Vấn đề ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá công nghệ xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy (Trang 33 - 34)

Nước thải của ngành giấy là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất đến môi trường. Mức độ ô nhiễm môi trường của các nhà máy giấy thường khác nhau phụ thuộc vào qui mô, công nghệ sản xuất.

Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 8-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) cao, có thể lên đến khoảng 3.000mg/l và 4.500mg/l [19]. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin, phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường.

Sản xuất bột giấy là khu vực gây ô nhiễm nhiều nhất trong một nhà máy giấy và bột giấy, chiếm 80% tải lượng ô nhiễm. Hóa chất nấu bột đi vào dòng thải cùng lượng xơ sợi tách ra trong quá trình nấu, rửa làm tăng COD, BOD, SS… ảnh hưởng tới hệ sinh thái.

Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước.

Dựa vào đặc điểm sản xuất, các nguồn ô nhiễm và các chất ô nhiễm đặc trưng, các dòng thải chính của nhà máy sản xuất giấy và bột giấy có thểđược phân thành 4 loại sau:

- Dòng thải của khâu chuẩn bị nguyên liệu gồm các chất vô cơ (đất, cát…), huyền phù hữu cơ (vỏ cây, mùn...). Chúng lắng đọng gây tắc cống, làm nước thải có độđục cao.

- Dòng thải của quá trình nấu bột giấy: dòng thải chứa chủ yếu là dịch đen. Các chất hữu cơ có trong dịch đen chủ yếu là sản phẩm phân hủy lignin, các axit bay hơi, chất ete hòa tan không bay hơi (phenol, các chất thơm có độ trùng hợp

Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lí chất thải đểđánh giá công nghệ xử

lí nước thải ngành giấy và bột giấy - Phạm Thị Thùy Vân – Cao học CNMT 2009

thấp, các axit béo, nhựa, các hợp chất trung tính…). Dòng thải này có COD, BOD cao, chứa lignin khó phân hủy…

- Dòng thải từ quá trình nghiền bột, xeo chủ yếu chứa xơ, sợi mịn và các chất phụ gia như nhựa thông, phèn, cao lanh…có BOD, COD cao, dòng thải này sẽ gây độc đối với các sinh vật sống nơi tiếp nhận nguồn thải.

- Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng chứa hợp chất của Clo, khi tẩy với lượng Clo lớn sẽ tạo ra dạng hợp chất rất độc, chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, chúng có thể tích tụ sinh học trong cơ thể sống.

Ngoài ra, trong các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy liên hợp còn chứa nước thải từ phân xưởng sản xuất hóa chất xút, clo, dòng thải chứa hóa chất do rơi vãi, rò rỉ. Các muối NaCl, NaSO4 (sử dụng với lượng lớn trong nấu tẩy) gây ức chế quá trình trao đổi chất của tế bào, gây độc đối với cá và các loài thủy sinh. Các xơ sợi hay tạp chất không tan tạo thành chất rắn lơ lửng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá công nghệ xử lý chất thải để đánh giá công nghệ xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)