Công nghệ AAO kết hợp màng MBR

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện chợ rẫy TP hồ chính minh bằng công nghệ MBR (Trang 39 - 42)

b) cấu hình màng đặt ngoài (sMBR)

2.2.1.Công nghệ AAO kết hợp màng MBR

AAO & MBR là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kết hợp với quá trình lọc màng để tách sinh khối, cặn lơ lửng. Trong đó:

- AAO là sự kết hợp nhiều quá trình xử lý ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh vật trong các điều kiện yếm khí(anaerobic), thiếu khí (anoxic) và hiếu khí (oxic), nhờ đó mà các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải được xử lý triệt để hơn.

- MBR (Membrane Biological Reactor) là kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc vớikích thước màng dao động từ 0,1 – 0,4µm.

Công nghệ AAO & MBR bao gồm hai quá trình chính xảy ra trong một bể phản ứng đó là:

- Phân huỷ sinh học các chất hữu cơ bằng bùn hoạt tính, quá trình nitrat hóa, khử nitrat và loại bỏ photpho nhờ sự kết hợp giữa các bể yếm khí, thiếu khí và hiếu khí

- Kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc (micro-flitration).

Hình 2.3. Công ngh AAO kết hp màng MBR - Mô hình h thng & sơ đồ

hoạt động [4]

Trong bể duy trì hệ bùn sinh trưởng lơ lửng, các phản ứng diễn ra tại đây giống như các quá trình sinh học thông thường khác, nước sau xử lý được tách

bùn bằng hệ lọc màng với kích thước màng khoảng 0,1 - 0,4 µm. Màng ở đây còn đóng vai trò như một giá thể cho vi sinh vật dính bám tạo nên các lớp màng vi sinh vật dày, làm tăng bề mặt tiếp xúc pha, tăng cường khả năng phân huỷ sinh học. Các ưu điểm nổi bật của công nghệ màng MBR khi so với các công nghệ cũ: - Mật độ vi sinh được tập trung với số lượng lớn 20.000 ppm vi sinh vật (đảm bảo hiệu quả xử lý tốt hơn so với phương pháp bùn hoạt tính thông thường chỉ đạt 1.500 - 2.000 g VSV/1m3 (công nghệ V69, CN-2000 ở trên đạt được tầm 5.000 - 6.000g VSV /1m3), khi MBR đóng vai trò xử lý sinh học.

- Độ oxy hòa tan (DO) được đáp ứng đủ với nhu cầu oxy VSV với hiệu quả xử lý đạt gấp 15 - 20 lần so với các công nghệ cũ và gấp 3 lần công nghệ V69 và CN-2000 đã giới thiệu ở trên.

- Tuổi của các VSV cao, do đó việc xử lý bùn đạt hiệu quả cao hơn. Chủng loại VSV cũng đa dạng, hơn so với công nghệ cũ.

Kết hợp công nghệ AAO với MBR là một hướng xử lý nước thải mới, cho hiệu quả xử lý cao. So với một số công nghệ xử lý sinh học truyền thống thì công nghệ AAO & MBR có nhiều ưu điểm vượt trội cụ thể như:

Bảng 2.2. Ưu điểm ca công ngh AAO kết hp màng MBR

STT Công nghệ AAO&MBR Ưu điểm

1

Kích thước lỗ màng là 0,1 – 0,4 µm, màng MBR có thể tách các chất rắn lơ lững, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn

- Tiết kiệm diện tích, không cần xây dựng bể lắng

- Không cần xây dựng bể khử trùng

- Chỉ tiêu SS, vi sinh, Clo dư luôn đạt tiêu chuẩn

2 Nước sau xử lý màng MBR có chất lượng tốt (SS<5 mg/l), BOD5 và

- Có thể tái sử dụng nước thải: giải nhiệt, tưới cây, rửa đường,

COD thấp rửa toilet

3

Thời gian lưu nước trong bể ngắn (2,5 -5 giờ) so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường (> 6 giờ)

- Thể tích bể xây dựng nhỏ - Tiết kiệm diện tích

4

- Nồng độ vi sinh trong bể sinh học cao 5 - 8 g/l (thông thường chỉ khoảng 2 - 3 g/l).

- Thời gian lưu bùn dài (50 ngày so với thông thường chỉ khoảng 10 - 15 ngày) - Bùn sinh ra ít - Chi phí xử lý bùn giảm - Ít nhân công vận hành 5 Quá trình vận hành mang tính tự động hoá cao - Hệ thống hoạt động an toàn và chất lượng nước sau xử lý ổn định

6 Sử dụng các cụm module màng MBR để hút nước sau xử lý

- Khi nâng công suất thì chỉ cần lắp đặt thêm module màng MBR mà không cần phải xây thêm bể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện chợ rẫy TP hồ chính minh bằng công nghệ MBR (Trang 39 - 42)