Luật thi hành án dân sự năm 2008, Điều 62.

Một phần của tài liệu Đề tài chế định miễn chấp hành hình phạt trọng luật hình sự việt nam (Trang 28 - 31)

2.3.1. Miễn chấp hành hình phạt với miễn trách nhiệm hình sự

Cũng giống như chế định miễn chấp hành hình phạt, chế định miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam, thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội cũng như hành vi do họ thực hiện, đồng thời khuyến khích giáo dục họ lập công chuộc tội sớm thành người có ích cho xã hội.

Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã phạm do các có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luật định. Giữa miễn chấp hành hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự có những điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau

Thứ nhất, chúng đều thuộc hệ thống các biện pháp tha miễn trong luật hình sự nước ta, thể hiện rõ nguyên tác nhân đạo trong chính sách hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.

Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự và miễn chấp hành hình phạt chỉ áp dụng đối với người thực hiện hành vi có lỗi, nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm. Khi họ đủ điều kiện quy định thì họ được xét miễn.

Thứ ba, miễn chấp hành hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng khi có đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định tương ứng với từng trường hợp cụ thể.

Thứ tư, cũng như miễn chấp hành hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự cũng dựa vào thái độ ăn năn, hối cải của người thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ năm, miễn chấp hành hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định và quyết đinh bằng văn bản theo quy định.

Khác nhau

Thứ nhất, người được miễn trách nhiệm hình sự là người này được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (vẩn phải chịu trách nhiệm hành chính hay dân sự nếu có), không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế khác về hình sự, không bị coi là có tội và đương nhiên không có án tích. Còn đối với người được miễn chấp hành hình phạt thì người này vẩn bị xem là có tội bởi bản án của Tòa án, vẫn bị tuyên phạt nhưng họ đủ điều kiện do phát luật quy định nên họ mới được miễn một phần hoặc toàn bộ hình phạt. Như vậy, sau khi được miễn chấp hành hình phạt người phạm tội vẫn phải chịu án tích về tội phạm mà họ thực hiện.

Thứ hai, hành vi của người được miễn trách nhiệm hình sự không bị coi là tội phạm còn hành vi của người được miễn chấp hành hình phạt bị coi là hành vi phạm tội và bị kết án. Như vậy, có thể thấy rằng hành vi của người được miễn trách nhiệm hình sự ít nguy hiểm hơn hành vi của người được miễn chấp hành hình phạt.

Thứ ba, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt đối với người phạm tội, còn đối với người được miễn trách nhiệm hình sự thì có thể cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thẩm quyền quyết định phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể.

nhiệm hình sự. Nói cách khác người được miễn chấp hành hình phạt thì họ chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự còn người được miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên được miễn chấp hành hình phạt.

Thứ năm, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại nhiều điều luật nhau như Điều 19; Điều 25; khoản 2 Điều 69; khoản 3 Điều 80; khoản 6 Điều 289; khoản 6 Điều 290; khoản 3 Điều 314 (có cả phần chung và phần các tội phạm), còn miễn chấp hành hình phạt chỉ quy định tại một vài điều luật như Điều 57; khoản 2 Điều 58; Điều 60; khoản 2; khoản 3 Điều 76 (chỉ có phần chung).

Thứ sáu, Xét về mức độ nhân đạo thì chế định miễn TNHS có mức độ khoan hồng cao hơn miễn chấp hành hình phạt bởi miễn chấp hành hình phạt có nghĩa là vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự – yếu tố cơ bản nhất bị loại bỏ trong chế định miễn TNHS.

2.3.2. Miễn chấp hành hình phạt với miễn hình phạt

Miễn hình phạt là chế định tha miễn quan trọng trong Luật hình sự Việt Nam. Cũng giống như các chế định tha miễn khác miễn hình phạt thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội, thể hiện ở chổ, Tòa án không quyết định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội khi họ có đầy đủ các điều kiện quy định trong Bộ luật hình sự. Bằng việc đặc ra các điều kiện miễn hěnh phạt Nhŕ nýớc tạo cho ngýời phạm tội có cơ hội chuộc lỗi, ăn năng hối cải và trở thành người lương thiện.

