

Kết quả tính toán bảng 3.22 cho thấy: Hải Phòng năm 2012 với diện tích lúa là 79,2 nghìn ha, ruộng lúa đã hấp thụ (nhờ quá trình quang hợp của cây lúa) được 118.800 tấn CO2, thấp hơn lượng CO2e phát thải hàng năm từ ruộng lúa (421.956 tấn CO2e) và thấp hơn nhiều so với lượng khí nhà kính phát thải từ các loại hình đất ngập nước Hải Phòng (2.886.251 tấn CO2e/năm).

3.3.3. Nhận xét

Hải Phòng năm 2012, ruộng lúa đã hấp thụ được 118.800tấn CO2, thấp hơn nhiều so với lượng khí nhà kính phát thải từ các loại hình đất ngập nước Hải Phòng (2.886.251 tấn CO2e/năm).

Với diện tích rừng ngập mặn ở Tiên Lãng có độ tuổi 5-6 năm tuổi thì lượng khí CO2 đã được rừng ngập mặn hấp thụ trong 1 năm tương đương 1,7 tấn CO2/ha/giờ * 1800 giờ nắng = 3060 tấn CO2/ha/năm [8]. Tính gần đúng với diện tích rừng ngập mặn Hải Phòng là 3719,9ha thì hàng năm rừng ngập mặn đã hấp thụ 11.382.894 tấn

Lớp KTMT 2012B 69 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

CO2/năm, cao hơn nhiều so với lượng CO2e phát thải từ một số loại đất ngập nước hàng năm (2.886.251tấn CO2e/năm).

Hinh 3.5. CO2e đất ngập nước hấp thụ và phát thải

Nếu sử dụng hợp lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái đất ngập nước, chúng ta sẽ thu được nhiều lợi ích. Các dịch vụ hệ sinh thái được duy trì sẽ phục vụ cho phát triển sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân; các hệ sinh thái (rừng ngập mặn nhờ có thực vật) lại là bể hấp thụ và bể chứa cácbon, góp phần làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu; rừng ngập mặn đã làm giảm đáng kể độ cao sóng trong điều kiện bình thường và bão, góp phần bảo vệ bờ biển và các công trình bờ.

3.3.4. Tác dụng chắn sóng của rừng ngập mặn Hải Phòng

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai trở lên phức tạp hơn trước, đặc biệt là bão, kèm theo đó là mực nước biển dâng cao gây ra ngập lụt gây thiệt hại nặng về kinh tế. Sự dâng lên của mực nước trong bão có nguy cơ gây ngập đến khu vực ven biển và có thể gây vỡ đê, đặc biệt nếu bão xảy ra trong thời kỳ triều cường.

Hải Phòng nằm sát ven biển và là một trong những tỉnh/thành thường xuyên chịu những tác động bất lợi của thiên tai trong đó có bão và nước dâng do bão. Hiện nay, toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng của Hải Phòng được bảo vệ bởi hệ thống đê sông và đê biển bao gồm 24 tuyến đê biển và 18 tuyến đê sông. Địa hình

Lớp KTMT 2012B 70 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

đất liền Hải Phòng thấp với nhiều khu vực có cao độ từ 1 - 2 m là nơi có nguy cơ cao bị ngập trong trường hợp bão đổ bộ.

Hình 3.6 thể hiện số lượng bảo ở khu vực Hải Phòng (1945 - 2007), trong giai đoạn này tổng có 53 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp. Từ hình vẽ cho thấy số lượng bão ảnh hưởng đến khu vực Hải Phòng có sự dao động giữa các năm, có một số năm không có cơn nào (1949, 1950, 1953…), những năm có một cơn chiếm đa số, đáng chú ý là năm 1996 có tới 3 cơn ảnh hưởng đến khu vực Hải Phòng, một số năm có 2 cơn. Đường trung bình trượt 5 năm cho thấy bão giai đoạn 1989 - 1992 bão hoạt động mạnh nhất trung bình 1,75 cơn, giai đoạn 1958 - 1959 không có cơn nào. Nhìn chung bảo ở khu vực Hải Phòng có xu hướng tăng nhưng tăng chậm so với Việt Nam.

0 1 2 3 4 1945 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Năm S ố c ơ n b ã o Tổng TB trượt 5 năm Linear (TB trượt 5 năm)

Hình 3.6. Số lượng bão ở khu vực Hải Phòng (1945 - 2007) [13]

RNM đã làm giảm đáng kể độ cao sóng trong điều kiện bình thường và bão mặc dù mức độ suy giảm này khác nhau phụ thuộc vào kiểu cấu trúc RNM, địa hình, vị trí vùng bờ so với hướng truyền sóng. Cụ thể như sau:

- Ở khu vực ven bờ Bàng - La Đại Hợp, độ cao sóng lớn nhất sau RNM trong các điều kiện bình thường chỉ khoảng 0,1 - 0,15m. Hệ số suy giảm độ cao sóng không biến động nhiều giữa các mặt cắt khác nhau ở khu vực này và có giá trị khoảng 0,2 - 0,45 (gió đông bắc) và 0,3 - 0,6 (gió đông nam). Trong điều kiện bão nhỏ, độ cao sóng lớn

Lớp KTMT 2012B 71 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

nhất sau RNM có giá trị khoảng 0,6 - 0,8m, hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,4. Đối với bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn nhất chỉ còn 0,8 - 1,1m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,28m.

