Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện bệnh nhiệt đói, thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Nguyên nhàn thành công

BV. BNĐ là BV có quá trình phát triển lâu đời, kinh nghiệm trong ngành truyền nhiễm hơn 150 năm, có uy tín thương hiệu trong nước và quốc tế. Có Bác sĩ trình độ Giáo sư Tiến sĩ, có Điều dưỡng, Kỹ thuật viên trình độ Đại học, nhiều chuyên gia nước ngoài hợp tác, máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang. Có nhiều mặt bệnh phong phú, nhiều

Đội ngũ Y Bác sĩ, Điều dưỡng được đào tạo chính qui, được giáo dục tốt về Y đức, về truyền thống ngành nghề, có trách nhiệm, thương yêu, tận tâm, tận tụy, không ngại cực khổ gian khó, tìm tòi nghiên cứu học hỏi đê chăm lo cho người bệnh.

Hoạt động huấn luyên đào tạo phát triển mạnh, BS, ĐD nhiều kinh nghiệm nhiệt tình chỉ dạy thế hệ đàn em. Ban lãnh đạo BV quan tâm đến vấn đề hợp tác đào tạo. Môi trường làm việc văn hóa, thân thiện hòa đồng.

2.5.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót

Bệnh viện thường xuyên bị quá tải BN dẫn đến tình trạng căng thẳng áp lực cho nhân viên khi làm việc trong đó có HS. Phương tiện phục vụ không đáp ứng kịp, BS, ĐD thiếu thời gian đế chỉ dạy HS.

Kết luận chương 2

Trong chương này, Tác giả làm rõ các nội dung cơ bản sau đây: - Khái quát về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.

- Thực trạng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,TP.Hồ Chí Minh.

- Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh.

- Thực trạng sử dụng các giải pháp đế nâng cao chất lượng thực tập lâm

sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh. - Những nguyên nhân thành công và những nguyên nhân hạn chế,

Chương 3

MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THựC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIÈU DƯỠNG

Ở BỆNH VIỆN BẸNH NHIỆT ĐỚI, TP. HÒ CHÍ MINH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn được trình bày ở chương 1, 2, đã cho chúng ta thấy việc quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Đều dưỡng ỏ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đói là cần thiết. Việc xây dựng các giải pháp quản lý cần quán triệt các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp quản lý đề xuất dù “linh hoạt”,

mềm dẽo, đều phải hướng đến trọng diêm chính là mục tiêu nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng, nghĩa là phải dựa vào văn bản về mục tiêu môn học, nội dung môn học, chỉ tiêu tay nghề, bản mô tả nhiệm vụ rõ ràng bao gồm cả 3 lãnh vực kiến thức - thái độ - kỹ năng.

Mục tiêu của thực hành, thực tập còn nhằm giáo dục tư tưởng, hình thành

liên nhân cách, đạo đức của một ĐD chuyên nghiệp trong ngành Y tế. Bởi vì, nếu

không được rèn luyện về đạo đức, lý tưởng thì không thể trử thành một ĐD có tâm, có tài, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch “lương y như từ mẫu”.

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tỉnh thực tiên

Điều kiện và môi trường của đon vị, người Điều dưỡng làm việc nói chung có những đặc điểm riêng biệt, sao cho phải đảm bảo được “thành công” của việc phục vụ người bệnh. Riêng đối với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

trường truyền nhiễm, mức độ lây nhiễm ở đây rất cao đặc biệt có sự hiện diện bệnh nhân HIV/AIDS, những người mang căn bệnh thế kỷ, người học sinh Điều dưỡng rất lo sợ lây bệnh khi đến thực tập, đôi khi lo sợ thái quá, thì nhà quản lý phải thông cảm giải thích tận tình về các biện pháp phòng hộ, đặc biệt là biện pháp phòng ngừa chuẩn và cung cấp đầy đú phương tiện phòng hộ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh hiệu quả

Quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Đều dưỡng cần chú ý rèn luyện đầy đủ các mặt cho HS, như: Năng lực nghề nghiệp, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, các phẩm chất tâm lý mà ngành ĐD đòi hỏi. Đồng thời tập cho HS giải quyết những tình huống phức tạp, CỊ1 thể trong

thực tế

về chuyên môn cũng như giao tiếp.Ví dụ đối với trường hợp bệnh nhân luôn đòi

hỏi được ưu tiên chăm sóc thì người HS phải giải quyết ra sao, hoặc có 3 vấn đề

cần giải quyết trên bệnh nhân thì HS phải sắp xếp thứ tự ưu tiên như thế nào, hay

cùng một lúc có nhiều vấn đề cần giải quyết thì phải xử trí sao cho ổn thỏa ... Bên cạnh đó, qua thực tập tại BV, qua thực hành SNB cần giáo dục về Y đức cho HS. Phải làm sao đế HS thấy rõ vị trí của mình, là người làm một nghề

“khoa học, nghệ thuật và đầy tỉnh nhân vărì\ được xã hội tôn vinh là MẸ HIỀN, là một thành viên trong ngành Y tế XHCN.

Mặc khác bệnh viện Bệnh Nhiệt đới luôn luôn đông đúc bệnh nhân dẫn đến quá tải công việc chăm sóc, điều trị, phương tiện phục vụ người bệnh cho nên giải pháp quản lý cũng phải:

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi nội dung của các đề xuất về quản lý phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Như vậy nhà quản lý khi đề xuất và thực thi các giải pháp quản lý phải:

Quan tâm sao phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nề nếp, truyền thống, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bệnh viện.

Giới hạn các yêu cầu thực tập vừa sức, HS tuy cần phải rèn luyện nhiều trong quá trình học tập, thậm chí là trong suốt cả quãng đời công tác, nhưng quỹ thời gian thực tập Bệnh viện không nhiều, do vậy nhà quản lý cũng cần giới hạn và đưa ra những yêu cầu thực tập phù hợp với HS.

Trong thòi gian thực tập, bản thân HS còn chưa có kinh nghiệm, vẫn đang

trong giai đoạn hoàn tất quá trình đào tạo tại trường. Vì thế thực tập chỉ là tập làm

và HS sẽ được đánh giá với tư cách là người “học việc" chứ không phải là người

ĐD chính thức. Vì vậy không thể buông lơi phó thác cho học sinh thực hành những kỷ thuật có tình chất xâm lấn trên người bệnh mà không có Điều dưỡng bên cạnh, hoặc tùy tiện giải thích, giáo dục sức khỏe cho NB mà không có sự kiẻm soát của GV hoặc ĐD. Nguyên tắc này còn đòi hỏi chúng ta đánh giá trình

độ, năng lực của HS khách quan, đúng với yêu cầu, có thế mới động viên, khuyến

khích, phát huy HS tích cực chủ động, tự tin trong học tập, thấy rõ trách nhiệm trong quá trình học tập để trở thành người ĐD viên tại các cơ sở Y tế. Đồng thòi

đảm bảo an toàn cho HS, BV, BN và ĐD không để xảy ra sai sót đáng tiếc. Có thế, HS mới có thế tham gia thực hành, thực tập một cách tự tin và đạt yêu cầu của

BV cho nên việc nâng cao nhận thức đội ngũ CBQL, BS, ĐD là rất cần thiết và liên tục.

3.2.1.1. Mục đích của giải pháp

Tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của tập thê CBQL, BS, ĐD đối với HSĐD thực tập lâm sàng, nhằm tác động nhiều phía đến HS để động viên tư tưởng, khích lệ tinh thần đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, sẵn sàng chỉ dẫn đê HS đạt hiệu quả TTLS cao.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

- Nhắc nhỡ cho CBQL, BS, ĐD trong BV biết việc giúp đỡ, chỉ dạy cho HSSV thực tập là một trong những chức năng của BV được Bộ Y tế qui định. Đó là chức năng huấn luyện và đào tạo đội ngũ kế thừa cho ngành Y.

- Làm cho CBQL, BS, ĐD trong BV hiểu nhiệm vụ là phải chia sẻ, hỗ trợ về chuyên môn, sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên khích lệ dìu dắt HS như trách nhiệm của những người đi trước dạy bảo chỉ dẫn người đi sau. Đó là truyền thống và đạo lý trong ngành Y. Đồng thời cũng phải cho họ biết mục tiêu, chương trình HSĐD thực tập, những vấn đề cần hỗ trợ.

