0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Làng nghề giấy tái chế xã Phong Khê B ắc Ninh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY (Trang 43 -139 )

Xã Phong Khê có 170 đơn vị tái chế hoạt động dưới hình thức xí nghiệp tư nhân, tổng sản lượng sản phẩm từ tái chế giấy lên đến 400.000 tấn giấy mỗi năm. Năng lực sản xuất của từng đơn vị khoảng 300-10.000 tấn/năm, sản phẩm chính là giấy bao bì và giấy vệ sinh chất lượng thấp [1].

Hình 1.8. Làng ngh giy tái chế Phong Khê (Yên Phong – Bc Ninh)

Nguyên liệu chính để sản xuất giấy tái chế là giấy vụn, nó được thu gom ở trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận Bắc Ninh mà đặc biệt là từ Hà Nội - nơi tập trung rất nhiều các nhà máy in, xưởng in, các hiệu photo xung quanh các khối

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

trường đại học. Giấy được thu gom thông qua các đại lý và sau đó trở về cơ sở tái chế của làng.

Ngoài nguyên liệu chính là giấy vụn thì làng nghề còn sử dụng một số nguyên liệu khác như: than, hoá chất (NaOH, phèn cho xử lý nước, nước Javen, điện...).

Hầu hết các xí nghiệp sản xuất giấy tái chế ở khu vực này kinh doanh theo qui mô nhỏ lẻ, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp thích hợp để xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường.

I.4.5.1. Khí thải

+ Trong giai đoạn ngâm kiềm: Do sử dụng các hoá chất như NaOH, Javen, trong công đoạn tẩy trắng nguyên liệu nên ở công đoạn này lượng khí thải thoát ra chứa 1 hàm lượng không nhỏ khí độc như H2SO3, Cl, H2S...

+ Việc sử dụng các lò hơi mà nguyên liệu chính là than đá trong khâu xeo giấy đã tạo ra một lượng bụi lớn. Mặc dù các xưởng đã cố gắng thiết kế các ống khói cao nhưng do sự tập trung quá lớn trên phạm vi hẹp của các cơ sở sản xuất đã gây ra tình trạng trên. Ngoài ra trong quá trình này còn có cả 1 số loại khí độc như SO2, NO2, CO ...

+ Tiếng ồn: Tiếng ồn trong phạm vi khu vực sản xuất đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 dBA - 20 dBA mà nguyên nhân chính là do hoạt động của hệ thống máy móc. Ngoài ra, phải kể đến 1 loại tiếng ồn do lưu lượng khá lớn các phương tiện giao thông chuyên chở nguyên liệu đến và sản phẩm đi gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh.

I.4.5.2. Nước thải

Thành phần nước thải lại rất đa dạng, phức tạp bao gồm: hoá chất từ khâu ngâm kiềm như NaOH, Javen, phẩm màu từ khâu xeo màu và đặc biệt là một lượng lớn bột giấy được hoà vào nước sau khâu xeo giấy. Nước thải từ các khâu sản xuất được thải trực tiếp ra bên ngoài không qua bất kỳ một khâu xử lý nào đã gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

của làng. Tuy cũng đã có một số mô hình xử lí nước thải qui mô nhỏ được thử nghiệm nhưng sau đó không hoạt động nữa.

Hình 1.9. Nước thi tù đọng bc mùi hôi thi ti làng ngh giy Phong Khê

Làng nghề ngoài diện tích nông nghiệp, thổ cư và đất phát triển sản xuất thì còn một diện tích không nhỏ là các ao hồ, đầm. Tuy nhiên hiện nay hầu như các ao hồ này đều đã không còn sử dụng được do tình trạng ô nhiễm quá nặng của nước. Trên bề mặt ao hồ này là một lớp bột giấy, ngoài ra còn có các loại rác thải sinh hoạt, rác thải khác được đổ ra. Hệ thống kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp cũng trở thành nơi xả nước thải vô tội vạ của các hộ sản xuất. Nước ởđây có màu đen, mùi hôi thối khó chịu.

Điều đó làm nguồn nước mặt của làng nghề là hoàn toàn bị ô nhiễm và ô nhiễm ở mức trầm trọng.

I.4.5.3. Chất thải rắn

-Rác thải của quá trình sản xuất như giấy bìa, giấy lề, các loại giấy loại bị gió cuốn bay, do quản lí nội vi không tốt.

