Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp đoi mới công tác quản lý học sinh ở Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn (Trang 33 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Phương pháp khảo sát

2.2.5. Kết quả khảo sát

2.2.5.1. Thục trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyên của HS

Học tập và rèn luyện là hai mặt không quan trọng không thể thiếu của HS các trường chuyên nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập và phát triền đất nước, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn thì nêu cao ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học và phẫm chất đạo đức, lối sống... là những yêu cấu hết sức cần thiết đối với HS.

Xác định rõ chất lượng của HS là yếu tố đê khăng định thương hiệu của nhà trường, chính vì thế trong công tác tổ chức, quản hoạt động học tập và rèn luyện của HS đã được trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn rất chặt chẽ. Trước hết, đối với học tập, đây là khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với tất cả HS. Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ GD-ĐT như Quy chế đào tạo TCCN hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định so

40/2007/OĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT,

Nhà trường còn ban hành nhiều văn bản quy định về việc học tập của HS. Ngoài việc kiêm tra của Phòng CTHS về sự có mặt của HS trên lớp, giáo viên giảng dạy trên lớp cón có sự kết họp với đoàn thanh niên thành lập thanh niên tình nguyện tại chỗ kiểm tra HS ở mọi lúc, mọi nơi. Tiêu chí học tập cũng là yếu tố quyết định đê nhà trường xem xét cử HS đi học các lớp cảm tình Đảng, như điểm trung bình chung các môn học phải từ 6.5 trở lên, không phải thi lại môn nào, không qui phạm quy chế thi ... Ngoài việc quản lý thời gian lên lớp thì khoảng thời gian ngoài giờ lên lớp là khoảng thời gian khá dài của HS. Đây cũng là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ với các bộ phụ trách HS của khoa, của giáo viên chủ nhiệm lớp, của ban cán sự lóp, của đoàn thanh niên, nhằm giúp HS tự giác, chủ động trong học tập, kịp thời uốn nắn

các hành vi lệch lạc, sai trái. Trong mấy năm qua, công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập, chất lượng học tập của HS đã tứng bước được nâng, những HS giỏi ra trường đã đi tìm những việc thích hợp và ổn định cuộc sống, học tập ở trình độ cao hơn

Song song với công tác quản lý hoạt động học tập là hoạt động rèn luyện và đánh giá rèn luyện. Hoạt động rèn luyện rất đa dạng và phong phú đó có thể là rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ về nghề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành xã hội, các hoạt động rèn luyện về thể dục thể thao ... Đây là nhựng hoạt động quan trọng bởi vì nó góp phần thực hiện mục tiêu GD và đào tạo con người Việt Nam phát triện toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp đối với từng đối tượng HS trong nhà trường, tạo điều kiện cho HS có môi trường rèn luyện. Hoạt động rèn luyện là hoạt động không thể thiếu, nếu những hoạt động này được Nhà trường, các phòng ban, các khoa tổ chức, đưa vào kế hoạch, có định hướng GD rõ ràng thí nó sẽ có tác dụng tích cực trong việc giúp HS bỗ sung, ứng dụng kiến thức học được qua sách vỡ vào thực tiễn cuộc sống. Đối với những hoạt động này cần tạo điều kiện tốt đê HS thê hiện năng lực của mình trong các hoạt động thực tiễn, đồng thời phát hiện những sai sót, yếu điểm để kịp thời bổ sung, sữa chữa nhằm hoàn thiện năng lực chuyên môn cũng như nhân cách cho HS. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS là việc làm thường xuyên ở nhà trường và quá trình này phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai và dân chủ. Công tác đánh giá rèn luyện của HS là đánh giá phẩm chất chính trị, lối sống của từng HS các mức điểm đạt được trên các mặt: ý thức học tập, ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chóng các tệ nạn xã hội; phẩm chất

công dân và quan hệ với cộng đồng; ý thức, và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tố chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của HS.

Đánh giá về học tập và rèn luyện đối với HS là cơ sở để xét khen thưởng, thực hiện chế độ học bổng cho HS và đó cũng là cơ sở để kỹ luật những HS học tập và rèn luyện kém. Trong những năm qua ngoài học bổng trong ngân sách nhà nước , nhà trường đã tận dụng được những nguồn học bống ngoái ngân sách như học bổng HS vượt khó, học bổng của Ban đại diện cha mẹ HS Nam Sài Gòn với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tuy đã đạt được những thành tích nhất định trong học tập và rèn luyện nhưng hiện nay công tác này vẫn còn gặp những khó khăn như HS còn chưa chủ động trong công tác học tập và rèn luyện, còn dựa dẫm trông chờ vào các phong trào do nhà trướng phát động, tính sáng tạo chưa cao; số lượng HS vi phạm nội quy HS còn nhiều; các hoạt động thi HS giỏi nghề còn ít, chưa có chất lượng và chưa thực sự được quan tâm đúng mức; Trong đánh giá rèn luyện còn mang tình chủ quan, chưa thực sự chính xác, còn mang tình thiên vị; số tiền học bổng HS được hưởng trong ngân sách còn thấp chưa thực sự khuyến khích được các HS khác . .