- Ở khu vực ven bờ đê Cầm Cập, độ cao sóng lớn nhất sau RNM trong các điều kiện bình thường chỉ khoảng 0,15 - 0,25m. Hệ số suy giảm độ cao sóng biến động giữa các mặt cắt khác nhau ở khu vực này có giá trị khoảng 0,15 - 0,5m (gió đông bắc) 0,2 - 0,55 (gió đông nam). Trong điều kiện bão nhỏ, độ cao sóng lớn nhất sau RNM có giá trị khoảng 0,5 - 0,7m, hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,32. Đối với bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn nhất chỉ còn 0,8 - 1m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,25.

- Ở khu vực ven bờ Cát Hải, nếu có RNM độ cao sóng lớn nhất sau RNM trong các điều kiện bình thường chỉ khoảng 0,15 - 3m. Hệ số suy giảm độ cao sóng không biến động nhiều giữa các mặt cắt khác nhau ở khu vực này và có giá trị khoảng 0,1 - 0,2 (gió đông bắc) và 0,2 - 0,3 (gió đông nam). Trong điều kiện bão nhỏ, độ cao sóng lớn nhất sau RNM có giá trị khoảng 0,5 - 0,9m, hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,29. Đối với bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn nhất chỉ còn 0,8-1,4m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,25.

- Mặc dù yếu tố dòng chảy không trực tiếp gây phá hủy bờ nhưng vai trò của RNM trong việc làm giảm vận tốc dòng chảy trong RNM cũng không kém phần quan trọng so với giảm độ cao sóng do quá trình này diễn ra liên tục theo thời gian làm tăng tốc độ lắng động trầm tích, tăng cường bồi tích củng cố sự phát triển của cây. Sự nâng cao nền đáy cũng làm giảm đáng kể độ cao sóng khi truyền vào bờ [13].

3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính vùng đất ngập nƣớc; sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nƣớc ven biển Hải Phòng

3.4.1. Giải pháp sử dụng bền vững cho hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Lớp KTMT 2012B 72 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Tàn phá rừng ngập mặn làm giảm lượng hấp thụ CO2 cho nên một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm thải khí nhà kính, điều hòa khí hậu là trồng và bảo vệ rừng, trong đó có rừng ngập măn.

* Giải pháp phục hồi rừng ngập mặn

- Trồng xen nhiều loài ví dụ như các loài thuộc chi đước (Rhizophora) xen với mắm (Avicennia) và bần (Sonneratia). Không nên trồng đơn loài đối với trường hợp trồng rừng vì mục đích giảm nhẹ tác động của những nhân tố đại dương như sóng thần và sóng hay dòng chảy mạnh

- Dừng việc cấp đất có rừng ngập mặn cho các dự án đổ đất lấn biển và nuôi trồng hải sản liên quan đến môi trường.

- Xây dựng các mô hình trồng rừng ngập mặn phòng hộ xung yếu và các mô hình nuôi tôm theo phương thức lâm ngư kết hợp.

* Giải pháp bảo tồn và bảo vệ rừng ngập mặn

- Củng cố và tăng cường những biện pháp có hiệu quả nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, triển khai thực thi nghiêm túc luật và quy định về rừng ngập mặn, cộng đồng địa phương cũng sẽ tham gia đầy đủ vào công tác bảo vệ rừng ngập mặn.

- Việc quản lý tổng hợp rừng ngập mặn đa mục đích sẽ được đẩy mạnh đặc biệt các bãi trồng rừng xen lẫn với nuôi trồng thủy sản (tôm, cá và cua).

- Việc quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn có thành công hay không còn phụ thuộc vào một vài vấn đề liên quan. Cần đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế trong nhiều hoạt động nhằm quản lý và bảo tồn rừng ngập mặn cũng như giảm nhẹ tác động của đại dương đến môi trường ven biển trong khu vực.

- Bảo vệ rừng ngập mặn theo quan điểm đa ngành. Ví dụ, trong hoạt động du lịch, rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá.

Lớp KTMT 2012B 73 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

- Ưu tiên giao đất giao rừng cho người dân địa phương theo quy hoạch của nhà nước và địa phương.

- Không giao các rừng ngập mặn phòng hộ xung yếu cho các hộ gia đình và cá nhân, mà thuộc sự quản lý của cộng đồng người dân địa phương kết hợp với cơ quan chuyên trách của nhà nước.