-Giấy loại nhiều nilon trong khâu phân loại

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

Ö Xem xét một cách tổng quan về làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh, có thể thấy các cơ quan quản lý chưa thực hiện một số biện pháp quản lý sau:

+ Khu làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng đủ công suất đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước thải của xã. Hệ thống xử lý nước thải hiện có không được vận hành hoặc vận hành không hiệu quả, nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường về xả thải.

+ Hệ thống kênh mương, cống rãnh chứa dẫn nước thải trong tình trạng xuống cấp trầm trọng chưa được các bên có liên quan xem xét và cải tạo, xây dựng. Nước thải bị tràn quan đồng ruộng do hiện trạng tắc nghẽn kênh mương.

+ Chưa áp dụng tốt các biện pháp thu hồi bột giấy bột giấy còn để rơi vãi và phủ một lớp khá dày trên mặt ao hồ.

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

Kết lun:

Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy đều gây ô nhiễm môi trường, trong đó nước thải là nguồn ô nhiễm chính và gây ảnh hưởng nặng nềđến môi trường nếu không được xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải trong ngành công nghiệp bột giấy và giấy ở nước ta còn rất hạn chế, nếu áp dụng thì thường mang tính chất đối phó và hầu như hiệu quả xử lý chưa cao.

Sau đây là một số đặc điểm về việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy và bột giấy tại Việt Nam:

Trước hết, công nghệ sản xuất giấy chủ yếu của Việt Nam là giấy tái chế từ các loại giấy cũ, giấy lề, bột giấy nhập khẩu từ nước ngoài, cũng có một số cơ sở sản xuất bột nhưng qui mô nhỏ và phân bố rải rác khắp đất nước. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng thấp nên lượng nước thải của các cơ sở này không lớn, chính vì vậy mà hầu hết công nghệ xử lý nước thải thường do các nhà môi trường Việt Nam tự thiết kế, chế tạo và xây dựng với quy mô nhỏ.

Về trình độ công nghệ: Các công nghệ xử lý đa dạng, từđơn giản đến hiện đại, từ xử lý cơ lý, hóa học đến xử lý vi sinh, có nhiều công nghệ hiện đại, được mua từ nước ngoài. Tuy nhiên, các công nghệ xử lý này chưa đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu xả thải theo quy định của pháp luật, theo QCVN 12:2008/BTNMT.

Về trình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: qui mô nhỏ bé, dạng cá thể, làng nghề nhiều nên khó khăn trong việc kiểm soát chất thải và xử lý chúng (công nghệ xử lý, kinh phí, trình độ công nhân vận hành…).

Trình độ của các nhà xử lý môi trường cũng như của công nhân vận hành đang ngày càng được nâng cao, các công nghệ hiện đại của thế giới đang được tiếp cận và ứng dụng nhiều vào thực tế.

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

Chương II

CƠ SĐÁNH GIÁ CÔNG NGH X LÝ CHT THI

II.1. Khái niệm đánh giá công nghệ xử lý chất thải – tình hình áp dụng đánh giá đánh giá công nghệ xử lý chất thải trên thế giới và Việt Nam

II.1.1 Khái nim đánh giá công ngh x lý cht thi II.1.1.1. Khái nim

Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là một lĩnh vực nghiên cứu mới trên thế giới và nhất là ở nước ta. Tuy nhiên, nó là một hoạt động rất cần thiết cho các nhà sản xuất, các nhà xử lý xử ý ô nhiễm môi trường trong việc lựa chọn giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, xử lý ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho mỗi nhà máy. Chính sự cần thiết đó nên khái niệm đánh giá công nghệ xử lý chất thải đã được nhắc đến trong một số văn bản pháp luật có hiệu lực ở nước ta.

Theo Cục bảo vệ môi trường, “Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việc xác

định trình độ, giá trị và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải đang được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tếở Việt Nam” [4].

Theo khoản 13 - điều 3 – Luật chuyển giao công nghệ nêu rõ: “ Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ”.

Đánh giá công nghệ là việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của công nghệ được áp dụng trong xử lý môi trường dựa trên việc phân tích, khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp luận và ý kiến của các chuyên gia nhằm đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp cho xử lý môi trường [17].