2.2.5.2. Thực trạng về công tác quản lý học sinh,

a) Công tác quản lý nội trú

Công tác quản lý HS nói chung và công tác quản lý HS nội trú nói riêng trong các trường đào tạo có quan trò quan trọng trong việc góp phần hình thành nhân cách và phẩm chất công dân - học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình đào tạo.

Theo Quy chế Công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở GD thuộc hệ thống GD quốc dân ( Ban hành kèm theo Thông tư so

quy định khu nội trú và HSSV nội trú như sau: “Khu nội trú HS, sinh viên là những cơ sở thuộc quyền quản lý của nhà trưởng bao gồm, nhà ở, sân chơi, bãi tập, câu lạc bộ và các phương tiện khác đẻ phụ vụ cho HSSV ăn, ở, sinh hoạt, học tập và rèn luyện nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. HSSV nội trú là những người đang học tại trường và được bố trí ở trong khu nội trú theo hợp đồng của HSSV đã ký với trưởng ban quản lý khu nội trú trường'’

Như vậy, ký túc xá là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt và học tập của HSSV. Cùng với việc học tập và thời gian biểu học tập theo quy định 6 ngày thì thời gian HS ở ký túc xá đã keo dài hơn trước. Lối sống nội trú, văn hóa đã ảnh hưởng ngấm dần tới sự trưởng thành và thành tài của HSSV sau này. Ở trong ký túc xá, với sự nỗ lực giao lưu cúa các thành viên không khí đoàn kết lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chịu khó học tập, khích lệ các thành viên quý trọng tình bạn của nhau, tôn trọng danh dự tập thể. Đồng thời, cũng là nơi mà HS có xảy ra rất nhiều sự việc bột phát, mâu thuẫn, chính vì thế một chức năng quan trọng của công tác quản lý HS nội trú là phải nắm bắt được động thái tư tưởng của HS, nâng cao tính dự đoán, xử lý kỷ luật đúng người đúng tội nhằm để hóa giải những mâu thuẫn.

Hiện nay, Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn có một khu ký’ túc xá. Có 30 phòng nội trú bố trí cho 500 HS nội trú,

Như vậy, số HS hiện đang nội trú chiếm khoảng 15% tổng số có nhu cầu, các phòng ở điều các trang thiết bị đèn quạt, có công trình phụ khép kín, nước sinh hoạt. Có trang bị hệ thống thông tin internet miễn phí toàn khu KTX , phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin học tập và sinh hoạt của HS nội trú.

Kể từ khi thành lập khu nội trú ( 2009), đến nay công tác quản lý HS nội trú đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: như bố trí sắp xếp chỗ ở hợp lý cho HS các khóa, lóp. Do có sự họp lý bố trí sắp xếp chỗ ở cho HS, nên nắm

chắc được mọi tình hình diễn biến về tư tưởng cũng như ăn ở sinh hoạt hằng ngày của HS nội trú nhằm tăng cường sự giám sát, GD nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật cho HS. Luôn cải tiến phương pháp, tổ chức quản lý, thực hiện tốt phong cách, tác phong làm việc của thời kỳ CNH - HĐH. Tuy đạt được những thành tựu nhưng hiện nay việc quản lý HS nội trú còn có những hạn chế như: số lượng HS ngày càng tăng, nhu cầu được ở nội trú nhiều nhưng phòng ở hạn chế, chính vì thế nên số lượng HS ở ngoại trú là rất nhiều; Việc tổ chức các hoạt dộng văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho HS nội trú còn chưa được quan tâm đúng mức ... từ những tình trạng này đòi hỏi công tác quản lý nội trú cần phải đỏi mới nhiều khâu.

b)Công tác quản lý học sinh ngoại trú

HS ngoại trú là “HS không ở trong khu nội trú của nhà trường”. Hiện nay nhà trường có 09 khoa đào tạo với hơn 3000 hoc sinh. Nhà trường có 04 cơ sở, cách nhau 05 km. Xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý HS. BGH nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao và tích cực triễn khai, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về tăng cường, đảm bảo công tác an ninh trật tự, giữ vững nề nếp, kỷ cương trường học và ma túy học đường, quy chế ngoại trú của Bộ GD-ĐT. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý HS ngoại trú, Nhà trường đã gặp một số khó khăn do hoàn cảnh khách quan như: các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền, lôi kéo HS bằng nhiều hình thức như sử dụng mạng internet, băng, đĩa, tổ chức các hoạt động nhằm mục đích làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. tệ nạn xã hội: ma túy, rượu bia,ccờ bạc, lô đề, mê tín .. .là mối ảnh hưởng đến HS ngoại trú.

