Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt – Biofilter

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện chợ rẫy TP hồ chính minh bằng công nghệ MBR (Trang 26 - 28)

Lọc nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập nước. Biophin nhỏ giọt dùng để xử lý sinh hóa nước thải hoàn toàn với hàm lượng BOD của nước sau khi xử lý đạt 15 mg/l.

Bể biôphin xây dựng dưới dạng hình tròn hay hình chữ nhật có tường đặc và đáy kép. Đáy trên là tấm đan đỡ lớp vật liệu lọc, đáy dưới liền khối không thấm nước. Chiều cao giữa hai lớp đáy lấy khoảng 0,4 – 0,6 m, độ dốc hướng về máng thu I ≥ 0,01. Dộ dốc theo chiều dài của máng thu lấy theo kết cấu, nhưng không được nhỏ hơn 0,005. Tường bể làm cao hơn lớp vật liệu lọc 0,5 m.

Đặc điểm riêng của bể biophin nhỏ giọt là kích thước của vật liệu lọc không lớn hơn 25 – 30 mm và tải trọng tưới nước nhỏ 0,5 – 1,0 m3/(m3.VLL)

Khí K Bơm Tuần hoàn Đầu vào Làm Đầu ra Mái

Hình 1.1. Sơ đồ thiết b công ngh lc sinh hc nh git

Các vật liệu lọc có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích là lớn nhất trong điều kiện có thể. Nước đến lớp vật liệu lọc chia thành các dòng hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu và được làm do vi sinh vật của màng phân hủy hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ có trong nước. Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sinh ra CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật liệu mang, bị nước cuốn theo. Trên mặt giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là BOD của nước thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu khí: nước thải được làm sạch.

Nước thải trước khi đưa vào xử lý ở lọc phun (nhỏ giọt) cần phải qua xử lý sơ bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu. Nước sau khi xử lý ở lọc sinh học thường nhiều chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì vậy cần phải đưa vào lắng 2 và lưu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn. Trong trường hợp này, khác với nước ra ở bể aeroten: nước ra khỏi lọc sinh học thường ít bùn cặn hơn ra từ aeroten. Nồng độ bùn cặn ở đây thường nhỏ hơn 500 mg/l, không xảy ra hiện tượng lắng hạn chế. Tải trọng bề mặt của lắng 2 sau lọc phun vào khoảng 16 – 25 m3/m2.ngày.

Một số bệnh viện đang ứng dụng công nghệ này: Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, Bệnh Viện A Tuyên Quang, Bệnh viện Lao Tuyên Quang, Bệnh viện Y học dân tộc Tuyên Quang, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên, Bệnh viện C Thái Nguyên …

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện chợ rẫy TP hồ chính minh bằng công nghệ MBR (Trang 26 - 28)