“Miễn hình phạt là không áp dụng hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với người bị kết án về tội phạm mà họ đã thực hiện”.32 Do cùng là biện pháp tha miễn nên miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt có những điểm giống nhau như sau:

Thứ nhất, chúng đều thuộc hệ thống các biện pháp tha miễn trong luật hình sự nước ta, thể hiện chính sách nhân đạo của trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt áp dụng với người bị kết án với hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội nhưng trong trường hợp này họ có đủ điều kiện tha miễn theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hai biện pháp tha miễn này giống nhau ở chỗ nó không dựa vào ý chí của Nhà nước mà dựa vào thái độ ăn năn, hối cải, lập công chuộc tội, khắc phục hậu quả của người phạm tội.

Thứ tư, miễn chấp hành hình phạt và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng khi có đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định tương ứng với từng trường hợp cụ thể.

Thứ năm, miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt được Tòa án có thẩm quyền quyết định bằng văn bản theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật.

Thứ sáu, hai chế định này chỉ được quy định tại một vài điều luật. Nếu miễn chấp hành hình phạt được quy định tại các điều luật đã nêu trên thì miễn hình phạt chỉ quy định tại Điều 54 và khoản 3 Điều 314.

Ngoài những điểm giống nhau trên thì hai chế định này vẩn có những điểm khác biệt nhau như sau:

Thứ nhất, miễn hình phạt là Tòa án không quyết định áp dụng hình phạt đối với

32 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam – Quyển 1 (phần chung), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2010, tr.461. 461.

người phạm tội còn miễn chấp hành hình phạt là Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội nhưng trong thời gian chờ chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt họ đủ điều kiện được miễn một phần hoặc toàn bộ hình phạt.

Thứ hai, điều kiện của miễn chấp hành hình phạt được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn miễn hình phạt. Theo điều 54 BLHS 1999 thì “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt, nhưng chua đến miễn trách nhiệm hình sự”

Thứ ba, miễn hình phạt thì đương nhiên được xóa án tích theo khoản 1 điều 64 BLHS năm 1999 còn miễn chấp hành hình phạt phải chịu án tích về tội mà mình đã phạm.

Thứ tư, miễn hình phạt là bao gồm cả miễn hình phạt chính và hình phạt bổ sung còn miễn chấp hành hình phạt chỉ có thể miển hình phạt chính và trong mốt số trường hợp có thể miễn hình phạt bổ sung.

Thứ năm, theo quy định của pháp luật thì bất kể một người phạm tội gì, miễn là đủ điều kiện thì có thể được miễn hình phạt còn đối với miễn chấp hành hình phạt chỉ có thể áp dụng với một số tội phạm nhất định trong một số trường hợp cụ thể.

Thứ sáu, xét về độ nhân đạo thì chế định miễn hình phạt có mức độ khoan hồng cao hơn miễn chấp hành hình phạt bởi đối với tất cả các tội phạm nếu đủ điều kiện thì được miễn hình phạt, hơn nữa còn được đương nhiên xóa án tích.

2.3.3. Miễn chấp hành hình phạt với giảm mức hình phạt đã tuyên

“Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc Toà án quyết định giảm một phần hình phạt đã tuyên trong quá trình chấp hành hình phạt bằng quyết định của Tòa án khi có đủ điều kiện theo quy định của bộ luạt hình sự”.33 Và đương nhiên, đây là một chế định mang tính nhân đạo, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tích cực cải tạo, lập công để được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, hoặc đối với một số trường hợp người bị kết án lâm vào hoàn cảnh đặc biệt như ốm đau, bệnh tật thì nhà nước cho hưởng chính sách khoan hồng. Như vậy, nó cũng có những điểm khác biệt và giống nhau với chế định miễn chấp hành hình phạt.

Giống nhau

Thứ nhất, miễn chấp hành hình phạt và giảm mức hình phạt đã tuyên được áp dụng với người phạm tội đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với tội phạm của mình. Khi họ đủ điều kiện luật định thì họ được miễn.

Thứ hai, để được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt phải tích cực cải tạo, lập công để được miễn giảm chứ không được miễn giảm một cách tùy tiện. Nó phụ thuộc vào ý chí cầu tiến của họ chứ không phải ý chí của cơ quan Nhà nước.

Thứ ba, khi có điều kiện theo quy định của pháp luật thì họ mới có thể được xét miễn giảm, nếu không có đủ căn cú thì họ phải chap hành hình phạt.

Thứ tư, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm chấp hành hình phạt cho người phạm tội. Tức là hai chế định này giống nhau ở chổ chỉ có văn

Một phần của tài liệu Đề tài chế định miễn chấp hành hình phạt trọng luật hình sự việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w