Lựa chọn phương pháp kiểm kê tính toán cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng chất thải của chất thải điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở việt nam đến năm (Trang 38 - 41)

Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, kinh tế và năng lực thể chế và đặc biệt là ý thức của cá nhân hay hành vi xử lí đối với nhận thức vấn đề rác thải điện tử là khác nhau. Quốc gia có nền kinh tế phát triển có cách thức nghiên cứu tính toán lượng thải khác với nước có nền kinh tế đang phát triển. Mỗi phương pháp cần có những điều kiện dữ liệu nhất định để thực hiện tính toán và đưa vào áp dụng thực tiễn. Bảng sau đưa ra số liệu cần để sử dụng cho từng phương pháp kiểm kê điện tử gia dụng thải dưới bảng sau:

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988 32

Bảng 2.1. Số dữ liệu cần để kiểm kê điện tử gia dụng thải cho từng phƣơng pháp Phương pháp Mức độ bão hòa Lượng thải Gia Đình

Kiểm toán số lượng Số liệu có sẵn

Tuổi thọ trung bình Số liệu tồn kho Tái sử dụng Tái chế Gia đình Côn g ngh iệp Xuất khẩu Nhập khẩu Sản xuất Tài sản riêng Công nghiệp Bước nhảy thời gian         Cung thị trường     Học viện Carnegie Mellon        Công thức tính gần đúng 1       Công thức tính gần đúng 2    Mô hình hóa     

2.1.6.1. Phương pháp bước nhảy thời gian đối với Việt Nam

Phương pháp bước nhảy thời gian cần tính toán trong một thị trường bão hòa, số lượng điện tử gia dụng thải có được từ thống kê sản xuất và nhập khẩu. Thị trường điện tử gia dụng ở Việt Nam chưa bão hòa, thông tin về doanh số bán các sản phẩm điện tử gia dụng chưa có số liệu. Lượng hàng điện tử gia dụng nhập vào Việt Nam chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, không chính thống, lượng tái sử dụng không có số liệu kiểm kê rõ ràng. Vì vậy phương pháp bước nhảy thời gian (the step method) không thể là lựa chọn áp dụng tính toán cho Việt Nam.

2.1.6.2. Phương pháp Cung thị trường đối với Việt Nam

Phương pháp Cung thị trường cần:

- Dữ liệu về số lượng điện tử gia dụng bán ra thị trường, đồng thời tuổi thọ của thiết bị và tỉ lệ lỗi thời của các thiết bị điện tử bị phế phẩm.

- Thông tin về doanh số bán hàng.

Tại các quốc gia phát triển, tuổi thọ của các thiết bị điện tử thường ngắn hơn tuổi thọ trung bình thực tế của sản phẩm.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988 33

Phương pháp Cung thị trường là phương pháp thích hợp đánh giá lượng chất thải điện tử gia dụng cho các nước đang phát triển.

Để áp dụng tính toán cho Việt Nam bằng phương pháp này cần đề xuất khắc phục các dữ liệu tính toán và đưa ra đề xuất một số giả thiết, trong đó tuổi thọ trung bình là chỉ số của hành vi tiêu dùng bao gồm các yếu tố về hoạt động sử dụng, tái sử dụng và lưu trữ của một thiết bị điện tử trước khi nó được đưa vào tái chế và xử lí chất thải.

Tại Việt Nam, số lượng bán điện tử gia dụng thải chưa có nguồn kiểm kê, nên lượng thải cũng chưa có con số rõ ràng. Điều này cũng là những hạn chế và khó khăn cho Việt Nam trong việc lựa chọn phương pháp tính toán này.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam phương pháp này cần dữ liệu tính toán ít nhất và ở khía cạnh toán học cũng là một mô hình ước tính số phát thải tiềm ẩn phù hợp trong thị trường chưa bão hòa và nhiều thiếu hụt nguồn thông tin tin cậy.

2.1.6.3. Phương pháp của học viện Carnegie Mellon đối với Việt Nam

Phương pháp này là biến thể của phương pháp Cung thị trường, các tính toán vẫn dựa trên các dữ liệu về số lượng bán hàng, các giả định về tuổi thọ điển hình quy trình tái chế và lưu trữ. Phương pháp này cũng dựa vào hành vi người tiêu dùng khi thanh lí các phế phẩm điện tử thải.

Hành vi tiêu dùng gồm: Tái sử dụng – Lưu trữ - Tái chế - Thải ra bãi rác.

Như vậy, hành vi tiêu dùng rất quan trọng, tại Việt Nam chưa có thông tin nào về hành vi tiêu dùng được kiểm kê. Một sản phẩm điện tử bán trên thị trường, đến tay người tiêu dùng, chưa có một số liệu nào ghi nhận hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nên đây cũng không thể là phương pháp áp dụng tính toán cho Việt Nam.

2.1.6.4. Công thức tính gần đúng tính toán lượng thải điện tử gia dụng thải tại Việt Nam

Công thức tính gần đúng 1 cũng được áp dụng trong các nước có thị trường bão hòa, tuổi thọ trung bình các thiết bị chỉ là giả định, các thông tin lưu trữ về một thiết bị là có sẵn. Việc sử dụng lại các thiết bị đã qua sử dụng sẽ làm cho tính toán không đúng.

Nguyễn Thị Thanh Huyền – CB110988 34

Công thức tính gần đúng 2 có ưu điểm là tính toán dễ dàng, phương pháp được thực hiện tính toán cho kiểm toán chất thải điện tử gia dụng tại Cambodia.

Thị trường Campuchia chủ yếu là hàng cũ nhập khẩu từ nước ngoài, dân số ít nên tính theo phương pháp gần đúng thuận lợi.

Như vậy, qua nhận xét đánh giá các phương pháp, phương pháp Cung thị trường là thích hợp cho việc kiểm toán điện tử gia dụng thải tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng chất thải của chất thải điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở việt nam đến năm (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)