- Giúp CBQL, BS, ĐD biết được lợi ích của việc hướng dẫn, giúp đỡ HSĐD thực tập là vừa tạo mối quan hệ “kết hợp viện trường■” tốt đẹp đế làm tăng uy tín, thương hiệu của BV, vừa có cơ hội củng cố và gia tăng kiến thức chuyên môn của bản thân, tạo thói quen giữ chuẩn mực và nêu gương trong thực hành chăm sóc và điều trị.

- Biểu dương, khen thưởng, bồi dưỡng những những cá nhân nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ HS.

- Tạo sự phấn khỏi cho CBQL, BS, ĐD trong việc hướng dẫn HSĐD thực

tập đê họ sẵn sàng chia sẻ hổ, trợ chuyên môn, giúp đỡ, động viên, chỉ dạy....

- Tổ chức các buổi rút kinh nghiệm nội bộ.

- Tổ chức các buổi hội thảo mở rộng, hoặc chuyên đề về quản lý HSĐD

thực tập.

- Khuyến khích ĐD tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu hướng dẫn lâm sàng cho HSĐD.

- Tổ chức cho ĐD tham quan, học tập Bệnh viện bạn.

- Mời chuyên gia ĐD Nước ngoài tập huấn cho ĐD về “giáo viên hưởng dẫn lâm sàng”.

- Biểu dương, khen thưởng Bác sĩ ĐD đã có thành tích trong việc hướng dẫn HS thực tập, vào đợt tống kết cuối năm.

3.2.2. Xây dụng kế hoạch thực tập làm sàng cho học sinh Điều

dưỡng

Xây dựng kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Mọi người quản lý đều làm công việc xây dựng kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch là một trong bốn khâu của hoạt động quản lý, lập kế hoạch khoa học, chi tiết sẽ là yếu tố góp phần quyết định thành công của mỗi hoạt động.

3.2.2.1. Mục đích của giải pháp

Đe quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD, cần có kế hoạch chi tiết, cụ thế về việc tiếp nhận, phân bổ HS đến thực tập, quản lý hoạt động dạy và học lâm sàng của HS, nhằm:

- Có sự chuẩn bị chu đáo.

- Hạn chế những bất cập, trùng lấp hoặc bị động. - Có sự thống nhất trước giữa trường và Bệnh viện.

- Xác định các nguồn lực: Giáo viên, phương tiện thực tập, cơ sở vật chất, phòng nghỉ, nơi thay quần áo, chỗ giữ xe cho HS và thông tin đế tiến hành kế hoạch một cách thuận lợi.

- Thống nhất với các trường một số yêu cầu cần thiết: mục tiêu, yêu cầu

thực tập, thời gian thực tập nội dung thực tâp, số lượng HS, lượng GV, cách thức thực hiện, phương pháp kiểm soát, phương pháp kiểm tra, xác định nguồn lực quản lý hoạt động thực tập của HS.

- Tiếp đón HS, kiếm soát hoạt động dạy và học lâm sàng của HSĐD đảm bảo thuận lợi, an toàn, có hiệu quả.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Vào đầu năm học các trường có HSĐD thực tập ở BV. BNĐ phải liên hệ gởi hợp đồng đến BV. Căn cứ tình hình của BV, hợp đồng của các trường, phòng ĐD BV. Lập bảng phân bố HS cho tìmg Khoa Phòng, sao cho phù hợp với yêu cầu thực tập của HS, đảm bảo số lượng HS tối đa từ 15 - 18 em ở mỗi Khoa và không quá 5 - 6 em cho mỗi thời điếm trong ngày làm việc ở khoa ấy, xây dựng nội qui học sinh thực tập.Trình Ban Giám Đốc BV duyệt và thông báo đến các khoa.

- Một tháng, trước khi HS đến thực tập Trưởng phòng ĐD BV liên hệ với

lãnh đạo ĐD các trường đế biết những thông tin về GV sắp hướng dẫn HS như trình độ, thâm niên, kinh nghiệm hướng dẫn lâm sàng. Neu giáo viên còn non kinh

nghiệm, có thế được yêu cầu đến khoa hướng dẫn HS, làm việc như một ĐD tại

khoa đế quen việc và có kinh nghiêm lâm sàng về chuyên khoa nhiễm.