Thực hiện Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, TCCN hệ chích quy, ban hành theo thông tư số 27/2009/TT- BGDĐT ngày 19/10/2009, của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Nhà trường đã chỉ đạo

Phòng CTHS, phối hợp cùng với Công an các phường trong đại bàn quận 8, có HS ngoại trú trong việc quản lý. Đầu mỗi năm học, trong “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV”, nhà trường tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, nội dung, quy chế liên quan đến học tập, rèn luyện, luật phòng chống ma túy, các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, tố chức cho HS, ký cam kết thực hiện nội quy, quy định ngoại trú và các quy định liên quan đến học sinh, treo khẩu hiệu tuyên truyền. Định kỳ hàng tháng tổ chức họp giao ban giữa Ban cán sự lớp với BGH và các phòng ban chức năng đê nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng và trả lởi thắc mắc của HS. Định kỳ tổ chức giao ban giữa Phòng CTHS, giáo viên chủ nhiệm lớp, các khoa, đoàn trường.. . đê tống kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc quản lý HS ngoại trú. Phối hợp với đoàn thanh niên của trường và địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thê thao, phóng chống tội phạm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác cho học sinh. Lập sổ theo dõi HS ngoại trú, luôn cập nhật đầy đủ thường xuyên việc thay đổi nơi cư trú của HS ngoại trú. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương nơi trường đóng để làm tốt công tác quản lý HS và bảo vệ an ninh trật tự. Đầu mỗi năm học, nhà trường quy định HS ở ngoại trú phải đăng ký, có xác nhận của nhà trường, chủ trọ và công an địa phương. Cuối mỗi học kỳ, HS phải xin ý kiến nhận xét của chủ hộ, tố dân phố và công an địa phương nộp cho nhà trường. Phối hợp với công an các phường tổ chức kiểm tra HS ngoại trú đê nắm bắt tỉnh hình ăn ở, sinh hoạt, cũng như việc chấp hành mọi quy định của tổ dân phố và chính quyền địa phương, qua đó, kịp thời ngăn chặc những học sinh vi phạm pháp luật. Khi có vụ việc xảy ra liên quan đến công tác an ninh, trật tự của trường thì tố chức điều tra, xử lý kịp thời. Hàng năm, trường tổ chức Hội nghị kỳ kết phối hợp đảm bảo an ninh trật tự với công an địa phương một lần với sự tham gia của công an thành phố TP, công an quận 8, và công an các

phường có cơ sở đứng chân của Nhà trường.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của BGH nhà trường, sự phối hợp của các địa phương và các đoàn thể trên địa bàn trường đóng, đặc biệt sự phối hợp giữa công an các phường, xã với trường, Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn đã làm tốt công tác quản lý HS ngoại trú góp phần giữ vững được ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trên địa bàn, tạo được phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường.

Vai trò của đoàn thanh niên được đề cao và là chủ lực trong việc tạo ra các hoạt dộng, sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút HS tham gia, đẩy lùi những tiêu cực như ma túy, tệ nạn xã hội và tội phạm trong HS. Bên cạnh đó, công tác quản lý HS ngoại trú còn có nhiều khó khăn :

- Hiện nay HS ngoại trú trên một địa bàn rộng và chiếm số lượng đông, trong khi cán bộ chuyên trách quản lý HS còn mỏng nên việc theo dõi thường xuyên cụ thể đến từng HS rất khó khăn.

- Lứa tuối HS là lức tuồi còn bồng bột, nếu không được quản lý, GD dễ tiếp xúc với mặt trái, dễ sa ngã, hư hỏng. Nhà Trường lại đứng trên đại bàn Quận 8.. các khu vực này tâm trung số đông người lao động có thu nhập thấp, cũng có một số tụ diêm ma túy và TNXH, là điểm nóng của một số ngành nghề kinh doanh nhạy cảm như cầm đồ, cho vay nặng lãi, game Online. .

- Công tác quản lý nhân khẩu tạm trú tại một số phường, địa phương thực hiện chưa chặt chẽ. HS chuyến đến, chuyển đi không ai quản lý, chủ trợ chỉ biết thu tiền thuê, không có ý thức, trách nhiệm quản lý.

- HS phải thường xuyên di chuyển cho ở vì nhiều lý do. Việc làm số khai báo ngoại trú cho nhà trường trở nên khó khăn khi làm tạm trú ở địa phương bị gây khó dễ và mất thời gian. Một số cán bộ phụ trách công tác ngoại trú chỉ có thế nắm được số lượng HS trên danh sách được giao, còn thực tế thì bản thân họ cũng không có thời gian, công sức để đi kiểm tra từng người có đúng

địa chỉ, số điện thoại như đã đăng kí không. Bởi thế, tuy rằng có “Quản lý” như thực chất cũng chỉ nằm trên giấy tờ.

- Rõ ràng, việc quản lý HS ngoại trú là điều hết sức cần thiết trong khi mà KTX của trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở của HS. Việc quản lý này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, giữa nhà

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp đoi mới công tác quản lý học sinh ở Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn (Trang 33 - 85)

w