Phương pháp của học viện Carnegie Mellon

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng chất thải của chất thải điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở việt nam đến năm (Trang 36)

2.1.4.1. Nội dung, cách tính toán ưu điểm và hạn chế của phương pháp

Phương pháp này là biến thể của phương pháp cung thị trường, trong đó các tính toán lượng thải điện tử gia dụng được tính từ các dữ liệu bán hàng, các giả định về tuổi thọ điển hình, quy trình tái chế và lưu trữ. Mô hình này đánh giá hành vi của người tiêu dùng khi thanh lí các phế phẩm thiết bị điện tử.Phương pháp này xác định tuổi thọ của các thiết bị từ lúc mua cho tới khi không sử dụng được nữa. Tại thời điểm trở nên lỗi thời, sẽ có 4 sự lựa chọn cho người tiêu dùng như mô tả dưới đây:

+ Tái sử dụng: Cho người khác dùng (không sửa chữa). + Lưu trữ: không sử dụng

+ Tái chế: Tháo rời các chi tiết máy và bán phế liệu + Thải ra bãi rác

2.1.4.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

Hạn chế:

1. Giả định đưa ra liên quan đến các dòng vật chất trong quá trình tái sử dụng, lưu trữ và cho ra bãi rác. Giả định này đặt ra cho cả thiết bị và các quốc gia cụ thể do vậy đòi hỏi cần hiểu rõ về hành vi của người tiêu dùng và các cách xử lý rác thải.

2. Mô hình này cũng đòi hỏi đảm bảo đầy đủ các dữ liệu bán hàng sớm nhất có thể trong chuỗi giá trị thương mại chất thải điện tử.

Ưu điểm:

Mô hình này cho phép các thiết bị điện tử được mua, sử dụng lại, lưu trữ và tái chế sau cùng hoặc đem ra bãi rác mô tả cho “dòng vật chất” chính xác hơn.

Phương pháp này lí tưởng cho sự đánh giá chuyên sâu hơn các sản phẩm cá nhân. Do một lượng lớn các dữ liệu đầu vào nên việc tính toán lượng chất thải điện tử gia dụng được cấu trúc rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tính toán xác định lượng chất thải của chất thải điện tử gia dụng để dự báo lượng thải của một số thiết bị gia dụng điển hình ở việt nam đến năm (Trang 36)