đó ĐD Trưởng Khoa sinh hoạt với ĐD viên trong Khoa những nội dung như đã thống nhất, phân công ĐD tham gia hướng dẫn HS.

- Những ngày kế tiếp Trưởng phòng ĐD cùng với Phòng Hành chánh Quản trị xem xét, chuẩn bị phòng nghỉ, nơi thay quần áo, chỗ giữ xe cho HS chu đáo sẵn sàng. Cùng với ĐD Trưởng Khoa chuân bị dụng cụ, phương tiện thực hành cho HS đầy đủ.

- Một tuần lễ, trước khi HS đến trong một buổi giao ban BV Trưởng phòng ĐD thông báo với Ban Giám Đốc, BS trưởng khoa những thông tin về HS ĐD đến thực tập: khoa thực tập, thời gian, số lượng , HS của trường ..., tên giáo viên hướng dẫn và ngõ lời nhờ các BS giúp đỡ ...

- Ngày đầu tiên HS đến thực tập Trưởng phòng ĐD đón tiếp HS và GV tại hội trường BV: giới thiệu BV, sinh hoạt nội qui, chỗ sinh hoạt, chỗ thay đồng phục, dặn dò, lưu ý những việc cần tránh như không được tự ý thực hiện những kỹ thuật “xâm lẩri” trên người bệnh mà không có GV hoặc ĐD bên cạnh, không dùng những từ nhạy cảm đế trấn an giải thích BN như

không sao đâu”, “ có gì mà sự’ ... .Đồng thời động viên khích lệ HS học tập tốt vì trách nhiệm của người HS, người ĐD tương lai, vì danh dự của trường và của ngành ĐD. Sau đó hướng dẫn HS đến Khoa thực tập.

- Những ngày HS thực tập tại khoa, thường xuyên trao đổi với GV, ĐD trưởng Khoa để hổ trợ khi cần, thỉnh thoảng đi xuống khoa để biết tình hình học tập, tổ chức dạy lý thuyết lâm sàng cho các em.

- Khi sắp kết thúc đợt thực tập trao đổi với GV, ĐD trưởng Khoa để rút kinh nghiệm và đánh giá HS.

3.2.3. Tăng cường phổi hợp giữa BV với các trường Trung cấp Điều dưỡng trong quản lý học sinh

phục vụ. Đó là quá trình kết hợp hoạt động của hai hay nhiều cơ quan, đơn vị một cách hài hòa và đồng bộ, trong việc thực hiện công việc vì lợi ích chung.

Việc thực hiện phối hợp có hiệu quả không chỉ cho phép các cơ quan, tổ chức giải quyết tốt các công việc thuộc các chức năng, thấm quyền của mình, mà còn có thể giải quyết đuợc những vấn đề khó khăn, phức tạp vượt quá khả năng và thẩm quyền của mình, những vấn đề đột xuất, cấp bách, những trọng tâm, ưu tiên đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực bên ngoài mới có thể giải quyết được một cách có hiệu quả.

Chất lượng TTLS của HSĐD ở BV. BNĐ là quá trình kết hợp một phần hoạt động của các trường Trung cấp ĐD và BV, bởi vì HSĐD là do các trường đào tạo, chịu trách nhiệm toàn bộ chương trình, quá trình học tập của các em và chất lượng đầu ra. BV. BNĐ chỉ là nơi diễn ra hoạt động TTLS, mặc dù TTLS là khâu quan trọng đê các em cọ sát thực tế, kiểm chứng kiến thức, xây dựng thái độ và rèn luyện tay nghề nhưng vẫn phụ thuộc nền tảng lý thuyết ban đầu do nhà trường trang bị, hơn nữa trong thời gian HS thực tâp vẫn có giáo viên của trường đi kèm.

3.2.3. ỉ. Mục đích của giải pháp

Tạo sự hỗ trợ đôi bên, sự đồng cảm, sự cộng đồng trách nhiệm, sự tổng hợp ưu thế của trường và BV đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng TTLS của HS ĐD.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

- Quan hệ hợp tác giữa Ban giám Đốc BV và Ban Giám hiệu nhà trường.

- Trao đổi thống nhất giữa Trưởng khoa ĐD nhà trường và Trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện bệnh nhiệt đói, thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w