- Người dân được quyền sử dụng 1/2 - 1/3 diện tích đất lâm nghiệp được giao để nuôi trồng thủy sản theo phương thức lâm ngư kết hợp.

- Ở khu vực rừng sản xuất kết hợp phòng hộ, nếu người dân đầu tư trồng rừng trên đất được giao đều được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm.

- Miễn thuế nuôi trồng thủy sản trên đất lâm nghiệp, nuôi tôm theo phương thức lâm ngư kết hợp.

3.4.2. Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa

- Quản lý mực nước, thời gian, giai đoạn rút nước tức là điều chỉnh lượng nước trong ruộng theo thời kỳ sinh trưởng; phát thải khí metan sẽ giảm khi ruộng khô hơn, ruộng chậm cho nước vào, làm khô sớm, làm ướt rồi làm khô.

- Dùng giống lúa ngắn ngày, giống ngắn ngày bao nhiêu thì giảm bấy nhiêu ngày phát thải khí.

- Thu gom tái sử dụng và xử lý triệt để rơm rạ, sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm giảm đốt rơm rạ, tận dụng cacbon và dinh dưỡng từ phế thải, giảm phát thải và chết lúa do vùi rơm rạ tươi.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm, quản lý liều lượng thời gian bón (phát thải khí N2O nhanh khi ruộng bị khô và thoát nước ngay sau khi bón phân).

- Chuyển đổi các diện tích canh tác lúa không hiệu quả sang các cây trồng cạn và cây lâu năm, để tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính (giảm phát thải CH4, giảm nước tưới, cân bằng sinh thái).

Lớp KTMT 2012B 74 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Khi đầu tư vào các hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản cần theo hướng bền vững, tức là hạn chế tác động xấu đến môi trường một cách ít nhất có thể; tăng cường quản lý của của chính quyền địa phương, huy động có sự tham gia của nhân dân; xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích hợp với biến đổi khí hậu; áp công nghệ mới vào các hoạt động nuôi trồng thủy sản, có cơ chế chính sách giúp người dân lựa chọn loài nuôi phù hợp, công nghệ nuôi hợp lý với chi phí thấp.

3.4.4. Giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nƣớc ven biển Hải Phòng

Tàn phá rừng ngập mặn, đất lúa nước, nuôi trồng thủy sản gây phát thải khí nhà kính tuy vậy đất ngập nước lại có vai trò rất lớn. Cần có giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nước.

3.4.4.1. Nguyên tắc cơ bản sử dụng hợp lý đất ngập nước ven biển Hải Phòng

- Tiềm năng quỹ đất ngập nước ven biển Hải Phòng to lớn nhưng có hạn và cần phải có chiến lược dự phòng.

- Đất ngập nước ven biển Hải Phòng cần được sử dụng như một dạng tài nguyên tổng hợp mang tính biến động và nhạy cảm cao.

- Sử dụng đất ngập nước ven biển cần tránh làm thay đổi và gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sinh thái ven biển.

- Sử dụng khai thác đất ngập nước ven biển phải phù hợp với khả năng đầu tư vốn, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ và năng lực quản lý.

- Khai thác sử dụng đất ngập nước ven biển phải phù hợp với bản chất tự nhiên của chúng.

- Khai thác đất ngập nước ven biển cần có quan điểm lợi ích đa ngành nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tránh mâu thuẩn lợi ích sử dụng

- Khai thác và sử dụng đất ngập nước ven biển cần quan tâm đúng mức tới lợi ích cộng đồng

Lớp KTMT 2012B 75 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

- Nuôi trồng thủy sản gắn liền với việc bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học: Phát triển nuôi trồng thủy sản hợp lý; quy hoạch vùng nuôi, ao nuôi hợp lý.

- Phát triển du lịch sinh thải gắn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và xây dựng các khu bảo vệ đất ngập nước.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, cảng và giao thong đường thủy gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học đất ngập nước.

3.4.4.3. Các giải pháp bảo vệ đất ngập nước ven biển

* Giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch tổng thể là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược bảo vệ đất ngập nước. Dựa trên quy hoạch tổng thể có tính chiến lược này, các chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ và khai thác của các ngành nghề, địa phương và hoạt động cụ thể của từng cá nhân sẽ phù hợp và có hiệu quả hơn. Đây là giải pháp quan trọng nhất, có tính chiến lược và quyết định đến tất cả các hoạt động sau này.

Việc quy hoạch tổng thể, nếu làm tốt sẽ là cơ sở cơ bản cho việc định hướng phát triển cơ cấu ngành nghề trên vùng đất ngập nước. Các giải pháp đưa ra phải dựa trên chiến lược chung của cộng đồng quốc tế, chiến lược quốc gia và áp dụng vào tình

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính tại các khu hệ đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)