Theo Cục bảo vệ môi trường, tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải: “Là các chỉ số, định mức đánh giá trình độ các thiết bị, công nghệ về mức độ đạt được

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

các tiêu chí môi trường, cơ khí hóa, tự động hóa, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, kĩ năng vận hành, bảo dưỡng và tính an toàn môi trường” [4].

Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy các tiêu chí được đưa ra không có tính cố định mà mang tính chất định hướng và phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng quốc gia, có thể xác định được mục tiêu của việc xây dựng tiêu chí bao gồm: [21]

- Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, thẩm định các công nghệ môi trường theo yêu cầu của các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị trong công nghệ môi trường.

- Để phân loại và so sánh thông tin một cách có hệ thống các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường hiện đại và truyền thống có đảm bảo mục tiêu xử lý ô nhiễm môi trường của địa phương không.

- Để thiết lập một quá trình lựa chọn và đánh giá khung. Cung cấp cách tiếp cận tối ưu, đánh giá và lựa chọn linh hoạt các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Cung cấp công cụđểđánh giá sự can thiệp làm sạch môi trường.

- Hỗ trợ sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ môi trường phù hợp, góp phần định hướng phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường ở nước ta.

II.1.1.2. Mt s khái nim liên quan

9 Đánh giá trình độ công nghệ

Là phép đo tương đối của các cấp độ công nghệ trong một ngành công nghiệp bao gồm việc xác định số lượng các thông số có thể giúp ta dự đoán trình độ thực của công nghệ ở cấp ngành công nghiệp. Việc phân tích theo cách phân lập trình độ công nghệ theo các công nghệ tốt nhất của thế giới có thể giúp ta xác định chính xác những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn cần đẩy mạnh. [15]

9 Đánh giá tác động môi trường

Là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. [16]

Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.

9 Đánh giá công nghệ môi trường (EnTA) [2]

Là một công cụ giúp người ra quyết định dự đoán hậu quả môi trường của phát triển công nghệ.

Đánh giá công nghệ môi trường là một công cụ chủ động quản lý môi trường một cách tập trung, tiếp cận đa ngành. Nó tập trung ở cấp độ doanh nghiệp chứ không phải là cấp chính sách quốc gia. Nó liên quan đến việc thiết kế và phản ánh lợi ích của các bên liên quan, được sử dụng trước khi tiến hành xây dựng và sản xuất, nó thích hợp đểđánh giá tác động môi trường.

Lợi ích khi sử dụng EnTA:

Kinh doanh Chính phủ Công cộng

– Tránh (giảm) được chi phí phòng chống và làm sạch ô nhiễm.

- Tránh những vấn đề pháp lý và các chi phí pháp lý.

- Cải thiện môi trường của công ty trong con mắt cộng đồng và thị trường. - Giảm chi phí bảo trì và nâng cao hiệu suất tổng. - Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do tai nạn công nghiệp và khí thải. - Tránh được chi phí làm sạch môi trường do các chất ô nhiễm phát tán. - Có khả năng hoạch định trước và quản lý môi trường tốt hơn. - Duy trì hiệu quả kinh tế do sử dụng nguồn lực địa - Chất lượng cuộc sống nói chung được nâng cao.

- Ít công việc liên quan đến bệnh tật và thương tích. - Các rủi ro sức khỏe từ các chất ô nhiễm công nghiệp thấp hơn. - Duy trì các giá trị xã hội và văn hóa. - Bảo đảm bảo vệ môi

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

- Giảm/tránh được các vấn đề liên quan đến sức khỏe công nhân. phương. - Tránh hiện tượng không quay lại của rác thải. trường của cộng đồng. - Đạt được sự hiểu biết hơn về các vấn đề chủ chốt.

II.1.1.3. Ý nghĩa ca hot động đánh giá công ngh x lý cht thi

Hiện nay, khi các ngành công nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng và phục vụ đời sống con người ngày một tăng cao thì vấn đề chất thải thải ra gây ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nhiều, càng ô nhiễm, chính vì vậy mà việc lựa chọn một công nghệ xử lý phù hợp, có tính khả thi trở nên cần thiết cho mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nó có ý nghĩa rất lớn trong công nghệ môi trường, sau đây là một số lợi ích khi thực hiện hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải:

-Giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh có sự lựa chọn giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật về môi trường, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệđược đánh giá vào thực tiễn.

-Giúp cho nhà nước định hướng phát triển công nghệ môi trường phục vụ sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY (Trang 43 -139 )

×